Quảng trường Thời đại (Times Square) là một giao lộ chính ở Manhattan, nối Đại lộ Broadway và Đại lộ Số bảy, kéo dài từ Đường 42 Tây đến Đường 47 Tây, New York.[1] Quảng trường Thời đại gồm những khối nhà nằm giữa Đại lộ Số sáu và Đại lộ Số chín, từ đông sang tây; giữa Đường thứ 39 Tây và Đường thứ 52 Tây, từ nam ra bắc; tạo thành phần phía tây của vùng thương mại Midtown Manhattan.
Chicago nằm ở đông bắc bộ tiểu bang Illinois, trên bờ tây nam của hồ Michigan. Đây là thành phố chính của vùng đô thị Chicago tại Trung Tây Hoa Kỳ và vùng Ngũ Đại Hồ. Chicago nằm trên một đường phân thủy lục địa tại điểm Chuyển tải Chicago, nối lưu vực sông Mississippi và lưu vực Ngũ Đại Hồ. Thành phố nằm bên hồ nước ngọt Michigan rộng lớn, và hai sông là sông Chicago qua trung tâm và sông Calumet chảy qua vùng công nghiệp South Side.[42][43] Lịch sử và kinh tế của Chicago gắn chặt với hồ Michigan. Phần lớn vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy của khu vực trước đây sử dụng sông Chicago, song hiện nay các tàu to chở hàng trên hồ sử dụng cảng Lake Calumet tại South Side. Hồ Michigan giúp điều hòa khí hậu cho Chicago; khiến cho các khu phố ven hồ có chút ấm hơn vào mùa đông và mát hơn vào mùa hạ.
Cầu Tháp Luân Đôn (tiếng Anh: Tower Bridge) là một công trình kết hợp cầu treo với cầu nâng (có thể mở ra cho tàu thuyền lớn đi qua) bắc qua sông Thames tại Luân Đôn, thủ đô Vương quốc liên hiệp Anh. Cây cầu được hoàn thành năm 1894, nằm liền với Tháp Luân Đôn, trở thành một biểu tượng nổi tiếng, gắn liền với thành phố Luân Đôn và với nước Anh nói chung. Đây cũng là cây cầu cuối cùng xuôi dòng Thames nằm trong địa phận thành phố. Cầu thường hay bị nhầm lẫn với Cầu Luân Đôn (London Bridge) nằm cách nó không xa.
Thả lỏng giúp thông kinh lạc và bệnh tật được tiêu trừ
Thả lỏng giúp thông kinh lạc tiêu trừ bệnh tật
Thiên Kinh biệt sách Linh khu viết: “Con người có 12 kinh mạch; khỏe mạnh bình an hay đau ốm bệnh tật đều bắt nguồn từ đó cả”. Vì vậy, giữ cho kinh lạc được thông suốt là điều kiện cần để cơ thể được khỏe mạnh.
Thực tế đã chứng minh, 12 kinh mạch trong cơ thể con người vừa có tính mẫn cảm cao vừa có trở kháng thấp nên rất dễ dẫn truyền khi gặp kích thích điện. Ngay từ xa xưa, Trung y đã sớm nhận ra hiện tượng này và gọi nó là “đắc khí”. Một khi tác động vào đúng kinh lạc, huyệt vị, dòng điện sinh học lập tức sẽ gây nên cảm giác mỏi, tê, trướng, chạy, v.v…
Trên thực tế, hệ thống kinh lạc lấy 12 kinh mạch làm trung tâm để điều khiển toàn bộ cơ thể. 12 kinh mạch này chia cơ thể thành 12 vùng, mỗi vùng do một kinh mạch phụ trách. Mỗi kinh mạch lại liên kết với một cơ quan nội tạng riêng. Do đó, mọi bộ phận trong cơ thể người đều có mối quan hệ mật thiết với hệ thống kinh lạc.
Sinh lý học bệnh lý kinh lạc cho rằng kinh lạc phản ánh bệnh. Bất kỳ sự bất thường nào của kinh mạch cũng đều được thể hiện ra bên ngoài thông qua những hội chứng tương ứng.
Ngoài ra, kinh lạc còn có chức năng kiểm soát hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể và được dùng để chẩn trị các loại bệnh tật. Trong điều kiện bình thường, mọi chức năng sinh lý của cơ thể người như hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, trao đổi chất, v.v… đều do kinh lạc quản lý. Khi cơ thể bị bệnh, kinh lạc vừa có tác dụng phản ánh bệnh vừa được dùng để chữa trị.
Khí huyết ngưng trệ sẽ gây nên các thực chứng như: đỏ, sưng, nóng, đau (còn những biểu hiện như tê bại cục bộ, da dẻ khô nhăn, suy yếu chức năng… là thuộc về chứng hư). Khi kinh lạc không đủ dương khí sẽ sinh ra chứng sợ lạnh, kỵ rét (dương hư tắc hàn). Còn khi kinh lạc không đủ âm khí mà dương khí quá mạnh sẽ khiến tay chân nóng sốt, tâm trạng bực bội (âm hư nội nhiệt) hoặc sốt toàn thân. Tóm lại, các chứng hư, thực, hàn, nhiệt đều bắt nguồn từ tình trạng mạnh, yếu của khí huyết âm dương trong kinh lạc.
Bên cạnh những thủ pháp điều chỉnh kinh khí, các món ăn, thuốc uống mà chúng ta sử dụng hàng ngày để thông qua khí huyết tác động đến các kinh mạch, phủ tạng tương ứng nhằm điều chỉnh âm dương hư thực trong chúng, từ đó tạo nên hiệu quả trị liệu, thì thả lỏng được xem là phương pháp đơn giản nhất mang lại hiệu quả thông kinh lạc tiêu trừ đi tà khí giúp cơ thể kiện khang.
Phương pháp thả lỏng cơ thể giúp thông kinh lạc
Muốn làm được điều này, ta phải chủ động thả lỏng mọi lúc mọi nơi. Ví dụ, khi đứng hay ngồi quá lâu, ta nên xem bộ vị nào đang chịu lực nhiều hơn để thay đổi tư thế. Dồn trọng lực sang các bộ vị khác, thả lỏng bộ vị đó.
Nói cách khác, trong mọi trường hợp, ta nên chú ý thả lỏng bộ vị đang chịu lực nhiều nhất của cơ thể. Đặc biệt khi nằm ngủ, ta nên xem mình có đang chau mày không, nếu có thì lập tức hãy day huyệt Ấn đường rồi thả lỏng toàn thân.
