Đây là Quảng trường Thời đại là một giao lộ chính ở Manhattan

Quảng trường Thời đại (Times Square) là một giao lộ chính ở Manhattan, nối Đại lộ Broadway và Đại lộ Số bảy, kéo dài từ Đường 42 Tây đến Đường 47 Tây, New York.[1] Quảng trường Thời đại gồm những khối nhà nằm giữa Đại lộ Số sáu và Đại lộ Số chín, từ đông sang tây; giữa Đường thứ 39 Tây và Đường thứ 52 Tây, từ nam ra bắc; tạo thành phần phía tây của vùng thương mại Midtown Manhattan.

Du lịch ở Chicago

Chicago nằm ở đông bắc bộ tiểu bang Illinois, trên bờ tây nam của hồ Michigan. Đây là thành phố chính của vùng đô thị Chicago tại Trung Tây Hoa Kỳ và vùng Ngũ Đại Hồ. Chicago nằm trên một đường phân thủy lục địa tại điểm Chuyển tải Chicago, nối lưu vực sông Mississippi và lưu vực Ngũ Đại Hồ. Thành phố nằm bên hồ nước ngọt Michigan rộng lớn, và hai sông là sông Chicago qua trung tâm và sông Calumet chảy qua vùng công nghiệp South Side.[42][43] Lịch sử và kinh tế của Chicago gắn chặt với hồ Michigan. Phần lớn vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy của khu vực trước đây sử dụng sông Chicago, song hiện nay các tàu to chở hàng trên hồ sử dụng cảng Lake Calumet tại South Side. Hồ Michigan giúp điều hòa khí hậu cho Chicago; khiến cho các khu phố ven hồ có chút ấm hơn vào mùa đông và mát hơn vào mùa hạ.

Đây là Trang Web của Chi cục Kiểm Lâm Thanh Hóa

Vui lòng truy cập địa chỉ website "http://klth.org.vn/"

Đây là Cầu Tháp Luân Đôn

Cầu Tháp Luân Đôn (tiếng Anh: Tower Bridge) là một công trình kết hợp cầu treo với cầu nâng (có thể mở ra cho tàu thuyền lớn đi qua) bắc qua sông Thames tại Luân Đôn, thủ đô Vương quốc liên hiệp Anh. Cây cầu được hoàn thành năm 1894, nằm liền với Tháp Luân Đôn, trở thành một biểu tượng nổi tiếng, gắn liền với thành phố Luân Đôn và với nước Anh nói chung. Đây cũng là cây cầu cuối cùng xuôi dòng Thames nằm trong địa phận thành phố. Cầu thường hay bị nhầm lẫn với Cầu Luân Đôn (London Bridge) nằm cách nó không xa.

Đây là trang Web của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa

Vui lòng truy cập địa chỉ sau "http://snnptnt.thanhhoa.gov.vn"

Powered By Blogger

Thứ Hai, 16 tháng 8, 2021

BỆNH TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?

BỆNH TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?

Là một trong những rối loạn về phát triển thần kinh thường gặp nhất ở trẻ em, rối loạn tăng động giảm chú ý khiến trẻ khó duy trì sự tập trung hoặc kiểm soát các hành vi tăng động. Việc chữa bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ nếu không kịp thời sẽ ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, kết quả học tập, các mối quan hệ của trẻ… 


Bệnh tăng động giảm chú ý có chữa được không? 

Mặc dù tăng động giảm chú ý là bệnh không thể điều trị dứt điểm, những triệu chứng của tăng động giảm chú ý có thể được quản lý, kiểm soát tốt nhờ vào các biện pháp hỗ trợ giáo dục hợp lý, huấn luyện phụ huynh cách quản lý hành vi của trẻ và cho trẻ sử dụng thuốc nếu cần thiết. 

Điều trị tăng động giảm chú ý

Việc điều trị tăng động giảm chú ý cho trẻ cần bắt đầu càng sớm càng tốt

7/10 TRẺ BỊ RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADHD) CHO ĐẾN LỚN MÀ KHÔNG ĐƯỢC CAN THIỆP

 

7/10 TRẺ BỊ RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADHD) CHO ĐẾN LỚN MÀ KHÔNG ĐƯỢC CAN THIỆP

Hiếu động, bốc đồng quá mức, hay lăng xăng nghịch phá, khó kiểm soát hành vi, giảm tập trung chú ý trong mọi lĩnh vực… Đó có thể là những biểu hiện của hội chứng RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý, thuật ngữ y khoa tiếng Anh là Attention Deficit – Hyperactivity Disorder (viết tắt là ADHD).

7/10 trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) cho đến lớn mà không được can thiệp

Tự kỷ ‘không phải do cha mẹ thiếu quan tâm’

Tự kỷ ‘không phải do cha mẹ thiếu quan tâm’

Một tình nguyện viên chơi với một trẻ tự kỷ tám tuổi ở trung tâm cho trẻ tự kỷ Lud'Eveil ở Paris, Pháp.

