Đây là Quảng trường Thời đại là một giao lộ chính ở Manhattan

Quảng trường Thời đại (Times Square) là một giao lộ chính ở Manhattan, nối Đại lộ Broadway và Đại lộ Số bảy, kéo dài từ Đường 42 Tây đến Đường 47 Tây, New York.[1] Quảng trường Thời đại gồm những khối nhà nằm giữa Đại lộ Số sáu và Đại lộ Số chín, từ đông sang tây; giữa Đường thứ 39 Tây và Đường thứ 52 Tây, từ nam ra bắc; tạo thành phần phía tây của vùng thương mại Midtown Manhattan.

Du lịch ở Chicago

Chicago nằm ở đông bắc bộ tiểu bang Illinois, trên bờ tây nam của hồ Michigan. Đây là thành phố chính của vùng đô thị Chicago tại Trung Tây Hoa Kỳ và vùng Ngũ Đại Hồ. Chicago nằm trên một đường phân thủy lục địa tại điểm Chuyển tải Chicago, nối lưu vực sông Mississippi và lưu vực Ngũ Đại Hồ. Thành phố nằm bên hồ nước ngọt Michigan rộng lớn, và hai sông là sông Chicago qua trung tâm và sông Calumet chảy qua vùng công nghiệp South Side.[42][43] Lịch sử và kinh tế của Chicago gắn chặt với hồ Michigan. Phần lớn vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy của khu vực trước đây sử dụng sông Chicago, song hiện nay các tàu to chở hàng trên hồ sử dụng cảng Lake Calumet tại South Side. Hồ Michigan giúp điều hòa khí hậu cho Chicago; khiến cho các khu phố ven hồ có chút ấm hơn vào mùa đông và mát hơn vào mùa hạ.

Đây là Trang Web của Chi cục Kiểm Lâm Thanh Hóa

Vui lòng truy cập địa chỉ website "http://klth.org.vn/"

Đây là Cầu Tháp Luân Đôn

Cầu Tháp Luân Đôn (tiếng Anh: Tower Bridge) là một công trình kết hợp cầu treo với cầu nâng (có thể mở ra cho tàu thuyền lớn đi qua) bắc qua sông Thames tại Luân Đôn, thủ đô Vương quốc liên hiệp Anh. Cây cầu được hoàn thành năm 1894, nằm liền với Tháp Luân Đôn, trở thành một biểu tượng nổi tiếng, gắn liền với thành phố Luân Đôn và với nước Anh nói chung. Đây cũng là cây cầu cuối cùng xuôi dòng Thames nằm trong địa phận thành phố. Cầu thường hay bị nhầm lẫn với Cầu Luân Đôn (London Bridge) nằm cách nó không xa.

Đây là trang Web của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa

Vui lòng truy cập địa chỉ sau "http://snnptnt.thanhhoa.gov.vn"

Powered By Blogger

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Hệ số K là gì? Cách xác định giá các loại đất theo hệ số K

Hệ số K là gì? Cách xác định giá các loại đất theo hệ số K

Cập nhật ngày cuối: 
Hệ số K đang là một vấn đề nan giải đối với nhiều người khi họ có nhu cầu mua đất và muốn xác định giá đất. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết được hệ số k là gì? Cách tính giá các loại đất theo hệ số k như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề này.