Cách thả lỏng tốt nhất là tưởng tượng các khớp xương của mình đang rời ra, cơ bắp nhão ra hoặc thực hiện một bài tập nặng cho đến khi xương cốt rã rời thì toàn thân sẽ không còn điểm chịu lực. Sau đó, hít thở thật sâu và nhẹ để kinh khí lan tỏa khắp cơ thể. Làm như vậy, cơ thể bạn sẽ nhẹ nhõm vô cùng vì kinh lạc đã thông suốt.
Liệu pháp thả lỏng tốt hơn cả hẳn là những bài tập nhẹ nhàng khoan thai hay thiền định như Yoga, Thái Cực quyền, Pháp Luân Công… Tại Trung Quốc cũng có những nghiên cứu về phương diện này.
Năm 1998, Ủy ban Thể thao Quốc gia Trung Quốc cùng các nhà nghiên cứu y khoa đã tiến hành 5 đợt điều tra quy mô lớn trên các học viên Pháp Luân Công tại các tỉnh Quảng Đông, địa khu Đại Liên, thành phố Vũ Hán, thành phố Bắc Kinh (2 đợt). Đây là các khu vực là đại biểu cho các khu vực dân cư đông đúc nhất Trung Quốc, với số người tu luyện Pháp Luân Công nhiều nhất.
Cuộc điều tra đã thu về 35.000 phiếu. Kết quả tổng hợp cho thấy những người tập Pháp Luân Công đến từ mọi tầng lớp lớp xã hội, có trình độ giáo dục khác nhau, trong đó giới tính nữ chiếm 72,9%, người ở độ tuổi 50 trở lên chiếm 62,1%, số người có một loại bệnh trở lên trước khi tu luyện chiếm 90%.
Các loại bệnh tật phân bố rất rộng, bao gồm các bệnh về tiêu hóa, xương, bệnh khớp, và bệnh tim là nhiều nhất. Có thể nói đại đa số học viên đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công với hy vọng thông qua luyện công sẽ đạt được mục đích chữa bệnh khỏe người.
Tại tỉnh Quảng Đông, thành phố Bắc Kinh và địa khu Đại Liên, kết quả điều tra đối với 28.571 học viên cho thấy:
23.619 học viên sau khi luyện công đã khỏi bệnh và cơ bản bình phục, chiếm 82,7%;
4.616 học viên sau khi luyện công đạt được chuyển biến tốt, chiếm 16,2%;
336 học viên sau khi luyện công không chuyển biến, chiếm 1,2%.
Nói chung hiệu quả chữa bệnh khỏe người lên tới 98,8%.
Ngoài sự cải biến ngoạn mục về sức khỏe thân thể ghi nhận được, đợt điều tra kể trên cũng phát hiện trạng thái tinh thần và tâm lý của người tập có cải thiện rất lớn.
Báo cáo của tỉnh Quảng Đông và thành phố Bắc Kinh cho thấy có 86,5% học viên cho rằng sau khi tu luyện Pháp Luân Công thì tâm tính cải biến tốt, đạo đức bản thân được nâng cao, tâm tính hoàn toàn đề cao và điều hòa bản thân. Thông qua tu luyện, đa số học viên đã bỏ những thói quen không tốt.
Sự kỳ diệu của Khí công và Thiền định: 3 bác sỹ người Việt ‘hồi sinh từ cõi tử’
Chắc hẳn bạn đã từng nghe thấy đâu đó nói về khả năng phục hồi sức khỏe kỳ diệu nhờ khí công và thiền định, có nhiều người mắc trọng bệnh tưởng phải sớm ra đi nhưng rồi lại bất ngờ tái sinh một cách thần kỳ? Đó chỉ là ngẫu nhiên, là mê tín hay là khoa học? Chuyên mục Sức khỏe của Đại Kỷ Nguyên sẽ giúp bạn giải mã ẩn đố này cùng với những câu chuyện “người thực, việc thực” và các nghiên cứu khoa học mới nhất.
Khi có vấn đề sức khỏe, phản xạ thông thường của người ta là tìm đến bác sỹ, đến bệnh viện thăm khám kiểm tra. Tất cả niềm tin và hy vọng được người bệnh đặt trọn vào trong tay các chuyên gia y tế – bác sỹ, không chút đắn đo mặc cả giá tiền cao thấp. Bởi vì bác sỹ biết cách chữa bệnh, có thuốc, biết cách dùng máy móc, phân tích xét nghiệm chẩn đoán, v.v… Tuy nhiên, cho dù khoa học hiện đại phát triển đến cỡ nào thì vẫn luôn có những bệnh không đặt được tên, tìm không ra cách chữa. Bác sỹ cũng vậy, cũng đều có giới hạn, rất nhiều khi chữa được bệnh cho người còn bệnh của mình thì vẫn treo nguyên đó.
Câu chuyện của 3 vị Bác sỹ dưới đây cho bạn thấy phần nào sự bất lực của y học hiện đại. Đông Tây y không hẳn là giải pháp duy nhất, mà thực tế còn có những phương pháp vi diệu hơn giúp con người vượt qua nỗi tuyệt vọng bệnh – tử.
Chuyên gia tim mạch lên bàn mổ vì tim
Đó là câu chuyện của Tiến sỹ, Bác sỹ Lê Thị Thanh Thái, nguyên Trưởng khoa Tim Mạch của bệnh viện Chợ Rẫy (TP. HCM) – bệnh viện lớn nhất của Việt Nam. BS. Thanh Thái cũng là thành viên sáng lập Hội tim mạch Việt Nam, là thành viên Hiệp hội tim mạch Châu Á Thái Bình Dương.
Trận sốt thấp khớp chí tử năm 10 tuổi đã khiến cho BS. Thanh Thái gặp rắc rối lớn: Biến chứng hở van 2 lá, hẹp van động mạch chủ. Vì vậy cô đã nung nấu chí theo đuổi ngành Y, chuyên sâu vào khoa Tim mạch với mong mỏi sau này có thể chữa được bệnh tim cho mình và cho người. Cô luôn học xuất sắc, đã tham gia chiến trường để cứu các thương binh. Sau đó cô được cử đi học và đào tạo chuyên sâu tại Đức. Gần 50 năm gắn bó với nghề nghiệp, BS. Thanh Thái đã tham gia đào tạo rất nhiều các tiến sỹ, thạc sỹ ngành tim. Cô cũng viết nhiều bài báo khoa học về chuyên môn…
Căn bệnh tim của BS. Thanh Thái vẫn âm thầm đi theo chiều xấu và cô luôn biết điều đó. Cho đến một dịp của năm 2014, khi đã nghỉ hưu, sau 3 hôm dầm mưa đi khám bệnh về, BS. Thanh Thái sốt đùng đùng, phải nhập viện. Đến lúc này, các đồng nghiệp, học trò tại Bệnh viện Chợ Rẫy và gia đình mới ngỡ ngàng khi biết tình trạng bệnh của bà: Suy tim nặng độ 4, hở van 2 lá, hẹp động mạch chủ… Nhiều học trò rơi nước mắt hỏi: “Cô có biết là bệnh cô nặng lắm không?”. TS.BS Lê Thị Thanh Thái chỉ điềm tĩnh trả lời: “Cô biết”.