NGUỒN HÌNH ẢNH,MARTIN BUREAU/AFP/GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Một tình nguyện viên chơi với một trẻ tự kỷ tám tuổi ở Trung tâm cho trẻ tự kỷ Lud'Eveil ở Paris, Pháp.

Các nhà khoa học chỉ ra các độc tố liên quan đến Hội chứng tự kỷ

Các nhà khoa học chỉ ra các độc tố liên quan đến Hội chứng tự kỷ

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra được những con số xác thực để kết luận về nguyên nhân nào đưa đến bệnh tự kỷ. Tuy nhiên tự kỷ được xem là một khuyết tật bẩm sinh. Gần đây, các nhà độc chất học tâm thần trẻ em đã chỉ ra 5 độc chất hoá học có liên quan chặt chẽ đến hội chứng này.

Trên tạp chí khoa học về Sức khỏe Môi trường của Hoa Kỳ (Environmental Health Perspectives), các nhà khoa học đã chỉ ra một mối tương quan chặt chẽ cần phải cảnh giác giữa tự kỷ, các rối loạn thần kinh với các độc chất hoá học. Các tác giả cho rằng, nguyên nhân sâu xa của những hội chứng này đều ít nhiều có liên quan tới các độc chất.


Nhờ tình yêu vĩ đại và câu nói dối của người mẹ, cậu bé Chậm Phát Triển Trí Tuệ đã trở thành Nhà bác học thiên tài

 Nhờ tình yêu vĩ đại và câu nói dối của người mẹ, cậu bé Chậm Phát Triển Trí Tuệ đã trở thành Nhà bác học thiên tài

Thomas Alva Edison sinh ngày 11/2/1847, mất ngày 18/10/1931, sinh ra và lớn lên tại Mỹ, là một trong những nhà khoa học, nhà bác học lừng danh nhất lịch sử. Ông đã sáng chế ra rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng tới cuộc sống con người, nổi tiếng nhất là bóng đèn, máy hát, máy ghi âm... Trước khi qua đời, Edison đã nắm giữ tổng cộng hơn 1.500 bằng sáng chế trên thế giới. Thế nhưng ít ai biết rằng, ông đã từng bị đánh giá là đứa trẻ kém cỏi, thiểu năng. Chính lời nói dối của người mẹ đã giúp Edison có được thành công sau này và đó cũng là câu chuyện kinh điển khi nói về cách dạy dỗ con thành tài.

Tuổi thơ cơ cực, bị chê ngu dốt

Tuổi thơ của Edison không hề trôi qua suôn sẻ và bình thường như bao đứa trẻ khác. Cậu bé kháu khỉnh nhưng thường bị chê là ngu dốt, thậm chí là thiểu năng. Có một lần, thầy giáo của Edison phải than phiền: "Edison không chịu học hành hẳn hoi gì cả, chỉ toàn làm phiền người khác bằng những câu hỏi chẳng đâu vào đâu. Hôm qua cậu ta còn hỏi: Tại sao 2 cộng 2 lại bằng 4? 2 cộng 2 thì đương nhiên là bằng 4, lại còn hỏi vớ vẩn gì nữa. Cậu ta chỉ làm ảnh hưởng xấu đến các bạn khác mà thôi!".

Vào khoảng năm 1854-1855, khi ấy Edison chỉ khoảng 7 tuổi, cậu bé từ trường trở về và hào hứng đưa cho mẹ là bà Nancy Elliott một tờ giấy của giáo viên gửi về nhà. Edison nói với mẹ bằng giọng hồ hởi: "Mẹ ơi, thầy giáo bảo con đưa mẹ tờ giấy này". Bà Nancy nhanh chóng mở ra xem nhưng vừa đọc dứt, nước mắt bà giàn giụa, bật khóc nức nở.

 

Thuở nhỏ, Thomas Edison từng bị coi là đứa trẻ kém cỏi, đần độn.

Chủ Nhật, 15 tháng 8, 2021

Hướng dẫn cách khắc phục lỗi gõ tiếng Việt trên thanh địa chỉ Chrome

 

Hướng dẫn cách khắc phục lỗi gõ tiếng Việt trên thanh địa chỉ Chrome

Biên tập bởi Nguyễn Loan Minh Trang Đăng 1 năm trước 34.801 4

Bạn gặp khó khăn trong vấn đề gõ tiếng Việt trên thanh địa chỉ Chrome? Vậy hãy để Điện máy XANH hướng dẫn cho bạn cách khắc phục lỗi gõ tiếng Việt khi thực hiện thao tác này trên thanh tìm kiếm Chrome ra sao nhé!