1. Hệ số K là gì?

Hệ số k là gì? Hệ số K là hệ số điều chỉnh giá đất để xác định giá đất tính thu tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất (trừ trường hợp giao qua đấu giá), công nhận quyền sử dụng đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Hệ số điều chỉnh tiền sử dụng đất này (hệ số K) được xác định bằng tỷ lệ giữa giá đất chuyển nhượng thực tế (mang tính phổ biến) trên thị trường trong điều kiện bình thường tại thời điểm xác định với giá đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định và công bố hàng năm.
 Nan giải hệ số điều chỉnh tiền sử dụng đất (hệ số K)
(tiền sử dụng đất mà người dân đóng cho nhà nước để chuyển đổi sẽ bằng giá đất do UBND cấp tỉnh quy định nhân với hệ số K)
Mục đích của áp dụng hệ số K nhằm giảm bớt sự thay đổi đột biến trong thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất. 
hệ số k là gì
Hệ số này hằng năm sẽ do Sở Tài chính chủ trì xác định theo từng khu vực, tuyến đường, vị trí tương ứng với từng mục đích sử dụng đất phù hợp với thị trường và điều kiện phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương. Sau khi xác định được hệ số, Sở tài chính sẽ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành sau khi xin ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp. 
Trường hợp tại một số vị trí đất thực hiện dự án trong cùng một khu vực, tuyến đường có hệ số sử dụng đất (mật độ xây dựng, chiều cao của công trình) khác với mức bình quân chung của khu vực, tuyến đường thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hệ số điều chỉnh giá đất cao hơn hoặc thấp hơn mức bình quân chung để tính thu tiền sử dụng đất đối với các trường hợp này và quy định cụ thể trong Quyết định ban hành hệ số điều chỉnh giá đất của địa phương.
Khu đô thị Hòa Xuân đang là một trong những dự án bất động sản đất nền HOT nhất Đà Nẵng hiện nay. Hãy xem thông tin mua đất hòa xuân Đà Nẵng, tin tức và bảng giá cập nhật sớm nhất của bất động sản Hòa Xuân. Đừng bỏ lỡ dự án bất động sản HOT nhất Đà Nẵng này nhé.
Trường hợp trong một năm UBND cấp tỉnh chưa thể ban hành Quyết định quy định hệ số K trong năm đó thì có thể áp dụng hệ số K theo quyết định trước đó.
>>> Xem Ngay: Vị trí Đất Nền Hòa Xuân,  bạn sẽ hiểu vì sao Hòa Xuân lại là khu vực đất HOT nhất Đà Nẵng

2. Cách tính hệ số K để xác định giá các loại đất

Theo quy định của Nghị định 44/2014/NĐ-CP và Thông tư 33/2017/TT- BTNMT thì trình tự, nội dung xác định giá đất theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Khảo sát, thu thập thông tin

a) Khảo sát, thu thập thông tin về giá đất của tối thiểu 03 thửa đất đã chuyển nhượng trên thị trường, trúng đấu giá quyền sử dụng đất trong khoảng thời gian không quá 02 năm tính đến thời điểm định giá tại từng vị trí đất (theo bảng giá đất) thuộc khu vực định giá đất.
Trường hợp tại khu vực định giá đất không đủ thông tin về giá đất thì thu thập thông tin tại khu vực lân cận có điều kiện tương tự về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội với khu vực định giá đất.
Trong quá trình khảo sát, thu thập giá đất thị trường, người điều tra thực hiện theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 3 của Thông tư này.
b) Đối với trường hợp thửa đất xác định được các khoản thu nhập, chi phí từ việc sử dụng đất thì thu thập thông tin về thu nhập, chi phí từ việc sử dụng đất của tối thiểu 03 thửa đất để xác định giá đất theo phương pháp thu nhập tại từng vị trí đất (theo bảng giá đất) thuộc khu vực định giá đất.
c) Thu thập thông tin về điều kiện kinh tế – xã hội tại địa phương. 
===> Tại sao không tìm hiểu ngay Bán Đất Euro Village Đà Nẵng – mảnh đất màu mỡ trong giới bất động sản ở Đà Nẵng?

Bước 2: Xác định giá đất phổ biến trên thị trường của từng vị trí đất

a) Thống kê giá đất thị trường theo từng vị trí đất đối với các thông tin đã thu thập được theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này.
hệ số k là gì
b) Việc xác định giá đất phổ biến trên thị trường của từng vị trí đất thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất (sau đây gọi là Nghị định số 44/2014/NĐ-CP). Đối với trường hợp giá đất trên thị trường tập trung vào một khoảng giá thì giá đất phổ biến trên thị trường của từng vị trí đất được xác định bằng cách lấy bình quân số học của các mức giá đất tại vị trí đất đó. 