Nhìn những kết quả xét nghiệm, và những cơn suy tim nặng xuất hiện thường xuyên hơn, TS.BS Lê Thị Thanh Thái biết rằng mình không tránh khỏi ca phẫu thuật tim định mệnh. Lần này, là bệnh nhân trên bàn mổ, bà chỉ còn biết phó mặc cho số phận. BS. Thanh Thái, người dạn dày kinh nghiệm chuyên môn đã quyết định chọn một bệnh viện nước ngoài để mổ tim.
Theo lời cô miêu tả, người ta mổ và đan lát cả lồng ngực của cô với đủ thứ dây nhợ chuyên dụng, làm cô chợt nghĩ tới cây kèn Saxophone của mình định tháo ra để tra dầu mỡ. Nhìn thấy cái khớp này làm chuyển động khớp khác, chằng chịt, lằng nhằng thật rối mắt… Tình trạng bệnh của TS.BS Lê Thị Thanh Thái sau phẫu thuật diễn tiến xấu. Bà sốt liên tục 3 tháng trời do cơ thể phản ứng lại van tim được cấy ghép. Hằng ngày bà phải uống cả vốc thuốc với đủ các loại. Những mối khâu bằng chỉ kim loại cũng gây dị ứng ở lồng ngực khiến vùng ngực bà căng tức, vết sẹo lồi lớn. BS. Thái dường như chờ đợi thời khác cuối cùng, cái chết đang đến rất gần…
May mắn thay, giữa lúc đã buông tay chẳng còn gì để mất, một người bạn thân cũng là bác sỹ khích lệ BS. Thái đã thử tìm hiểu tập luyện khí công. Chẳng mất gì để thử… Và rồi điều kỳ diệu đã xảy ra, căn bệnh tim không cánh mà bay biến nhanh chóng. Cô thậm chí không còn cần phải dùng bất cứ một loại thuốc nào, ngay cả là thuốc chống đông – điều không thể tin với bất cứ ai hiểu về y học hiện đại.
Giờ đây BS Thái đã trở thành một người khác hẳn, tràn trề sức sống… Cô có thể đi lại lên lầu ba, lầu bốn rất dễ dàng, thức khuya dậy sớm, ngồi trên máy bay đi nửa vòng trái đất mà không hề mệt mỏi, đây là điều không tưởng đối với người mắc bệnh tim. Cô hiện vẫn đang tiếp tục công tác tại khoa tim mạch bệnh viện An Sinh (TP.HCM).
Câu chuyện kỳ diệu và cảm động của BS. Thái đã được báo Khoa học & Đời sống đưa tin trong số ra ngày 15/7 năm 2016, tạo cảm hứng cho nhiều người hơn nữa tìm hiểu về khí công và bước vào tập luyện để nâng cao sức khỏe.
Chuyện không thể tin: Một “thần thoại Hy lạp” đã trở về
Mối “duyên” đến với khí công của BS. Nguyễn Công Hoan (BV Hữu Nghị) và người anh em họ – TS. BS. Nguyễn Sỹ Hóa (nguyên Phó giám đốc BV Da Liễu Trung Ương), cũng rất kỳ diệu.
Cả hai đều là bác sỹ được đào tạo rất công phu nhờ những vị thầy nổi danh nhất thời đó, đã hợp tác giao lưu với các chuyên gia y học hàng đầu của trên dưới 20 nước trên thế giới, có kinh nghiệm khám chữa cho hàng nghìn bệnh nhân… Nghề bác sỹ, chứng kiến nhiều cảnh éo le sinh tử… nhưng không ai nghĩ rằng một ngày kia căn bệnh hiểm nghèo lại đến với chính mình, và cơ hội chữa lành gần với số 0.
BS. Nguyễn Công Hoan bị chẩn đoán mắc trọng bệnh vào cuối năm 2016. Kết quả khám tại các bệnh viện trong và ngoài nước là như nhau: Ung thư phổi. Chữa bệnh được cho người thì là bác sỹ, có vấn đề cần đi chữa thì là bệnh nhân. BS. Hoan vốn là vai bác sỹ, giờ đây là bệnh nhân, khăn gói vào BV Hữu Nghị để điều trị ung thư phổi.
“Liệu trình điều trị thật khủng khiếp. Sau 6 lần truyền hoá chất, người tôi giống như mất hồn vậy” – BS Hoan nói. “Mỗi đợt từ 7 đến 10 ngày mà bệnh vẫn rề rề, người rất yếu nhược, cứ đến hẹn lại vào viện như cái vòng luẩn quẩn. Hy vọng lành bệnh ít hơn cả mong manh”.
Khi đang vật vã điều trị ở bệnh viện, BS. Hoan nhận được cuộc gọi từ Quân khu 4 của người cháu là Thiếu tá Quân đội, cũng mắc bệnh thuộc diện “Đông Tây y chữa không khỏi” nhưng nhờ tập luyện khí công mà nay đã 10 phần thuyên giảm 9, có bệnh thì biến mất không dấu vết. Người cháu nói: “Cậu chữa không khỏi được đâu”, và khuyên cậu hãy tập khí công xem.
BS. Hoan tự nhủ: “Quả thật, bệnh ung thư phổi thế này các chuyên gia trên thế giới còn chịu bó tay nữa chứ không chỉ ở Việt Nam. Cái đó mọi người đều biết”.
Vậy là ông bước vào tu luyện khí công. Môn tập nhanh chóng thay đổi ông từ trong ra ngoài, sức khỏe nhanh chóng trở lại, tinh thần thoải mái.
Trước đó ông đã truyền 6 đợt hoá chất, sau mỗi đợt truyền đều kiểm tra lại kỹ lưỡng. Kết quả không những không tiến triển mà các chỉ số còn bất ổn hơn. Từ khi quyết tâm tu luyện khí công, ông đã dừng lại tất cả các điều trị y tế khác. Sau vài tháng BS. Hoan đi kiểm tra lại, chụp cắt lớp CT, làm các xét nghiệm thì thật kinh ngạc: Bệnh tình đã hoàn toàn biến mất.