1
Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra lỗi đánh dấu tiếng Việt trên thanh địa chỉ Chrome chính là sự phối hợp không đồng đều giữa chức năng tự động gợi ý, hoàn thành của Google Chrome và cơ chế bỏ dấu của bộ gõ tiếng Việt trên máy tính của bạn (như Unikey chẳng hạn).

Cụ thể là:

  • Với Unikey, khi bạn gõ dấu tiếng Việt theo kiểu Telex, thì phần mềm này sẽ thực hiện lần lượt 2 thao tác: đầu tiên là nó sẽ xóa ký tự thứ nhất, rồi sau đó thì nó mới đặt dấu cho ký tự còn lại. Chẳng hạn, khi bạn gõ 2 lần phím a liên tiếp, thì Unikey sẽ xóa ký tự a thứ nhất, rồi sau đó nó đặt dấu mũ cho ký tự a còn lại, và kết quả bạn nhận được là â.
  • Với trình duyệt Chrome, khi bạn gõ bất kì từ khóa trên thanh địa chỉ, thì Chrome sẽ tự động kiểm tra lịch sử duyệt web của bạn để đưa ra các gợi ý phù hợp, đồng thời sẽ tự động điền và hoàn thành phần còn lại của từ khóa mà bạn gõ.

Vì thế, khi bạn gõ tiếng Việt trên Chrome, thì những từ khóa sẽ được trình duyệt gợi ý và tự động hoàn thành (phần tô đen biểu hiện phần gợi ý của từ khóa). Đồng thời, quá trình này sẽ diễn ra cùng một lúc với quá trình đặt dấu của bộ gõ Unikey, nên dẫn đến việc đặt dấu trên Chrome bị nhầm lẫn ở phần kí tự đầu tiên. Vì thế, nó chỉ xóa phần bôi đen từ khóa được gợi ý thay vì xóa ký tự thứ nhất để bắt đầu đặt dấu cho ký tự còn lại.

Nguyên nhân

2
Cách khắc phục

Để khắc phục được lỗi đánh dấu tiếng Việt trên thanh công cụ địa chỉ Chrome, bạn có thể dùng 3 cách xử lý như sau:

Cách 1: Dùng chức năng trên thanh trình duyệt Chrome

Bạn chỉ cần tắt chức năng được gợi ý và tự động hoàn thành trên trình duyệt Chrome là giải quyết được tình trạng lỗi này, với những bước hướng dẫn sau:

Bước 1: Vào Chrome, nhấn vào nút 3 dấu chấm ở góc phía trên, bên phải màn hình.

Dùng chức năng trên thanh trình duyệt Chrome

Bước 2: Chọn Settings (Cài đặt).

Chọn Settings (Cài đặt).

Bước 3: Nhấn nút Advanced (Nâng cao).

Nhấn nút Advanced (Nâng cao).

Bước 4: Trong phần Privacy and security (Quyền riêng tư và bảo mật), bạn Tắt chức năng tại mục Sử dụng dịch vụ gợi ý để giúp hoàn thành các tìm kiếm và URL được nhập trong thanh địa chỉ (Use a prediction service to help complete searches and URLs typed in the address bar), để vô hiệu hóa chức năng này.

Trong phần Privacy and security (Quyền riêng tư và bảo mật), bạn Tắt chức năng tại mục Sử dụng dịch vụ gợi ý để giúp hoàn thành các tìm kiếm và URL được nhập trong thanh địa chỉ

Lưu ý:
  • Cụm từ khóa được gợi ý và tự động hoàn thành, thường lấy dữ liệu từ lịch sử tìm kiếm và duyệt web của bạn. Vì thế, sau khi tắt chức năng này, mà lỗi gõ tiếng Việt trên Chrome vẫn diễn ra, thì bạn cần xóa thêm lịch sử trình duyệt web.

Lưu ý xóa dữ liệu trình duyệt web

Cách 2: Dùng phím tắt tìm kiếm

Trường hợp, bạn không muốn tắt chức năng gợi ý tìm kiếm, bạn vẫn có thể khắc phục được lỗi gõ tiếng Việt trên Chrome bằng cách sử dụng phím tắt tìm kiếm.

Trước khi nhập từ khóa tìm kiếm, bạn cần nhấm tổ hợp phím Ctrl + K hoặc Ctrl + E để mở công cụ Google Search, rồi nhập từ khóa mà bạn muốn tìm và nhấn Enter.

Lưu ý: Cách dùng phím tắt tìm kiếm này vẫn có thể gặp phải lỗi gõ tiếng Việt.

Dùng phím tắt tìm kiếm

Cách 3: Xử lý ở phía bộ gõ tiếng Việt

Bạn có thể xử lý nhanh tình trạng này dựa vào việc xử lý bộ gõ tiếng Việt trên máy tính của bạn. Chẳng hạn, bạn đang sử dụng Unikey, thì bạn có thể dùng EVKey để thay thế.