Bước 3: Xác định hệ số K

Hệ số K được xác định căn cứ vào giá đất phổ biến trên thị trường, điều kiện kinh tế – xã hội cụ thể tại địa phương và giá đất trong bảng giá đất. Đối với trường hợp không đủ thông tin về giá đất thị trường để xác định giá đất phổ biến trên thị trường quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này thì căn cứ vào điều kiện kinh tế – xã hội cụ thể tại địa phương, giá đất cụ thể đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định, giá đất trong bảng giá đất để xây dựng hệ số điều chỉnh giá đất.
hệ số k là gì
Hệ số K quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 18 của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP được xây dựng đối với từng loại đất, vị trí đất theo dự án; đối với trường hợp khu vực có nhiều dự án thu hồi đất tại cùng một thời điểm và có các đặc điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội thì hệ số điều chỉnh giá đất được xây dựng đối với từng loại đất, vị trí đất theo khu vực.
===> Xem thêm: Hướng dẫn cách tính thuế trước bạ nhà đất mới nhất theo quy định hiện hành 2019
Ví dụ cụ thể về cách tính hệ số K: Trong 20 thửa đất cần định giá có 13 thửa có đặc điểm tương tự về mục đích sử dụng đất, vị trí, khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, diện tích, kích thước, hình thể và tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất. Trong trường hợp này cách xác định hệ số K như sau: 
Theo điểm a, Khoản 3 phần Ghi chú thuộc Phần III Thông tư 20/2015/TT-BTNMT ngày 27/4/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Định mức kinh tế – kỹ thuật để lập dự toán ngân sách Nhà nước phục vụ công tác định giá đất quy định:
“3. Trường hợp khu đất cần định giá có diện tích lớn, trong đó có nhiều thửa đất thì việc tính mức thực hiện như sau:
a) Đối với mục 2 và mục 3 của Bảng 14.
– Đối với trường hợp thửa đất có đặc điểm tương tự về mục đích sử dụng đất, vị trí, khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, diện tích, kích thước, hình thể và tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất thì chỉ tính mức đối với 1 thửa đất. Đối với khu đất có 2 thửa đất thì nhân với hệ số K = 1,3; đối với khu đất có trên 2 thửa đất thì được bổ sung hệ số 0,02 cho mỗi 1 thửa đất tăng thêm;
– Đối với trường hợp các thửa đất khác nhau về các đặc điểm nêu trên thì tính mức riêng cho các thửa đất”.
Theo đó, đối với trường hợp trên, khu đất có 20 thửa đất (trong đó có 13 thửa đất có đặc điểm tương tự về mục đích sử dụng đất, vị trí, khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, diện tích, kích thước, hình thể và tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất) thì việc tính mức đối với 13 thửa tương tự nhau bằng cách tính mức với hệ số K bằng 1,3 cộng với (13-2) thửa nhân với 0,02.
Cụ thể tính mức cho 13 thửa với K = 1,3 + (13-2) x 0,02 = 1,52.
Đối với 7 thửa còn lại tính mức riêng cho các thửa.
===> Tham khảo thêm: Mật độ xây dựng là gì? Công thức tính mật độ xây dựng chính xác nhất

Bước 4: Xác định giá đất của thửa đất cần định giá

Giá đất để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được xác định bằng cách lấy giá đất quy định tại bảng giá các loại đất do UBND tỉnh quy định và công bố hàng năm (đã nhân với hệ số điều chỉnh (Đ) nếu là đất ở và đất sản xuất – kinh doanh phi nông nghiệp) nhân (x) với hệ số điều chỉnh giá đất (K) được quy định như trên.
Cụ thể như sau, đối với đất trồng lúa nước, đất trồng cây hàng năm còn lại, đất trồng cây lâu năm, đất nông nghiệp khác, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản thì: Giá đất để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất = Giá đất do UBND tỉnh quy định và công bố hàng năm x hệ số điều chỉnh (K).
Còn đối với đất ở và đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị và tại nông thôn thì: Giá đất để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất = Giá đất do UBND tỉnh quy định và công bố hàng năm x hệ số điều chỉnh các trục đường giao thông (Đ) x Hệ số điều chỉnh (K). 
Hy vọng với bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu được hệ số K là gì. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho bạn.