Sau chuyến đó ông trở về thăm quê. Ai cũng tưởng ông sẽ “tạch” vì bệnh, mà nay da thịt hồng hào đầy đủ cả, hiện diện trước mọi người. Người anh rể cũng là một bác sỹ, vô cùng kinh ngạc, đích thân “khám” người em rồi thốt lên: “Ô, một Thần thoại của Hy Lạp đã về đây, một Thần thoại của Hy Lạp đã về đây…”.
Mặc dù đã làm trong ngành Y nhiều năm, nhưng BS. Hoan chưa chứng kiến sự thần kỳ nào như vậy – đúng là một thần tích trong Y học.
Duyên kép trong nhà, người anh em họ TS. BS. Nguyễn Sỹ Hoá – Nguyên Phó viện trưởng Viện da liễu Quốc gia, Giám đốc khu điều trị Phong, Quỳnh Lập cũng nhờ khí công mà vượt qua được bệnh ung thư gan.
TS. BS. Hóa cũng là một bác sỹ có thâm niên trong ngành, là chuyên gia nhiều kinh nghiệm điều trị các bệnh về da liễu. Rồi đến lúc chính ông cũng mắc trọng bệnh: Viêm gan B, xơ gan có nước. BS. Hóa từng thổ lộ: “Mình là bác sĩ chữa cho bao người mà chết vì ung thư gan thì… “nhục quᔓ.
Giống như người anh của mình lúc đầu, BS. Hóa đã tích cực theo điều trị theo Tây y truyền thống, bỏ rượu, không bia, rồi uống thuốc diệt virus… nhưng khi xét nghiệm thấy bệnh vẫn còn nguyên. Mà uống thuốc diệt virus thì mỗi lọ là bảy đến tám trăm nghìn rất tốn kém. Dù dùng thuốc đắt tiền nhưng bệnh không hề thuyên giảm.
Và cũng may mắn giống như người anh, từ khi tu luyện khí công, thân thể ông đã hoàn toàn thay đổi. Xét nghiệm khám lại cho thấy kết quả âm tính, virus cũng âm tính, gan hoàn toàn bình thường. Giờ đây BS. Hóa lại tiếp tục công việc cứu người, tuổi đã khá cao nhưng đôi tay không hề run khi mổ, vẫn tiếp tục sáng tác thơ ca đề tặng người hữu duyên.
Người thực việc thực không hiếm
Nhiều người tỏ ra nghi ngờ hiệu quả trị bệnh khỏe người của khí công, nhất là những người làm nghiên cứu khoa học, đặc biệt là trong ngành y nhưng câu chuyện của các bác sỹ Thái, bác sỹ Hoan, bác sỹ Hóa… là những bằng chứng sống thiết thực nhất. Đây cũng chỉ là ví dụ trong hàng ngàn, thậm chí nhiều hơn nữa những trường hợp thu được lợi ích sức khỏe to lớn nhờ khí công mà chúng tôi có thể gặp trong quá trình tìm hiểu thông tin cho loạt bài viết này.
Một nghiên cứu công bố năm 2016 trên Tạp chí U bướu Lâm sàng của Hiệp hội U bướu Lâm sàng Mỹ, cho thấy: Bệnh nhân mắc phải các loại ung thư ở giai đoạn cuối đã khỏi hoàn toàn chỉ sau 3,6 tháng tập luyện khí công. Trong số các trường hợp nghiên cứu đề cập đến, có ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư máu, ung thư thực quản, tụy/mật, trực tràng… Trước khi tập luyện khí công, nhiều bệnh nhân đã được điều trị với các phương pháp thông thường như hóa trị, xạ trị… nhưng không thu được kết quả đáng kể, đa phần đã buông tay chờ chết. Tuy nhiên, nhờ tập khí công, thay vì chỉ sống được hơn 5 tháng theo tiên lượng của các bác sỹ, họ đã hoàn toàn khỏe mạnh trở lại và sau 5 năm vẫn sống bình thường.
Mọi người có thể đã nghe nói đến trường hợp của nhà sư Tây Tạng Phakyab Rinpoche. Ông đã tự trị khỏi bệnh hoại tử nhờ thiền định mỗi ngày thay vì phải cưa chân theo tư vấn bác sỹ, điều kỳ diệu mà y học Đông Tây không thể nào làm nổi.
Nhà sư Phật giáo Tây tạng Phakyab Rinpoche di cư sang Mỹ từ năm 2003 khi 37 tuổi. Ông lúc đó bị tiểu đường và bệnh Paget xương. Bệnh tình của ông ngày càng nặng đến nỗi chân phải đã bị hoại tử. Khi nhập viện điều trị, ông được 3 bác sỹ khác nhau tư vấn rằng họ sẽ phải cưa chân của ông để cứu tính mạng.
Rinpoche đã quyết tâm tăng cường thiền định sau khi tham vấn ý kiến của Đạt-Lai-Lạt-ma. Điều duy nhất ông theo đuổi là thiền định. Buổi sáng, ông dậy sớm và thiền. Ban đầu, bệnh trở nặng thêm với màu da chân trở nên xám xịt, chỗ loét lan rộng và sưng phồng rất đau đớn. Ông nhớ lại mùi hoại tử thật kinh khủng, nhưng tự bản thân lại cảm thấy có gì đó tốt hơn hẳn. Rồi dần dần các vết loét tự hàn gắn, mọi thứ tốt đẹp hơn. Không chỉ các vết hoại tử biến mất mà toàn chân của ông trở về ban đầu khi chưa bị bệnh. Sau 10 tháng ông đã đi lại bình thường, không cần nạng. Một năm sau ông có thể thoải mái vận động như chưa từng bị hoại tử.
Các bác sỹ vẫn đang nghiên cứu vì sao Rinpoche có thể tự trị khỏi bệnh nan y chỉ bằng thiền định, hay bệnh tự dưng khỏi, vốn là điều rất hiếm hoi theo quan điểm y học hiện đại. Tuy nhiên đối với những người đã tự thân trải nghiệm với khí công, thiền định thì chỉ cần bạn thay đổi cách tiếp cận vấn đề một chút là mọi chuyện trở nên dễ lý giải hơn nhiều.
Vậy bản chất khí công là gì, chữa lành cho cơ thể như thế nào? Có gì khác biệt giữa khí công, thiền định với thể dục?… Chúng tôi sẽ lần lượt cùng bạn trả lời những câu hỏi này trong bài tiếp theo.
Khả năng chữa lành nhiều loại bệnh của khí công, kể cả các vấn đề nan giải như ung thư, tim mạch, tiểu đường… đã không còn là một điều gì xa lạ nữa. Không tốn chi phí và thuốc men, mọi người có thể chủ động tự học và tự luyện tập theo điều kiện của riêng mình, rồi… khỏi bệnh. Vậy điều bí mật đằng sau đó là gì?