Vì hiện tại, tác giả của bộ gõ Unikey vẫn chưa có bất kỳ giải pháp nào để khắc phục được tình trạng này. Bên cạnh việc chọn các bộ gõ tiếng Việt khác, thì bạn có thể nghĩ đến việc dùng EVKey để khắc phục.

Phần mềm EVKey ngoài có giao diện mới, thì ứng dụng này còn bổ sung chức năng không muốn nhập tiếng Việt, nhất là khả năng sửa lỗi tiếng Việt trên thanh tìm kiếm của trình duyệt web cũng như gợi ý trên Excel.

Xử lý ở phía bộ gõ tiếng Việt

https://www.dienmayxanh.com/kinh-nghiem-hay/huong-dan-cach-khac-phuc-loi-go-tieng-viet-tren-th-1238865


Cách tắt kiểm tra chính tả trên trình duyệt Chrome

 

Cách tắt kiểm tra chính tả trên trình duyệt Chrome


Trình duyệt Chrome gần đây có tính năng kiểm tra lỗi chính tả tạo thành những gạch chân màu đỏ dưới mỗi chữ viết gây khó chịu cho những người dùng mỗi khi đánh văn bản.

Trong đó có mình, khi mà có nhiều bài viết rất dài thì việc kiểm tra lỗi chính tả này làm cảm giác khi việc bài thật tệ hại, vì nó trở thành tác nhân trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của trình duyệt khi liên tục kiểm tra lỗi chính tả. Vì thế ở bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách tắt kiểm tra chính tả trên trình duyệt Chrome nếu bạn gặp phải.

Cách tắt kiểm tra chính tả trên trình duyệt Chrome

Tắt kiểm tra lỗi chính tả trên trình duyệt Chrome

– Vào menu hamberger ở bên phải trình duyệt và truy cập vào Settings (Cài đặt):

Cách tắt kiểm tra chính tả trên trình duyệt Chrome

– Ở tab Settings (Cài đặt), tiếp tục kéo xuống và truy cập vào Show advanced settings… (Hiển thị cài đặt nâng cao…)

– Kéo xuống và tới phần cài đặt Language (Ngôn ngữ), chọn Kiểm tra chính tả (Check spell):

Chọn Kiểm tra chính tả

– Tốt nhất, bạn nên tắt tất cả các tùy chọn kiểm tra chính tả tại đây.

Tắt toàn bộ các công cụ kiểm tra chính tả

Xong, sau khi bạn đã làm như thế thì có nghĩa đã tắt kiểm tra lỗi chính tả trên trình duyệt Chrome rồi đấy. Thử vào bất kỳ web nào và gõ văn bản thử xem đi nào ^_^ Đây là kết quả của mình:

Cách tắt kiểm tra chính tả trên trình duyệt Chrome

Các bạn có thể xem thêm các bài viết về thủ thuật tại đây: Thủ thuật CNTT hoặc Thủ thuật Windows


Phát hiện bệnh tự kỷ liên quan đến đột biến gen từ nghiên cứu mô hình ruồi giấm

 

Phát hiện bệnh tự kỷ liên quan đến đột biến gen từ nghiên cứu mô hình ruồi giấm

Các nhà khoa học Trường Đại học Y Hà Nội:

Trong một hội nghị quốc tế tổ chức tại Nhật Bản, công bố của các nhà khoa học ở Trường Đại học Y Hà Nội về những nghiên cứu mới trên ruồi giấm biến đổi gen đã gây sự chú ý của giới chuyên môn, khi chứng minh được bệnh tự kỷ liên quan đến gen. Đây thực sự là một bước đột phá trong nghiên cứu điều trị căn bệnh tự kỷ, hé mở cánh cửa tương lai cho những người mắc bệnh này.

Trường Đại học Y duy nhất ở Việt Nam ứng dụng mô hình ruồi giấm

Với gần 4.000 công trình công bố quốc tế từ nghiên cứu sử dụng mô hình ruồi giấm mỗi năm, đã cho thấy vai trò rất quan trọng của ruồi giấm trong y học.

GS.TS. Tạ Thành Văn – Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Gen – Protein –cho biết, hiểu rõ được giá trị to lớn của ruồi giấm trong nghiên cứu khoa học, từ nhiều năm trước, Trường Đại học Y Hà Nội đã lựa chọn 5 nhà khoa học trẻ gửi sang Nhật để đào tạo tiến sĩ về ứng dụng mô hình ruồi giấm trong nghiên cứu y học.
GS.TS. Tạ Thành Văn – Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội – (ngoài cùng bên trái) trao đổi với PGS.TS. Nguyễn Thị Hà, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội và TS. Nguyễn Trọng Tuệ (ngoài cùng bên phải) về kết quả nghiên cứu trên ruồi giấm.

Có nguồn nhân lực được đào tạo bài bản,lại xây dựng được mối quan hệ quốc tế, nên các nhà khoa học Nhật Bản sẵn sàng chuyển giao cho những chủng ruồi biến đổi gen để Việt Nam nghiên cứu. Tuy nhiên, việc nghiên cứu sử dụng mô hình này ở Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn.