Quy trình bồi thường/đền bù giải phóng mặt bằng theo luật đất đai năm 2013

Quy trình bồi thường/đền bù giải phóng mặt bằng theo luật đất đai năm 2013

Cập nhật ngày cuối: 
Theo luật đất đai 2013, quy trình đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư có những thay đổi và bổ sung. Bài viết dưới đây, LEGOLAND sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin mới nhất về quy trình này. Nếu bạn đang có đất sắp bị thu hồi thì nên tìm hiểu để biết được nghĩa vụ và quyền lợi của mình theo quy định pháp luật nhé.

Bước 1: Thông báo thu hồi đất

Thu hồi đất là bước đầu tiên trong quy trình đền bù giải phóng mặt bằng. Trước khi có quyết định thu hồi đất, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có thông báo thu hồi đất chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp.
Thông báo sẽ được gửi đến tất cả người dân có đất thu hồi. Phương tiện thông tin bao gồm tất các các thiết bị thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình trong khu vực và niêm yết tại Trụ sở Ủy ban nhân dân xã.
Nội dung thông báo sẽ là kế hoạch thu hồi đất, điều tra khảo sát tình hình, đo đạc và kiểm đếm đất.
quy trình đền bù giải phóng mặt bằng
Sau khi thực hiện đúng thủ tục trên, nếu người dân có đất thu hồi chấp nhận thu hồi đất thì UBND có thẩm quyền có thể ra quyết định thu hồi đất và thực hiện kế hoạch bồi thường trình bồi thường theo quy định giải phóng mặt bằng. Sau đó, hỗ trợ tái định cư cho người dân mà không cần phải chờ đến hết thời hạn ngày thông báo.
===> Tham khảo dự án Đất Nam Hòa Xuân – một dự án có tiềm năng phát triển lớn tại thị trường bất động sản Đà Nẵng cuối giai đoạn 2019

Bước 2: Thu hồi đất

Luật đất đai 2013 quy định UBND cấp tỉnh có thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn, đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Đối với các hộ gia đình, các nhân, cộng đồng dân cư, đất của người Việt đang định cư tại nước ngoài thì UBND cấp huyện sẽ có quyết định thu hồi đất.
Khu đô thị Hòa Xuân đang là một trong những dự án bất động sản đất nền HOT nhất Đà Nẵng hiện nay. Hãy xem thông tin mua đất hòa xuân Đà Nẵng, tin tức và bảng giá cập nhật sớm nhất của bất động sản Hòa Xuân. Đừng bỏ lỡ dự án bất động sản HOT nhất Đà Nẵng này nhé.
quy trình đền bù giải phóng mặt bằng
Trong trường hợp khu đất cần thu hồi có cả tổ chức lẫn hộ gia đình cá nhân thì quyết định thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng sẽ được cấp bởi UBND cấp tỉnh hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện.
===> Giải Đáp: Nếu bạn đang có ý định mua đất, vậy bạn có biết thời gian cấp sổ đỏ là bao lâu theo quy định mới nhất hiện nay?

