Thứ Bảy, 16 tháng 8, 2014
Nhìn nét chữ, đoán tính người
Vùng chữ
Dựa vào độ cao của nét chữ có thể chia ra thành: rất cao, cao vừa phải, thấp hay là thấp vừa. Tất nhiên, việc chia ra như vậy có vẻ như chỉ đạt được mức độ chính xác tương đối. Chữ viết càng cao thì người viết đó có óc tưởng tượng phong phú và có tâm lý duy tâm. Chữ viết ở độ cao trung bình thì người viết đó là con người sáng suốt, thực tế. Người viết chữ thấp là người quan tâm đến yếu tố vật chất hơn là tinh thần.
Hướng chữ
Những người có chữ viết nghiêng về bên trái là người sống có nội tâm, luôn suy nghĩ. Nghiêng về bên phải là những người thích hướng ngoại, sống sôi nổi, thích làm việc. Người viết chữ đứng là người sáng suốt, cẩn thận, tự chủ.
Cỡ chữ
Người viết chữ lớn là những người có tính thích ngao du. Viết chữ trung bình là người có tính tự chủ tốt, có năng lực học tập, trong công việc thường tập trung cao độ. Người viết chữ nhỏ thường là các nhà khoa học nghiên cứu, người hay suy nghĩ cẩn thận, chín chắn trong công việc.
Hình dáng
Đây là đặc điểm dễ nhận ra của một kiểu chữ, chữ viết có góc cạnh nhọn sắc là người thông minh, biết giữ im lặng. Người viết chữ có vòng cong thì tinh thần nhiệt tình trong công việc, yêu nghệ thuật, âm nhạc, văn hóa. Người viết chữ rộng khoanh tròn thể hiện là người lười biếng, tính vị tha, vui vẻ thân thiện, thích xã giao nhưng luôn nghĩ về gia đình. Những người viết kiểu chữ vòng ngược lại phía trước hay có những móc về bên trái là những người có cá tính mạnh mẽ, kiêu ngạo.
Đường nền
Là đường tạo bởi chân các con chữ với nhau thành một đường kẻ. Đường nền hướng lên cao là người có lạc quan, nhiều hoài bão, nhưng dễ bị kích động, phấn khích. Nếu đường nền đi xuống thì tính tình của người viết khép kín, bi quan. Nếu đường nền đi ngang qua trang giấy là loại người sống có nguyên tắc, kỷ luật và quyết đoán, mạnh mẽ trong cuộc sống riêng tư.
Độ nhấn
Người bỏ nhiều sức lực vào cây bút khi viết nhấn mạnh xuống thì người đó là một kẻ hung hăng, tâm lý không vững vàng. Người viết khi nhấn bút trung bình là người điềm tĩnh biết kiềm chế bản thân và có khiếu hài hước. Người khi viết mà nhẹ nhàng trên trang giấy là người luôn cảnh giác đa cảm. Còn người viết có độ nhấn không đều là người có cá tính không vững vàng thay đổi tùy theo sắc thái tình cảm.
Tốc độ
Người viết nhanh, chữ đơn giản, nhỏ là người thông minh, có tài, tính quyết đoán, tâm lý thoải mái, dễ hòa nhập. Người viết chậm là người cẩn thận sống có nền nếp, tự chủ.
Chữ viết hoa
Chữ viết hoa mà rộng là người viết có tính cách khoa trương. Nếu viết hoa chữ nhỏ là người khiêm tốn. Còn người viết hoa trung bình là người cân bằng trí tuệ và tình cảm. Nếu viết hoa cao mà hẹp là người có tâm lý tốt nhưng khó hòa hợp, dễ thất bại. Người viết hoa to mà vòng cung chỉ ra con người có nhân cách lịch sự hòa nhã.
(Theo Người Lao Động)
Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014
Lý giải việc học sinh viết chữ ngày càng xấu
Lý giải việc học sinh viết chữ ngày càng xấu
GiadinhNet - Sau khi bài văn điểm 4 của một học sinh lớp 8 ở Hà Nội với chữ viết được dân mạng coi là “bá đạo”, gây “bão” đã phần nào cho thấy xu hướng học sinh hiện nay viết chữ ngày càng xấu. Bên cạnh đó, thực trạng này theo các chuyên gia còn có thể là hệ lụy của việc học nhồi nhét, nặng về đọc chép và học sinh không còn “mặn mà” với nét chữ như trước.