Theo GS.TS. Tạ Thành Văn, các trường đại học nổi tiếng trên thế giới đều có Trung tâm nghiên cứu ruồi giấm và đã đem lại nhiều giải thưởng Nobel, mới nhất là giải Nobel năm 2017 về phát hiện ra đồng hồ sinh học. Đại học Harvard có Trung tâm ruồi giấm dùng cho nghiên cứu để tìm ra cơ chế gây bệnh, như ung thư là do ảnh hưởng độc tố môi trường, hay tia X có hại cho di truyền.

Thế nhưng,ở Việt Nam, Trường Đại học Y Hà Nội là trường Y duy nhất nghiên cứu về ruồi giấm, nhưng được gắn vào Trung tâm nghiên cứu Gen – Protein chứ không có một trung tâm độc lập như các trường đại học y nổi tiếng trên thế giới.

Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực ứng dụng mô hình ruồi giấm trong nghiên cứu y học, nhưng tiếc là mảng nghiên cứu ứng dụng này chưa được quan tâm đầu tư kinh phí, nên đã bỏ phí những ứng dụng đơn giản nhưng mang lại hiệu quả nghiên cứu bệnh tật trên ruồi giấm, chưa bắt nhịp được cùng sự phát triển. Đó là lý do các nhà khoa học Việt Nam không đủ điều kiện để tiến hành những nghiên cứu dài hơi, do thiếu thốn những trang thiết bị hiện đại, những phòng lab đạt chuẩn quốc tế vv…
TS. Nguyễn Trọng Tuệ trong phòng nghiên cứu 

Khó khăn bộn bề nhưng với niềm đam mê khoa học, khát vọng được cống hiến, các nhà khoa học của Trung tâm nghiên cứu Gen – Protein đã nỗ lực không ngừng để nghiên cứu về bệnh tự kỷ từ ruồi giấm.

TS. Nguyễn Trọng Tuệ - một trong 5 tiến sĩ đầu tiên của Trường Đại học Y Hà Nội được đưa sang Nhật đào tạo về ứng dụng mô hình ruồi giấm trong nghiên cứu y học- cho biết: Chúng tôi không chỉ được GS. Tạ Thành Văn - trong vai trò một nhà khoa học giàu kinh nghiệm định hướng nghiên cứu, mà còn được ông với tư cách Hiệu trưởng hỗ trợ tối đa bằng các chính sách ưu tiên của trường, đồng thời, đau đáu tìm nguồn kinh phí cho nghiên cứu với việc kêu gọi các tổ chức, đơn vị tài trợ để tăng kinh phí cho nhóm nghiên cứu, cùng với việc xúc tiến hợp tác với các viện để có kinh phí cho nghiên cứu cơ bản. 

Nhà trường cũng đặc biệt quan tâm đến việc thương mại hóa các công trình nghiên cứu để đưa các kỹ thuật mới ứng dụng trong điều trị, chẩn đoán và công bố quốc tế.
GS.TS. Tạ Thành Văn và TS. Nguyễn Trọng Tuệ dự hội nghị khoa học quốc tế tại Nhật Bản.

Theo TS. Nguyễn Trong Tuệ, mô hình ruồi giấm chuyển gen mang lại những giá trị to lớn trong nghiên cứu bệnh học phân tử, với nhiều ưu điểm như vòng đời ngắn, sinh trưởng nhanh. Bản đồ hệ gen đã giải mã chi tiết cho thấy có khoảng 70% gen gây bệnh tương đồng với người, lại không bị các ràng buộc về pháp lý trong việc tiến hành các thử nghiệm, dễ tạo dòng, dễ chuyển gen và biểu hiện protein ngoại lai. 

Cấu trúc và chức năng của hệ cơ, hệ thần kinh, hệ tiêu hoá…được bảo tồn giữa ruồi giấm và người, do đó ruồi giấm biến đổi gen thực sự là mô hình lý tưởng để nghiên cứu các bệnh lý ở người như bệnh về vận động, lão hoá, ung thư…., đặc biệt là các bệnh lý thần kinh.

Trên ruồi giấm biển đổi gen, các nhà khoa học dễ dàng theo dõi được các ảnh hưởng của biến đổi di truyền, bởi chúng có vòng đời ngắn và các biểu hiện cũng rất dễ đo lường. Nếu nghiên cứu trên chuột có thể mất cả năm mới có kết quả, trong khi thực hiện trên ruồi giấm thì chỉ cần 30 ngày là phát hiện được sự biến đổi gen. 

Chi phí cho ruồi giấm thấp, lại dễ tạo ra được số lượng lớn, dễ nuôi trong phòng thí nghiệm. Ruồi giấm còn là sinh vật có đời sống cộng đồng rõ rệt, do vậy bất kỳ thay đổi nào trong hành vi tương tác cũng có thể cung cấp minh chứng hữu ích cho các nghiên cứu về bệnh thoái hoá thần kinh hay tự kỷ.