Bước 3: Kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất 

Trong quy trình đền bù giải phóng mặt bằng, ở bước kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất được thực hiện bởi UBND cấp xã phối hợp với bộ phận thực hiện nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng.
Đồng thời, người sử dụng đất cũng phải có trách nhiệm phối hợp để các cơ quan chức năng hoàn thành công việc hiệu quả và chính xác nhất.
quy trình đền bù giải phóng mặt bằng
Nếu cá nhân, tổ chức có đất thu hồi không hợp tác thực hiện nhiệm vụ kiểm để đất đai, tài sản có trên đất thì bộ phận liên quan cần có nghĩa vụ thuyết phục người dân để thực hiện nhiệm vụ.
Sau 10 ngày vận động thuyết phục sự hợp tác, nếu bên sử dụng đất vẫn không chịu phối hợp thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc và cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 70 của Luật đất đai 2013.
===> Xem Ngay: Để xác định giá đất trong năm 2019, bạn phải sử dụng hệ số K để tránh trường hợp bị cò đất hét giá. Vậy hệ số K là gì?

Bước 4: Lập phương án bồi thường thiệt hại, hỗ trọ tái định cư 

Bước này được thực hiện bởi tổ chức chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, hỗ trợ tái định cư cho dân trong quy định giải phóng mặt bằng theo đúng số liệu đo đạc kiểm kê ở bước 3 trong quy trình bồi thường giải phóng mặt bằng.

Bước 5: Niêm yết công khai phương án lấy ý kiến của dân 

Đây là bước khó khăn nhất trong quy định bồi thường giải phóng mặt bằng. Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện UBND cấp xã, đại diện Ủy ban  MTTQVN cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi.
Thông qua đó, tổng hợp tất cả ý kiến từ người dân để thực hiện đối thoại trực tiếp, thỏa thuận để người dân toàn ý chấp nhận phương án bồi thường, hoàn tất hồ sơ trong quy trình đền bù giải phóng mặt bằng.
===> Xem Ngay: Vì sao lựa chọn Đất Nền Hòa Xuân đang là xu hướng bất động sản “hot” nhất hiện nay tại Đà Nẵng?

Bước 6: Hoàn chỉnh phương án

Các cơ quan chức năng có thẩm quyền hoàn chỉnh hồ sơ bồi thường trong quy trình đền bù giải phóng mặt bằng trên cơ sở các ý kiến đóng góp từ người dân để lên kế hoạch thực hiện phương án.

Bước 7: Phê duyệt phương án chi tiết và tổ chức kiểm tra thực hiện

Theo điều 66 Luật đất đai 2013, quyết định thu hồi đất và phê duyệt phương án bồi thường theo luật giải phóng mặt bằng, tái định cư trong 1 ngày.

Bước 8: Tổ chức chi trả bồi thường

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi đất, các cơ quan chức năng phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bồi thường, hỗ trợ tái định cư có người dân có đất thu hồi.
Lưu ý:Nếu diện tích đất thu hồi đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất thì tiền bồi thường, hỗ trợ đối với phần diện tích đất đang tranh chấp đó được chuyển vào Kho bạc Nhà nước. Sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết xong thì trả cho người có quyền sử dụng đất.

Bước 9: Bàn giao mặt bằng, cưỡng chế thu hồi đất

Các cá nhân, tổ chức có đất thu hồi có trách nhiệm bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư sau khi nhận tiền bồi thường theo đúng thời gian quy định. Nếu người có đất thu hồi không thực hiện nghĩa vụ giao đất thi sẽ bị cưỡng chế theo quy định tại điều 71 Luật đất đai năm 2013 trong quy trình đền bù giải phóng mặt bằng.
Trên đây là những thông tin mới nhất về quy trình đền bù giải phóng mặt bằng. Hi vọng những chia sẻ của chúng tôi có thể giúp bạn có được thông tin hữu ích để thực hiện tốt nghĩa vụ cũng như được hưởng quyền lợi xứng đáng khi giải phóng mặt bằng.