Bài văn chữ xấu của học sinh Trường THCS Phùng Xá (Thạch Thất, Hà Nội). Ảnh: TL
Nhìn cứ ngỡ chữ… tượng hình
Ngày 9/1, cộng đồng mạng chia sẻ bài văn chữ xấu của một học sinh được cho thuộc Trường THCS Phùng Xá (Thạch Thất, Hà Nội). Nhiều độc giả đã đưa ra những bình luận về chữ viết của nam sinh này như… mật mã, khiến người đọc cũng chỉ “dịch” được vài từ. Ngay sau đó, Trường THCS Phùng Xá xác nhận bài văn trên của học sinh lớp 8 tên Tuấn, bài viết này do chính Tuấn thực hiện theo đúng kiểu chữ viết của học sinh này trong thời gian gần đây.
Cũng theo lãnh đạo Trường THCS Phùng Xá, kể từ khi học tại trường, Tuấn là học sinh có lực học kém, viết chữ xấu nhưng không “tệ” như bây giờ. Dịp nghỉ hè năm học 2015 - 2016, nhà trường cho Tuấn ở nhà một tuần để luyện chữ. Em có tiến bộ nhưng ngay sau đó chữ viết lại "đổ nghiêng" khi vào năm học mới, trường đã có nhiều lần phối hợp cùng gia đình, song vẫn chưa cải thiện được tình trạng chữ viết của em. Về nguyên nhân, nhà trường cho biết thêm, có thể do Tuấn không muốn đi học nữa nên cố tình viết chữ ngả trái khó đọc như vậy.
Thầy Đỗ Trung Hiếu, giáo viên dạy Văn, người trực tiếp chấm bài văn của học sinh Tuấn cho hay: “Em Tuấn là học sinh do tôi dạy đã gần 2 năm, thời gian gần đây học sinh này chuyển hẳn sang viết chữ nghiêng về bên trái rất khó đọc, bản thân giáo viên chấm bài dù hiểu ý nhưng cũng khó mà luận hết được. Bài kiểm tra này vào đầu năm học vừa qua, em Tuấn viết có ý, triển khai bài viết khá, nhưng chữ xấu nên không thể đọc hết được nên đành cho 4 điểm. Dù một số lần tôi đã nhắc nhở, góp ý tới gia đình, nhưng chữ viết của em vẫn thế”.
Nhận xét về trường hợp học sinh nói trên, TS.Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, học sinh đã học lớp 8, nhà trường cũng nói là em không muốn đi học nên cố tình viết thế… Đây là trường hợp có vấn đề về tâm lý. Theo TS.Nguyễn Tùng Lâm, nhà trường, gia đình không nên vội vã quy kết, thúc ép hay bắt buộc học sinh này phải chăm học, phải viết chữ “tử tế” ngay, mà hãy mời chuyên gia tâm lý tới, tìm hiểu nguyên nhân, nắm bắt tâm lý để tìm cách tháo gỡ, ổn định và giải tỏa tâm lý. Làm sao để học sinh hứng thú học tập trở lại, chứ câu chuyện không còn nằm trong phạm vi chữ viết.
Chữ viết ngày nay không còn quan trọng?
Trên thực tế, không chỉ có học sinh lớp 8 của Trường THCS Phùng Xá nêu trên mới có chữ viết xấu tới mức khó đọc như vậy, hiện nay chữ xấu còn là cơn “đau đầu” của khá nhiều trường học, giáo viên và các bậc phụ huynh. So với trước đây, việc rèn luyện chữ viết cho học sinh bây giờ tuy vẫn được coi trọng nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên kết quả không như mong muốn, hậu quả là chữ viết của học sinh ngày càng xuống cấp. Theo nhận định chung của nhiều cán bộ, giáo viên đều cho rằng chữ viết học sinh ngày càng xấu.