Không chỉ tại Việt Nam mà ngay cả các phòng thí nghiệm tiến tiến tại các nước phát triển cũng sử dụng mô hình này để tiếp cận các nghiên cứu ban đầu, trước khi triển khai trên động vật bậc cao, đặc biệt là xây dựng mô hình cho sàng lọc thuốc, sàng lọc dược liệu.
TS Nguyễn Trọng Tuệ và nhóm nghiên cứu thao tác thí nghiệm trên mô hình ruồi giấm chuyển gen.

Phát hiện mới, cung cấp thêm giải pháp điều trị

Theo con số ước tính của Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐTB&XH), cả nước có hơn 230.000 người mắc bệnh tự kỷ. Trong khi đó, mỗi ngày, các bệnh viện lớn như Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP. Hồ Chí Minh, Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia vẫn tiếp nhận hàng trăm trẻ đến khám bệnh tự kỷ. Thế nhưng hiện chưa có phương pháp điều trị bệnh tự kỷ hiệu quả.

Từ thực tế này, nhóm nghiên cứu của TS. Nguyễn Trọng Tuệ đã ứng dụng mô hình ruồi giấm để tìm xem sự ảnh hưởng của yếu tố di truyền đến hội chứng tự kỷ, đồng thời, ứng dụng mô hình bệnh Alzheimer trong sàng lọc thuốc.

Theo TS. Tuệ, trong y học, tự kỷ là một bệnh lý rối loạn về phát triển thần kinh phức tạp ở trẻ em. Những rối loạn về hành vi thường phát triển trong những năm đầu tiên của cuộc đời. Đây là căn bệnh đang có xu hướng phát triển với tốc độ đáng báo động không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng rối loạn thần kinh phức tạp, gồm những khiếm khuyết trong tương tác xã hội, phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp kết hợp với hành vi cứng nhắc, lặp đi lặp lại.

Mặc dù đã có nhiều giả thiết về sự biến đổi gen liên quan đến tự kỷ, nhưng rất ít nghiên cứu chứng minh được các biến đổi đó thực sự gây ra những thay đổi nào trong hành vi và biểu hiện của bệnh trên động vật cũng như trên người. Trên cơ sở có một chút dữ liệu về họ gen ABC có thể có liên quan đến hội chứng tự kỷ, nhóm nghiên cứu đã chọn gen dABCC4 để nghiên cứu.

“Đây là hướng nghiên cứu khá mới mẻ và kết quả cũng cho nhiều điều thú vị. Đó là nhóm ruồi giấm bệnh lý có mức độ tương tác với quần thể giảm rõ rệt, chúng không có xu hướng giao tiếp hay di chuyển thành nhóm như ở nhóm đối chứng. Đây cũng là một trong những đặc tính nổi bật của nhóm bệnh lý này. Ngoài ra, kết quả đánh giá hành vi và nhịp sinh học cũng chứng minh rõ ràng về ảnh hưởng của gen nghiên cứu lên rối loạn nhịp sinh học, như hoạt động tăng cường bất thường vào các điểm thời gian cố định, và có sự rối loạn giấc ngủ. Những bằng chứng thu được này giúp khẳng định thêm về hướng nghiên cứu để chúng tôi tiếp tục theo đuổi” – TS. Nguyễn Trọng Tuệ chia sẻ.

Nhóm nghiên cứu được sự hỗ trợ chuyên môn từ GS. Masamitsu Yamaguchi – Học viện Công nghệ Kyoto, Nhật Bản.

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ở Đại học Y Hà Nội cho thấy, khi ruồi giấm mắc bệnh tự kỷ cũng giống như người, hạn chế giao tiếp với đồng loại. Sử dụng máy móc để đếm tần số một con ruồi giấm bình thường giao tiếp với các con khác, các nhà khoa học phát hiện khi bị đột biến gen tự kỷ,tần số giao tiếp của ruồi giấm giảm đi rất nhiều.

“Người tự kỷ có nhiều yếu tố gen và chúng tôi phải chứng minh yếu tố gen thực sự có vai trò với bệnh tự kỷ hay không. Những nghiên cứu trên các thiết bị ghi nhận đã cho thấy những con ruồi giấm tự kỷ bị rối loạn hành vi giao tiếp, rối loạn giấc ngủ. Từ việc nghi ngờ gen có liên quan đến bệnh tự kỷ, chúng tôi đã chứng minh được bằng việcloại các gen này ra khỏi ruồi giấm, sẽ khiến chúng có các biểu hiện đặc trưng của bệnh tự kỷ” – TS. Tuệ chia sẻ.