"Thu hồi đất giá rẻ, bán giá đắt: dân không chịu đâu"


"Thu hồi đất giá rẻ, bán giá đắt: dân không chịu đâu"
Tại Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) do Trung ương Hội Nông dân VN tổ chức chiều 12-3, ông Phạm Hữu Văn - Phó trưởng Ban Kinh tế (Trung ương Hội Nông dân Việt Nam) phát biểu, "Thu hồi đất giá rẻ, bán giá đắt: dân không chịu đâu".
Ảnh: Tuổi trẻ online
Nêu thực tiễn chuyện thu hồi đất của người dân phục vụ các dự án được gọi là phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua còn nhiều bất cập, ông Phạm Hữu Văn đồng tình với quan điểm Nhà nước thu hồi đất vào mục đích an ninh, quốc phòng, vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, nhưng không đồng tình với việc tất cả các loại đất đều áp dụng cách thức thu hồi.
“Tôi nghĩ cần nhìn thằng thực tế thu hồi đất vào mục đích công thì thuận lợi, người dân sẵn sàng nhận tiền, nhưng tại sao khi thu hồi đất đất làm các khu đô thị lại khó? Bởi lẽ cũng vì mục đích chung nhưng giá đền bù cho người dân chỉ vài trăm nghìn/m2, nhà đầu tư chỉ đầu tư khoảng 2-3 triệu làm hạ tầng, sau đó bán đất với giá 40-50 triệu/m2. Người dân hiểu ngọn ngành đấy, họ biết cả vì sao bán được 40-50 triệu/m2, lợi nhuận đó đi đâu nên họ bức xúc là ở chỗ đó. Tôi đề nghị cần phải phân rõ làm 2 loại đất. Thứ nhất là thu hồi đất phục vụ cho an ninh, quốc phòng, giao thông, thủy lợi, các công trình công. Còn những công trình vì mục đích phát triển kinh tế có lợi nhuận của chủ đầu tư thì quyền lợi của người sử dụng đất phải đặt lên trên hết. Nếu không, ông chủ đầu tư nào cũng nói tôi phục vụ cho mục đích chung, cho lợi ích quốc gia, chung cư cũng nói là lợi ích quốc gia, nhưng cứ giá của dân thì rẻ, sang tay là giá đắt, người dân không chịu đâu” - ông Văn phân tích.
ng Nguyễn Duy Lượng - Phó chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam - nhấn mạnh: “Thực tế việc khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến đất đai vẫn còn “nóng”, vì vậy việc sửa đổi Luật Đất đai cần nhìn từ thực tiễn khi áp dụng đúng quy định mà người dân còn kiện thì cả chính sách và Luật đều chưa phù hợp với cuộc sống”.
Theo ông Nguyễn Duy Lượng, thực tế Luật Đất đai đang áp dụng có nhiều điểm bất cập, quy định đã rất lạc hậu so với thực tế đang diễn ra. “Bất cập ở chỗ công tác quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều yếu kém.
Bất cập ở chỗ lĩnh vực đất đai đang là mảnh đất màu mỡ cho biểu hiện của tham nhũng. Bất cập ở chỗ đất đai đã và đang tác động đến sự phân hóa giàu, nghèo và gây ra những bất ổn định cho xã hội. Tôi xin nói chỉ có số ít người trở nên giàu có từ đất, nhưng có số đông người dân mất đất, và đã mất đất là cuộc sống trở nên khó khăn hơn”-ông Lượng nhấn mạnh.
Theo ông Lượng, với một chính sách pháp luật về đất đai có nhiều bất cập, công thêm những biểu hiện của nhóm lợi ích giữa doanh nghiệp và chính quyền kết cấu, trực lợi từ đất đai diễn ra ở nhiều nơi với tình chất và quy mô khác nhau khiến cho việc khiếu kiện, khiếu nại về đất đai trở nên phức tạp.
“Nhiều quyết định của chính quyền không hợp lòng dân khiến người dân bất bình, nhiều nơi cán bộ vô cảm làm ngơ trước lợi ích của dân. Rất nhiều vụ việc tố cáo có liên quan đến tiêu cực, tham nhũng và có nguyên nhân do cấp trên nể nang, bao che cho cấp dưới làm sai, dẫn đến khiếu kiện kéo dài. Ngay việc đền bù, bồi thường tái định cư, cũng cho thấy đa phần đơn thư đều xuất phát từ việc người dân không đồng tình với quyết định của chính quyền. Những quyết định đó nếu có đúng quy định mà dân vẫn kiện thì điều đó chứng tỏ lỗi chính sách pháp luật về đất đai không hợp lý nữa rồi. Vì vậy, việc sửa Luật cần hướng tới mục đích đảm bảo được quyền lợi, thể hiện được nguyện vọng của người dân và có sự công bằng trong thực hiện”, ông Lượng nhấn mạnh.
“Trưng dụng, trưng mua… chứ đừng “kỷ luật” người sử dụng đất”
Tại hội nghị, nhiều ý kiến cũng đề nghị không nên sử dụng khái niệm thu hồi đất mà cần phải áp dụng hình thức trưng dụng và trưng mua.