Tất nhiên, trước hết cũng phải nói rằng, cho dù là phương pháp trị bệnh nào, thì mức độ khỏi bệnh đến đâu và nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào việc bạn cố gắng theo sát đến mức độ nào, có theo đúng chỉ dẫn của môn tập hay không. Điều rất quan trọng nữa là bạn lựa chọn môn khí công nào, bởi lẽ mỗi môn một khác, khí công thật có và khí công giả loạn tạo để lừa người cũng có rất nhiều. Khi bạn theo tập một môn khí công chân chính, thì hiệu quả của nó đều đã được người tập minh chứng và khẳng định.
Khởi nguồn lịch sử sâu xa… và thành cao trào vào cuối thế kỷ XX
Khí công gắn liền với văn minh cổ xưa của nhân loại. Nhiều người cho rằng nó có lịch sử hàng nghìn năm, nhưng cũng có nhiều tài liệu cho rằng nó có lịch sử còn xa xưa hơn nữa, thậm chí thuộc về thời văn hóa tiền sử, tức là trước nền văn minh hiện nay của nhân loại.
Khí công có nhiều môn phái khác nhau, chủ yếu chia làm 2 trường phái chính là khí công Phật gia và khí công Đạo gia. Xuất phát điểm của khí công là các phương pháp tu luyện, do đó trước kia chỉ được truyền dạy trong một phạm vi khá hạn hẹp, thậm chí đơn truyền qua các thế hệ. Đến giữa thế kỷ trước các vị khí công sư mới dần dần truyền rộng ra ngoài xã hội, tạo nên cao trào khí công vào những thập niên 70, 80 tại Trung Quốc. Khi đó ở Trung Quốc ai cũng biết về khí công ở các mức độ khác nhau và hầu như gia đình nào cũng có người tập.
Một hiện tượng xảy ra vào đầu những năm 90 làm thay đổi cục diện tình thế khí công tại Trung Quốc thời bấy giờ, đó chính là sự truyền dạy của môn Pháp Luân Công thuộc trường phái Phật gia. Mặc dù chỉ theo phương thức người truyền người, nhưng sự thành công của Pháp Luân Công đã tạo nên những tiếng vang rất lớn. Theo thống kê của Bộ Công an Trung Quốc, vào năm 1998 đã có khoảng 100 triệu người theo tập.
Có một vài nguyên nhân khiến môn khí công này nở rộ như hoa:
Người học có thể học miễn phí.
Ai cũng có thể tự học (do phương pháp rất đơn giản, không cần vị thầy trực tiếp cầm tay hướng dẫn). Người học có thể tự sắp xếp thời gian để tập theo khả năng của mình và có thể dừng nếu quá bận hoặc thấy không phù hợp.
Và đặc biệt là hiệu quả cực kỳ cao trong việc chữa bệnh khỏe người. Các cuộc điều tra đã cho thấy trên 98% số người tập cho biết bệnh tật của họ đã được giải quyết nhờ luyện tập Pháp Luân Công.
Trước đây việc khí công chữa bệnh khỏe người đã được ghi nhận, tuy nhiên chỉ đến khi xuất hiện Pháp Luân Công thì người ta mới thực sự kinh ngạc trước hiệu quả của nó. Cũng vì vậy mà thời bấy giờ tại Trung Quốc, hầu hết các báo cáo nghiên cứu trên quy mô lớn về hiệu quả trị bệnh của khí công đều tập trung vào các học viên Pháp Luân Công. Số liệu về các môn phái khác chỉ rải rác hoặc không đáng kể.
Hiệu quả chữa bệnh khỏe người của Pháp Luân Công: trên 98%
Năm 1998, Ủy ban Thể thao Quốc gia Trung Quốc cùng các nhà nghiên cứu y khoa đã tiến hành 5 đợt điều tra quy mô lớn trên các học viên Pháp Luân Công tại các tỉnh Quảng Đông, địa khu Đại Liên, thành phố Vũ Hán, thành phố Bắc Kinh (2 đợt). Đây là các khu vực là đại biểu cho các khu vực dân cư đông đúc nhất Trung Quốc, với số người tu luyện Pháp Luân Công nhiều nhất.
Cuộc điều tra đã thu về 35.000 phiếu. Kết quả tổng hợp cho thấy những người tập Pháp Luân Công đến từ mọi tầng lớp lớp xã hội, có trình độ giáo dục khác nhau, trong đó giới tính nữ chiếm 72,9%, người ở độ tuổi 50 trở lên chiếm 62,1%, số người có một loại bệnh trở lên trước khi tu luyện chiếm 90%. Các loại bệnh tật phân bố rất rộng, bao gồm các bệnh về tiêu hóa, xương, bệnh khớp, và bệnh tim là nhiều nhất. Có thể nói đại đa số học viên đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công với hy vọng thông qua luyện công sẽ đạt được mục đích chữa bệnh khỏe người.
Tại tỉnh Quảng Đông, thành phố Bắc Kinh và địa khu Đại Liên, kết quả điều tra đối với 28.571 học viên cho thấy:
23.619 học viên sau khi luyện công đã khỏi bệnh và cơ bản bình phục, chiếm 82,7%;
4.616 học viên sau khi luyện công đạt được chuyển biến tốt, chiếm 16,2%;
336 học viên sau khi luyện công không chuyển biến, chiếm 1,2%.
Nói chung hiệu quả chữa bệnh khỏe người lên tới 98,8%.
Ngoài sự cải biến ngoạn mục về sức khỏe thân thể ghi nhận được, đợt điều tra kể trên cũng phát hiện trạng thái tinh thần và tâm lý của người tập có cải thiện rất lớn.
Báo cáo của tỉnh Quảng Đông và thành phố Bắc Kinh cho thấy có 86,5% học viên cho rằng sau khi tu luyện Pháp Luân Công thì tâm tính cải biến tốt, đạo đức bản thân được nâng cao, tâm tính hoàn toàn đề cao và điều hòa bản thân. Thông qua tu luyện, đa số học viên đã bỏ những thói quen không tốt.
Báo cáo của Vũ Hán chứng tỏ 99,5% học viên bỏ được thuốc lá, uống rượu và đánh bạc. Xét riêng về góc độ này đây là kết quả khó có thể tưởng tượng được đối với y học hiện đại, bởi vì những vấn đề này đã được y học đánh giá là ‘trên cơ bản là không có biện pháp hiệu quả’.