Sàng lọc thuốc điều trị bệnh tự kỷ

Khi tạo ra được mô hình bệnh thì các nhà khoa học tập trung vào nghiên cứu bệnh tự kỷ có can thiệp bằng thuốc được không. Và mô hình ruồi giấm trong nghiên cứu không chỉ phát hiện ra mối liên quan giữa bệnh tự kỷ với đột biến gen, mà còn được sử dụng để sàng lọc một số dược chất, hợp chất thiên nhiên Việt Nam có tác dụng cải thiện và điều trị hội chứng rối loạn tự kỷ. Điều này giúp rút ngắn khoảng cách nghiên cứu rất nhiều.

Theo TS. Tuệ, một số loại dược liệu có nguồn gốc thiên nhiên như chè đắng, ngũ gia bì hương, diệp hạ châu, … được xử lý dưới dạng cao chiết, sau đó trộn vào thức ăn của ruồi với liều lượng và nồng độ xác định, rồi đánh giá tác dụng thông qua các thí nghiệm hành vi trên ruồi giấm. Những loại dược liệu có khả năng cải thiện tương tác xã hội và giảm mức độ rối loạn giấc ngủ của ruồi giấm sẽ được tiếp tục sử dụng cho những nghiên cứu sâu hơn, nhằm tìm ra hoạt chất chính có tác dụng điều trị bệnh.

“Kết quả bước đầu cho thấy, sau khi sử dụng các dược chất mới, ruồi giấm đỡ bị rối loạn giấc ngủ, đồng thời, tương tác với đồng loại nhiều hơn vv… Bên cạnh nghiên cứu ruồi giấm với bệnh tự kỷ, chúng tôi còn nghiên cứu bệnh Alzheimer trên ruồi giấm và cho hiệu quả điều trị khi phục hồi trí nhớ tốt, chống lại bệnh hay quên”- TS. Tuệ cho biết.

Kết quả nghiên cứu biến đổi gen trên ruồi giấmsẽ mang đếncho các bác sĩ giải pháp điều trị bệnh mới, là phương pháp “cá thể hóa”, thay vì điều trị cho tất cả các bệnh nhân phác đồ giống nhau như truyền thống. Bởi thực tế, có sự khác nhau trong đáp ứng với thuốc điều trị giữa các bệnh nhân, là do sự khác biệt về gen của từng người.

Hiện nay, các nhà khoa họccủa Trung tâm nghiên cứu Gen – Protein tiếp tục kết hợp với PGS. Phạm Nguyệt Hằng ở Viện Dược liệu Trung ương trong việc sử dụng mô hình ruồi giấm để sàng lọc dược liệu thiên nhiên Việt Nam, nhằm tìm ra loại thuốc có tác dụng cải thiện và điều trị các bệnh về thần kinh.

Không chỉ với bệnh tự kỷ, mà bệnh Alzheimer cũng đã có những kết quả rất khả quan, khi nhóm nghiên cứu đã tìm được một số dược chất có đáp ứng tích cực. Một trong những dược chất mà nhóm nghiên cứu đã công bố trong bài báo cáo gần đây là cao chiết từ cây chè đắng (tên khoa học là Ilex latifolia L.D.Kha). Cao chiết này làm tăng cướng trí nhớ ngắn hạn rõ rệt trên mô hình ruồi giấm, ngoài ra, còn có tác dụng cải thiện khả năng vận động và kéo dài tuổi thọ trên nhóm đối tượng nghiên cứu. Hiện tại, nhóm nghiên cứu đang từng bước tìm thêm các dược chất khác từ nguồn nguyên liệu của Việt Nam.

Cần một trung tâm nghiên cứu ruồi giấm xứng tầm

Từng học tập tại nhiều nước phát triển và họ đều có trung tâm nghiên cứu ruồi giấm rất lớn để phục vụ các lĩnh vực, đặc biệt là Y- Dược, GS. Tạ Thành Văn–người học trò Việt Nam đầu tiên và xuất sắc của vị giáo sư lừng danh Tasuku Honjo, chủ nhân Giải Nobel Y học 2018––luôn khao khát có một Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng ruồi giấm biến đổi gen trong Y -Dược và môi trường tại Trường Đại học Y Hà Nội, để có thể nghiên cứu phát triển thuốc mới, bệnh học phân tử và độc chất học tại Việt Nam, đồng thời, phát triển thành một trung tâm đào tạo, chuyển giao công nghệ cao trong lĩnh vực Y-Dược và môi trường.

Theo GS. Tạ Thành Văn, khi Trung tâm nghiên cứu về ruồi giấm được thành lập, sẽ có nhiều nghiên cứu khoa học y học được tiến hành,các nhà khoa học sẽ nhanh chóng nắm bắt được các thay đổi di truyền và nghiên cứu được những thay đổi đó có gây bệnh hay không. Kết quả này sẽ mang lại lợi ích lớn lao cho ngành y tế, đặc biệt là người bệnh.