Nguyễn Duy Lượng - phó chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam: “việc sửa đổi Luật Đất đai cần nhìn từ thực tiễn khi áp dụng đúng quy định mà người dân còn kiện thì cả chính sách và Luật đều chưa phù hợp với cuộc...
Ông Phạm Hữu Văn - Phó trưởng Ban Kinh tế (Trung ương Hội Nông dân VN) nói: “dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) hiện vẫn quy định trong một số trường hợp Nhà nước sẽ thu hồi đất, tuy nhiên tôi vẫn giữ quan điểm của mình, đó là không nên dùng khái niệm thu hồi đất đối với người dân.
Việc áp dụng hình thức trưng dụng, trưng mua là hợp lý nhất. Thực tế nếu bằng quyết định hành chính của Nhà nước để thu hồi đất của người dân trong trường hợp người dân đang sử dụng ổn định thì vô tình như áp dụng hình thức “kỷ luật” với người sử dụng đất. Vì vậy cần trưng dụng quyền sử dụng đất của người dân vào các mục đích, công trình an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cồng, còn trưng mua vào mục đích kinh tế, cuối cùng chỉ áp dụng hình thức thu hồi với những chủ sử dụng đất vi phạm”.
Ông Nguyễn Văn Phan (Văn phòng Trung ương Hội Nông dân VN) cũng kiến nghị Luật Đất đai (sửa đổi) cần bỏ chính sách về hạn điền, để tạo điều kiện cho nông dân tích tụ ruộng đất, làm kinh tế quy mô lớn. “Việc thu hồi dân cũng nên tách và có chính sách đặc biệt khi thu hồi đất nông nghiệp của dân. Với nông dân, đất đai là tư liệu sản xuất nên đừng “dễ dãi” trong thu tư liệu sản xuất đó”, ông Phan nhấn mạnh.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Mạnh Hiển - Thứ trưởng Bộ TN-MT thừa nhận vấn đề thu hồi đất, bồi thường, tái định cư là nội dung người dân bức xúc nhất trong thời gian qua. Theo ông, một trong những điểm bất cập rõ nét nhất là cơ chế thu hồi đất của người dân theo dự án.
“Thời gian qua chủ yếu là thu hồi đất theo dự án, điều này phát sinh tiêu cực, gây bức xúc nên Luật sửa đổi lần này điều chỉnh việc thu hồi sẽ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, sau đó lấy đất sạch đấu giá để đưa phần giá trị tăng thêm vào ngân sách”-ông Hiển nói.
Đề cập đến việc áp dụng cơ chế trưng thu, trưng mua quyền sử dụng đất, ông Hiển cho biết ngay trong thảo luận về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 cũng có ý kiến đề nghị nên áp dụng hình thức này.
“Trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) vẫn giữ hình thức thu hồi để lấy ý kiến, nhưng đã phân định rõ những dự án của lĩnh vực an ninh, quốc phòng, vì lợi ích quốc gia, lợi ích kinh tế hoặc những dự án phát triển kinh tế lớn của đất nước thì nhà nước thu hồi, còn những dự án dạng như khách sạn 5 sao thì để chủ đầu tư thực hiện quyền chuyển nhượng với người sử dụng, không thỏa thuận được thì không làm” - ông Hiển nhấn mạnh.
Tương tự, với nhiều băn khoăn về việc thu hồi đất vào mục đích phát triển kinh tế-xã hội, ông Hiển khẳng định việc thu hồi đất ở lĩnh vực này tới đây không thể dễ dàng.
“Trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã đưa vào quy định mới để giám sát quyền lực trong quyết định đối với những dự án phát triển kinh tế - xã hội, đó là tất cả những dự án này đều phải thông qua HĐND cho ý kiến, nếu không có thì cũng không được làm” - ông Hiển nói.
Đề nghị gia hạn thời gian lấy ý kiến người dân
Theo lãnh đạo Bộ TN-MT, việc lấy ý kiến các tổ chức, các tầng lớp nhân dân vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ kéo dài đến hết 31-3, sau đó UBND các tỉnh, thành phố có trách nhiệm báo cáo kết quả đóng góp ý gửi về Bộ TN-MT trước ngày 5-4 để hoàn thiện trình Chính phủ trước ngày 15-4, tuy nhiên tại hội nghị góp ý kiến, ông Nguyễn Văn Phan (Văn phòng Trung ương Hội Nông dân VN) đề nghị cần gia hạn lấy ý kiến người dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Theo ông Phan, việc sửa đổi Luật Đất đai gắn chặt với những quy định trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp về nội dung đất đai, do vậy khi Hiến pháp được thông qua, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) mới cụ thể hóa được những quy định mới từ Hiến pháp về nội dung đất đai. “Khi đó vẫn cần tiếp tục lấy ý kiến nhân dân”-ông Phan kiến nghị.