Điều tra cũng phát hiện bình quân mỗi người học viên Pháp Luân Công mỗi năm tiết kiệm tiền thuốc men là trên 2.600 nhân dân tệ thời bấy giờ.
Điều tra hiệu quả chữa bệnh khỏe người của Pháp Luân Công ở Bắc Mỹ năm 1999
Vào năm 1999, khởi phát từ điều tra sức khỏe của học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, một số nhân viên y tế tại Bắc Mỹ cũng đã làm điều tra về sức khỏe người tu luyện Pháp Luân Công. Các nhà nghiên cứu đã gửi thư điện tử tới các học viên Pháp Luân Công tại Mỹ và Canada, và đã thu hồi được 235 phiếu trả lời, trong đó 202 phiếu đến từ nước Mỹ, 32 phiếu đến từ Canada, và 1 phiếu là từ nước khác.
Phân tích số liệu cho thấy, các học viên tại Bắc Mỹ trẻ hơn so với nghiên cứu ở trên, với độ tuổi trung bình là 38,9 tuổi; có 97% số người là gốc châu Á, 3% là người da trắng; phân bố giới tính gần nhau, 58,3% là nữ, 41,7% là nam. Trên 80% học viên có bằng đại học chính quy, gần nửa học viên có bằng Thạc sỹ và học vị Tiến sĩ.
Kết quả thống kê hoàn toàn phù hợp với kết quả điều tra báo cáo sức khỏe của học viên Pháp Luân Công tại Bắc Kinh năm 1998. Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, rất nhiều bệnh nghiêm trọng như bệnh ung thư và bệnh tim mạch, thậm chí có thể được chữa khỏi hoặc tình trạng bệnh được cải thiện rất lớn. Một số bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường, bệnh viêm gan và bệnh phản ứng dị ứng cũng có thể được chữa khỏi hoặc cải thiện. Đối với những trường hợp có tình trạng và triệu chứng đau không được chẩn đoán, cuộc điều tra cũng tiến hành khảo sát và cho thấy những triệu chứng này đều đạt được cải thiện rõ ràng.
Vì sao tập khí công lại có thể khỏi bệnh?
Ngày nay, do sự ảnh hưởng của khoa học kỹ thuật và sự phát triển của y học hiện đại, nên việc ai đó có bệnh thì đến bệnh viện để chữa đã là chuyện hiển nhiên. Tây y chữa không khỏi thì tìm đến Đông y. Nếu cả Đông y (kết hợp với Tây y) vẫn không khỏi (hoặc không đủ tiền chi trả), lúc đó người ta mới tìm thử các phương pháp khác, trong đó có khí công. Mặc dù nhiều nghiên cứu xác nhận hiệu quả chữa bệnh của khí công, tuy nhiên nhiều bác sĩ Tây y vẫn nghi ngờ điều này, thậm chí cũng bác bỏ luôn cả những tinh hoa của Đông y từ hàng ngàn năm trước.
Cũng giống như Đông y, lý luận về cơ thể người trong khí công gắn liền với học thuyết Âm – Dương và ngũ hành của Đạo gia, coi thân thể người là một hệ thống được nuôi dưỡng bằng một loại năng lượng còn gọi là khí thông qua các kênh năng lượng gọi là kinh lạc. Khí chạy trong các kênh phải đạt được cân bằng âm dương, đầy đủ, dịch chuyển tự do nhưng đúng hướng.
Nếu như sự cân bằng âm dương bị phá vỡ, điều này có thể dẫn đến sự rối loạn nghiêm trọng của luồng năng lượng trong hệ thống kinh mạch. Nó có thể gây ra sự thịnh hay suy của khí trong một số bộ phận nhất định hoặc cả hệ thống cơ thể. Sự thịnh hay suy của khí có thể dẫn đến bệnh tật bởi vì cơ thể sẽ ở trong trạng thái mất cân bằng. Có những sự mất cân bằng mãn tính có thể gây ra hậu quả không lớn nhưng ảnh hưởng lâu dài. Sự mất cân bằng cấp tính được thể hiện dưới dạng các bệnh như sốt hay nhiễm trùng. Nhiều dạng mất cân bằng phức tạp khác cũng có thể xuất hiện.
Do vậy, mục đích của các phương pháp trị liệu, dù cho đó là kim châm, thủ châm, cứu (dùng ngải nhung để làm nóng huyệt), mát xa, điều trị bằng thảo dược, ăn kiêng, hoặc tập khí công – đều là đánh thông các dòng khí để hồi phục lại sự điều hòa và cân bằng trong cơ thể. Điều này cũng bao gồm việc thiết lập lại sự cân bằng giữa âm và dương và ngũ hành cho cơ thể. Khi các kinh mạch được khai thông và điều hòa thì người ta sẽ hết bệnh.
Thân thể người luyện công và người bình thường có gì khác biệt?
Các nhà khoa học phương Tây vẫn đang tìm cách tiếp cận những điều “huyền bí phương Đông” qua các nghiên cứu của mình. Người ta đã kiểm chứng được rằng thân thể các khí công sư có thể phát ra năng lượng cao tần như sóng hạ âm, siêu âm, điện từ, tia phóng xạ gamma, nguyên tử, neutron…, chỉ cần có thiết bị là có thể đo được.
Năm 2004, nhà khoa học thần kinh, Giáo sư Richard Davidson đã nghiên cứu về năng lượng phát ra bởi những nhà sư Tây Tạng trong trạng thái thiền định. Mỗi nhà sư đều đã có quá trình tập thiền từ 15 đến 40 năm. Ông đo lường sóng gamma phát ra từ bộ não của họ với điện não đồ và phương pháp quét não.
GS Davidson phát hiện thấy một số nhà sư có hoạt động sóng gamma mạnh mẽ hơn và có cường độ cao hơn bất kỳ trường hợp nào được ghi nhận trong lịch sử. Chuyển động của các sóng cũng có trật tự hơn rất nhiều so với các tình nguyện viên thí nghiệm vốn chưa có kinh nghiệm tập thiền.
Ai cũng biết tia phóng xạ gamma có thể được dùng trong xạ trị cho các bệnh nhân ung thư, nó có thể hủy diệt tế bào, cả tốt xấu lẫn. Ấy vậy mà các khí công sư phát ra được tia gamma cũng như nhiều loại năng lượng cao tần khác, chúng không những không gây ra các vấn đề sức khỏe cho họ theo cách hiểu từ góc độ vật lý thông thường, mà họ còn có được sức khỏe hơn người.
Như vậy, rõ ràng việc luyện tập khí công có thể làm sản sinh ra các loại vật chất cao năng lượng, giúp cơ thể điều chỉnh lại các trạng thái không đúng đắn của cơ thể, chống lại quá trình lão hóa tự nhiên.