Nhận xét về chữ viết hiện nay của học sinh, bà Đặng Thanh Hà, chủ một cơ sở luyện chữ đẹp ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết: “Ngày càng có nhiều phụ huynh có con học THCS, THPT tìm tới trung tâm để đăng ký luyện viết chữ không phải để viết chữ đẹp mà để chữ viết dễ đọc hơn. Nguyên nhân có nhiều, nhưng cũng phải nói thật đó là sự thiếu quan tâm, rèn luyện của đội ngũ thầy cô giáo. Điều này cũng dễ hiểu, bởi giáo viên hiện nay áp lực công việc, gia đình... Học sinh học nhiều, học thêm nên để kịp bài học đành phải viết nhanh, viết tắt, đặc biệt khá nhiều em còn viết sai chính tả”.
Chỉ ra việc viết chữ, luyện chữ ở các bậc học phổ thông hiện nay đang bị coi nhẹ, TS. Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, không chỉ riêng gì nước ta, nhiều nước trên thế giới cũng có xu hướng không cần viết chữ đẹp. Nhưng xu hướng coi nhẹ viết chữ ở Việt Nam bây giờ là khá phổ biến, do nhận thức của mỗi người cho rằng dùng máy tính nhiều, ít sử dụng chữ viết, đó là câu chuyện mang tính xu thế, nhưng nếu không coi trọng viết chữ đẹp thì cũng phải viết chữ có thể đọc được. Thay đổi chương trình, sách giáo khoa và cách đánh giá cũng là một nguyên nhân khiến học sinh không “mặn mà” với chữ đẹp.
“Trước kia, việc rèn luyện chữ viết được coi là rất quan trọng, “nét chữ - nết người” nên giáo viên cũng khá nghiêm khắc trong các trường hợp chữ viết cẩu thả. Ngày nay, dù học sinh được quan tâm hơn từ nhà trường, nhưng chuyện chữ viết lại không được chú trọng. Giáo viên cũng có cái khó bởi chưa đủ bản lĩnh để nhắc nhở, rèn giũa vì dễ vấp phải sự phản đối từ học sinh, gia đình. Điều tốt nhất trong viết chữ vẫn phụ thuộc nhiều vào ý thức của người học, người có ý thức sẽ tự biết mình chữ xấu để bố trí thời gian rèn luyện, tập viết lại để chữ dễ đọc hơn”, TS Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ thêm.
Theo một số giáo viên, hiện tượng học sinh viết chữ xấu hiện nay trước hết đó là do ý thức rèn luyện chữ viết của các em hầu như không có, nhiều em học sinh và cả các bậc phụ huynh cho rằng, chữ viết ngày nay không còn quan trọng, nhất là phần lớn học sinh theo học khối A, B. Thậm chí, còn có ý kiến cho rằng, thời nay đã có máy tính “viết” thay tay người. Đổi mới thi cử với hầu hết các môn thi là trắc nghiệm, nên học sinh chỉ cần lựa chọn đáp án là hoàn thành mà không cần viết.
Theo các chuyên gia giáo dục, rèn chữ không chỉ là rèn tính kiên trì, cẩn thận mà trên hết còn rèn tính kỷ luật và văn hoá viết ở mỗi em. Hậu quả của việc chữ viết xấu là vô cùng to lớn, mà trước hết là ảnh hưởng đến kết quả thi định kỳ, cuối cấp, thi tốt nghiệp. Đối với giáo viên, chấm bài sẽ là một “cực hình” vì những bài không thể đọc nổi, đành cho điểm kiểu xong trách nhiệm. Đã đến lúc ngành giáo dục phải gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về hiện tượng chữ xấu và viết sai chính tả hiện nay của học sinh.
Quang Anh
Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014
Đề cương tin học trình độ B
Đề cương tin học trình độ B
Đề cương tin học trình độ B
Mô tả tài liệu
DownloadVui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Đến với nội dung "Đề cương tin học trình độ B" để nắm bắt được những nội dung tóm tắt của 8 chương về cơ sở dữ liệu (CSDL),Table - bảng dữ liệu, Query - vấn tin trên CSDL, Form, Report, truyền tham số, Macro. Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)