Trường Đại học Y Hà Nội vốn có đội ngũ các nhà khoa học giỏi, được đào tạo bài bản ở các nước có nền y học hiện đại,lại có Trung tâm nghiên cứu Gen – Protein là nơi nghiên cứu ứng dụng công nghệ y sinh học phân tử và tế bào hàng đầu Việt Nam, cũng là đơn vị tiên phong ở Việt Nam ứng dụng mô hình ruồi giấm trong y học, nhằm tìm ra cơ chế gây bệnh cho người để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất. 

Bên cạnh đó, các nhà khoa học Nhật Bản luôn sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam xây dựng một Trung tâm nghiên cứu ruồi giấm hiện đại phục vụ y học. Vậy tại sao không đầu tư để Việt Nam có một trung tâm nghiên cứu về ruồi giấm xứng tầm ở ngôi trường đại học đầu tiên của nước ta?

Khánh Ngọc

Thứ Hai, 2 tháng 8, 2021

Sửa lỗi nhảy font chữ trong Word gây khó chịu khi nhập văn bản

 

Sửa lỗi nhảy font chữ trong Word gây khó chịu khi nhập văn bản

Bạn găp lỗi nhảy font chữ trong Word khi soạn tài liệu hay khi làm đồ án, luận văn, khiến việc nhập văn bản mất quá nhiều thời gian mà vẫn chưa biết cách xử lý như thế nào, nếu cứ để tình trạng này xảy ra sẽ khiến công việc của bạn bị trì trệ không đạt hiệu quả, theo dõi nội dung dưới đay để biết cách xử lý nhé.

Lỗi nhảy font chữ không phải hiếm gặp khi chúng ta soạn thảo văn bản trên Word, việc đồng bộ 1 loại font chữ duy nhất tạo cho văn bản chuyên nghiệp hơn và cũng được trình bày rõ ràng hơn.

sua loi nhay font chu trong word

Cách sửa lỗi nhảy font chữ trong Word gây khó chịu khi nhập văn bản

Sử dụng Word để soạn thảo văn bản, đôi khi chúng ta gặp những lỗi khá khó chịu. Ví dụ như lỗi nhảy cách chữ, bạn cần fix lỗi nhảy cách chữ trong Word mới có thể tiếp tục soạn thảo văn bản bình thường, ngoài thủ thuật fix lỗi nhảy cách chữ trong Word thì ngày hôm nay Taimienphi.vn cũng hướng dẫn bạn một thủ thuật khác giúp sửa lỗi nhảy font chữ trong Word. Ví dụ như bạn thích soạn thảo bằng VN-TIME hay Time New Roman nhưng font chữ trên Word lại thường bị nhảy về Arial thì rất khó chịu đúng không. Hãy khắc phục theo cách sửa lỗi nhảy font chữ trong Word sau đây.

SỬA LỖI NHẢY FONT CHỮ TRONG WORD GÂY KHÓ CHỊU KHI NHẬP VĂN BẢN:

1: Sửa Trên Word

Bước 1: Trong Word các bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl + D để mở hộp thoại Font. Chọn sẵn Font chữ bạn thường soạn thảo.

sua loi nhay font chu trong word

Bước 2: Sau khi chọn Font chữ, nhấn và Default và chọn Yes.

sua loi nhay font chu trong word gay kho chiu khi nhap van ban 2

2. Sửa Trên Control Panel

Bước 1: Nhấn Start > Control Panel.

sua loi nhay font trong word

Bước 2: Nhấn vào Clock, Reigion and Language.

font chu trong word bi nhay

Bước 3: Chọn tiếp Reigion and Language.

sua loi nhay font chu trong word gay kho chiu khi nhap van ban 5

Bước 4: Tại phần Format, chọn English(united states).

sua loi nhay font chu trong word gay kho chiu khi nhap van ban 6

Bước 5: Chuyển sang thẻ Location. Đặt United States

sua loi nhay font chu trong word gay kho chiu khi nhap van ban 7

Các bạn có thể tùy chọn 1 trong 2 cách này để sửa lỗi nhảy font chữ trong Word.

https://thuthuat.taimienphi.vn/sua-loi-nhay-font-chu-trong-word-gay-kho-chiu-khi-nhap-van-ban-22589n.aspx
Khi kết hợp Unikey và Word để soạn thảo văn bản Tiếng Việt. Người dùng cũng thường gặp tình trạng lỗi Unikey không gõ được tiếng Việt. Nếu không may gặp tình huống này, bạn có thể sửa lỗi Unikey không gõ được tiếng Việt ngay lập tức để tiếp tục công việc của mình. Có 1 số nguyên nhân dẫn tới lỗi Unikey không gõ được tiếng Việt, Taimienphi.vn đã tổng hợp để đưa ra giải pháp thường gặp nhất cho bạn.

Tác giả: Thuỳ Dương     (3.3★- 19 đánh giá)  ĐG của bạn?