Giữa các môn khí công có gì khác nhau?
Có nhiều môn phái khác nhau, nhưng mỗi một môn khí công chân chính đều có hệ thống lý luận và các bộ động tác riêng của họ. Có môn giảng ý niệm, dẫn khí, thu khí, thậm chí có môn yêu cầu phương hướng và thời điểm luyện công nhất định, ăn chay…
Nếu điểm lại các môn khí công thường gặp, thì dường như chỉ có Pháp Luân Công là có bộ động tác đơn giản hơn cả khiến người học không dễ mà tập sai được. Người học hoàn toàn không cần có bất kỳ ràng buộc gì, không cần chú trọng đến việc dẫn khí hay thời điểm và phương hướng khi luyện công, có thể chủ động điều chỉnh thời lượng luyện công theo lịch biểu làm việc của mình. Các môn khí công khác thường bắt đầu bằng thông một vài mạch trong cơ thể, nhưng người tập Pháp Luân Công sẽ trăm mạch đồng thời được đả khai, do đó cơ thể cải biến cực nhanh, người nhạy cảm có thể cảm nhận sự thay đổi ngay từ lần tập đầu tiên.
Nguyên lý chỉ đạo tu luyện của Pháp Luân Công cũng ngắn gọn, vì vậy ai cũng đều có thể dễ dàng theo học. Điểm khác biệt lớn nhất của môn tập này là, trong khi các môn khác chú trọng về tập luyện động tác, thì Pháp Luân Công lại nhấn mạnh về tâm tính, để đạt được nội tâm an hòa. Các học viên được yêu cầu lấy nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn là chỉ đạo cho mọi hành vi của mình, tất cả đều phải hướng Thiện, bắt đầu từ làm một người tốt và càng ngày càng tốt hơn.
Sự cải biến sức khỏe và sự cải biến tâm tính chiểu theo tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn là tỷ lệ thuận cùng nhau. Điều này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc dưỡng sinh truyền thống: cảm xúc thái quá, cho dù là tích cực hay tiêu cực, sẽ là nguyên nhân gây ra những rối loạn trong cách thức mà khí đi trong cơ thể, làm cơ thể không thoải mái hoặc bệnh. Trong y học truyền thống, các vị danh y như Hoa Đà, Lý Thời Trân, Biển Thước,… cũng đều khuyến cáo: dưỡng sinh không bằng dưỡng tính, lấy tâm làm chủ đạo.
Sự khác biệt trong lý luận khiến y học hiện đại không nhận thức được đầy đủ về khí công, nhưng những điều kỳ diệu mà khí công mang lại, ít nhất là từ phương diện chữa bệnh khỏe người là hiển nhiên. Trong hoàn cảnh khoa học hiện đại vẫn còn bất lực trước nhiều vấn đề sức khỏe tâm và thân của nhân loại, thì điều này rất có ý nghĩa. Có lẽ đó cũng là lý do khiến khí công ngày càng trở nên phổ biến rộng rãi ở cả xã hội phương Đông lẫn phương Tây.
Những trường hợp Tây y và Đông y chữa không khỏi nhưng lại tìm được lối thoát với khí công không phải là hiếm. Tuy nhiên, cho dù hiệu quả kỳ diệu thế nào đi nữa thì cuối cùng chỉ đến khi bạn tự mình kinh qua trải nghiệm mới có thể cảm nhận được. Một khi chính mình đã trải qua cơn đau mới thực sự thấu cảm giác đau là như thế nào, và như vậy khi hết đau mới cảm nhận được sự nhẹ nhàng của cơ thể ra sao.
Có nhiều người thường hay than thở rằng: “Người khác xem thường tôi, vậy tôi phải làm sao?”. Có lẽ, sau khi đọc xong 3 câu chuyện dưới đây, bạn sẽ có câu trả lời cho riêng mình.
1. Phú ông và người nghèo
Có một câu chuyện ngụ ngôn, kể rằng: Có vị phú ông gặp một người nghèo, bèn nói với anh ta: “Ta đây giàu có như vậy, sao anh không tôn trọng ta?”.
Người nghèo trả lời: “Ông giàu có thì có liên quan gì đến tôi? Tại sao tôi phải tôn trọng ông?”.
Phú ông nói: “Ta chia một nửa tài sản của mình cho anh, anh sẽ tôn trọng ta chứ?”.
Người nghèo trả lời: “Ông chia một nửa tài sản cho tôi, vậy thì tôi và ông sẽ như nhau, tại sao tôi phải tôn trọng ông?”.
Phú ông lại nói: “Vậy nếu ta đem toàn bộ tài sản cho anh thì sao?”.
Người nghèo nói: “Vậy thì tôi lại càng không tôn trọng ông, vì lúc này tôi giàu có rồi, còn ông chỉ là kẻ nghèo đói”.
Tuy đây chỉ là một câu truyện cười, nhưng lại nói cho chúng ta biết rõ một đạo lý: Nếu bạn muốn có được sự tôn trọng của người khác, thì cần phải có những thứ khiến người ta phải tín phục. Đó chính là phẩm đức, tình cảm, ý chí, những kỹ năng và năng lực có được qua sự rèn giũa hàng ngày.
2. Hàn Tín và câu nói của bà lão giặt vải
Hàn Tín, Đại danh tướng của nhà Hán trước khi thành danh, từng lang thang ở đầu đường xó chợ, cũng từng muốn tìm đến cái chết để kết thúc cuộc đời nhàm chán vô vị của mình. Một bà lão giặt vải ở bờ sông vì thương xót ông, nên mỗi ngày đều để dư ra một bát cơm mang đến cho Hàn Tín ăn, cứ liên tục như vậy mấy chục ngày liền.
Hàn Tín ăn no xong, dõng dạc hùng hồn trở lại, nói với bà lão rằng, sau này nhất định sẽ báo đáp ân đức của bà. Bà lão vừa nghe xong, đột nhiên giận dữ nói: “Ta vì thương hại mới mang cơm cho ngươi ăn, đàn ông không tự nuôi nổi mình, mà lại nói đến báo đáp người khác ư!”. Những lời này đại ý là, nam tử hán đến tự lập còn không thể, mà lại còn vọng tưởng đến báo đáp người khác, đúng là quá nực cười!
Lời nói này của bà lão, có thể nói là rất cứng rắn tuyệt tình! Một bà lão nghèo khổ ốm yếu, lại có thể nói ra những lời giáo huấn như vậy, đối với một nam tử hán như Hàn Tín, quả thực là nhục nhã vô cùng. Tuy nhiên, cũng nhờ cây gậy cảnh tỉnh này, đã lôi Hàn Tín ra khỏi sự hoang mang tuyệt vọng, khiến ông bắt đầu có ý nguyện mãnh mẽ, muốn thay đổi cuộc đời.