Theo Báo Tuổi trẻ online
Xuân Long

Khi nào bị cưỡng chế thu hồi đất?

Khi nào bị cưỡng chế thu hồi đất?

Cưỡng chế thu hồi đất là biện pháp cuối cùng mà Nhà nước áp dụng nhằm buộc người dân thực hiện quyết định thu hồi. Vậy, người dân khi nào bị cưỡng chế thu hồi đất và trình tự thủ tục cưỡng chế được quy định thế nào?


Điều kiện cưỡng chế thu hồi đất đai


Theo Khoản 2 Điều 71 Luật Đất đai năm 2013 cưỡng chế thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:
- Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi UBND cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục;
- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;
- Quyết định cưỡng chế  thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành;
- Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành.
Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì UBND cấp xã lập biên bản.
cưỡng chế thu hồi đất

Khi nào bị cưỡng chế thu hồi đất? (Ảnh minh họa)

 

Nguyên tắc cưỡng chế


- Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định.
- Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính.
Theo đó, người bị cưỡng chế có thể dựa vào nguyên tắc trên để bảo vệ quyền và lợi ích của mình nếu người thực hiện cưỡng chế không tuân thủ đúng quy định.


Trình tự, thủ tục cưỡng chế thu hồi đất


Theo khoản 4 Điều 71 Luật Đất đai 2013 (hướng dẫn tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP) cưỡng chế thu hồi đất được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Thành lập Ban thực hiện cưỡng chế
Trước khi tiến hành cưỡng chế, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế gồm:
+ Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp huyện là trưởng ban;
Thành viên gồm:
+ Đại diện các cơ quan tài chính, tài nguyên và môi trường, thanh tra, tư pháp, xây dựng cấp huyện;
+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã;
+ Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng,
+ UBND cấp xã nơi có đất và một số thành viên khác do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định.
Bước 2: Vận động, thuyết phục, đối thoại
- Nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì lập biên bản ghi nhận sự chấp hành. Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản.
Bước 3: Tổ thức thực hiện cưỡng chế
Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì Ban thực hiện cưỡng chế tổ chức thực hiện cưỡng chế;
- Ban thực hiện cưỡng chế có quyền buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế, tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế;
- Nếu không thực hiện thì Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế.
Lưu ý: Người có đất thu hồi, tổ chức, cá nhân có liên quan có quyền khiếu nại về việc thu hồi đất.
Xem thêm:
Khắc Niệm