Nhà tư tưởng Lữ Khôn thời nhà Minh từng nói:
“Nghèo không có gì phải hổ thẹn, điều đáng hổ thẹn là nghèo mà vô chí”.
Nếu là một người thiếu ý chí, thì chỉ là khoe khoang khoác lác, không có thực lực thật sự, đến mình cũng không tự lo nổi, sao có thể nói đến chuyện có thể làm gì cho người khác.
Hàn Tín là nhờ thái độ của bà lão, mới vực dậy được tinh thần, nỗ lực phấn đấu, gian nan khổ luyện, kết quả đã trở thành Đại tướng quân nhà Hán với công danh hiển hách, và cuối cùng đã báo đáp được ân đức của bà lão.
Có thể thấy rằng ông thật may mắn, nếu bà lão chỉ ôn nhu hiền thục, nói với Hàn Tín những câu thật nhẹ nhàng như “Ngươi cần phải làm việc”,“Ngươi cần phải cố gắng”… thì chưa chắc Hàn Tín có thể tìm được mục tiêu của cuộc đời và bắt tay vào thực hiện nó nhanh đến vậy?
Bị người khác châm biếm là chuyện vô cùng mất mặt, nhưng không thể nào né tránh. Vì vậy cách tốt nhất chính là tiêu hóa nó một cách hiệu quả, biến nó trở thành một nguồn kích thích giúp bạn khai phá cục diện, xoay chuyển tình thế để bắt đầu cuộc hành trình mới.
3. Cách đối đáp của Tô Đông Pha khi được mời trà
Tô Thức, hiệu Đông Pha cư sĩ nên còn gọi là Tô Đông Pha, là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng thời Bắc Tống. Ngày thường ông thích cải trang dạo chơi khắp danh sơn cổ tháp, lui tới đàm đạo cùng các vị tăng nhân.
Năm Hi Ninh thứ 4 (1071), Tô Thức giữ chức Hàng Châu thông phán, làm quan ở đây 3 năm. Một ngày nọ, ông đến một ngôi chùa ở Hàng Châu du ngoạn, đến lúc vừa mệt lại vừa khát, bèn đi vào trong chùa nghỉ tạm.
Phương trượng trong chùa thấy ông ăn vận quần áo giản dị bình thường, liền nghĩ đây chỉ là khách hành hương tầm thường nên tỏ ý xem thường không coi trọng. Vị phương trượng chỉ thản nhiên nói: “Ngồi”. Lại xoay người nói với tiểu hòa thượng: “Trà”. Tiểu hòa thượng vì thế bưng lên một chén trà cũ đã nguội.
Sau khi hàn huyên vài câu chuyện, phương trượng cảm giác vị khách này ăn nói lưu loát, quả là không tầm thường, hơn nữa phong thái phi phàm, liền mời khách vào trong phòng đàm đạo. Sau khi vào phòng, phương trượng khách khí nói: “Mời ngồi!”. Lại bảo tiểu hòa thượng: “Kính trà!”.
Sau một hồi trò chuyện, phương trượng biết được vị khách này chính là đại thi nhân tiếng tăm lừng lẫy Tô Đông Pha, vội vàng thở dài cung kính dẫn ông vào phòng khách, không ngớt lời nói: “Kính mời ngồi!”. Rồi lại gọi tiểu hòa thượng: “Kính trà thơm!”.
Lại nói chuyện một hồi, Tô Đông Pha bèn cáo từ. Phương trượng nhanh nhảu nói: “Tô học sĩ hạ cố đến chơi, mời ngài đề lên mấy chữ làm lưu niệm”. Tô Đông Pha suy nghĩ một chút, mỉm cười múa bút, viết lên một câu đối.
Vị phương trượng lúc đó mới thấy xấu hổ đỏ bừng mặt, không nói được lời nào.
Người thông minh đều biết rằng, chứng minh giá trị của một người, tuyệt đối không nằm ở lời nói của vài người khác. Tô Thức có sự trải nghiệm và tu dưỡng, khi ông bị người khác khinh thường, không vì thế mà nổi trận lôi đình, bộc phát cơn tức, ngược lại còn rất điềm tĩnh tự nhiên đối đãi, không quan tâm đến thái độ của người khác.
Còn vị phương trượng, mặc dù làm một người tu luyện nhưng chưa tu bỏ được cái tâm phân biệt sang hèn, cuối cùng đã lĩnh ngộ được tài hoa của Tô Thức, từ đó mà cảm thấy xẩu hổ.
Trong cuộc sống, có lẽ chúng ta cũng sẽ gặp không ít những tình huống tương tự như Tô Thức ở trên. Liệu khi đó bạn có giữ được phong thái điềm tĩnh như vậy?
***
Nhiều khi, không phải người khác coi thường bạn, gây khó dễ cho bạn, mà là do bạn đã không làm tốt, khiến người ta không hài lòng. Vậy nên, thái độ của người khác chính là tấm gương phản chiếu chính bản thân bạn.
Bởi vậy, chỉ có cố gắng nâng cao hình tượng và giá trị của bản thân mình, thì mới dần dần khiến người khác tôn trọng. Tuy nhiên, hình tượng và giá trị ấy phải thông qua tu dưỡng mà thành. Khi đó bạn mới thực sự có được phong thái điềm tĩnh thanh cao như Tô Thức trong câu chuyện ở trên vậy!
Ngoài ra, có một điều kiện cần không thể thiếu, đó chính là sự tự tin. Nhà văn Turgenev của nước Nga từng nói: “Tin tưởng bản thân bạn trước, sau đó người khác mới tin tưởng bạn”
Bởi nếu như ngay đến chính bạn cũng coi thường bản thân mình, vậy bạn làm sao có được sự tôn trọng của người khác đây?
Nếu bản thân bạn là một viên kim cương, không may bị đánh rơi trên một bãi biển, và bị người khác không chút đoái hoài, chỉ xem là hạt cát vô giá trị. Vậy thì, chỉ cần bạn không nản lòng, mà kiên nhẫn chờ đợi từng đợt thủy triều lên xuống, cuối cùng ánh sáng của bạn chắc chắn sẽ thu hút mọi ánh nhìn.
Vì vậy, nếu như bạn thực sự là kim cương, trong khi bị vùi lấp, xin đừng than thở hay oán trách, hãy kiên trì giữ lấy ước mơ lấp lánh, tin chắc rằng có một ngày nhất định bạn sẽ thành công!