Powered By Blogger

Thứ Ba, 3 tháng 7, 2018


Bạn chán ngán đi làm công, muốn start-up nhưng đã bớt ảo tưởng, ngừng hô hào khi thấy nhà nhà khởi nghiệp ?

Đổi ngành nghề là một biến động cực lớn trong đời. Áp lực phải nhanh chóng thoát ra khỏi vùng an toàn để đạt thành công ở lĩnh vực khác là điều không dễ dàng.


Có câu: “360 nghề, nghề nghề xuất trạng nguyên”, nghĩa là cho dù bạn có lựa chọn ngành nghề nào thì chỉ cần nỗ lực, kiên nhẫn và nghiêm túc với nó thì thành tựu nhất định sẽ đến với bạn. Tuy nhiên, bên cạnh việc khẳng định câu nói trên thì bạn cũng phải suy nghĩ xem liệu công việc mà bạn lựa chọn có phù hợp với mình không. Chỉ có làm những việc phù hợp với mình thì khi đó bạn mới có thể đạt được thành tựu cũng như có cơ hội khẳng định bản thân.

Vậy rốt cuộc thì công việc nào mới hợp với mình đây? Điều này cần những người khởi nghiệp phải biết phát huy ưu điểm của bản thân, khi lựa chọn ngành nghề thì cần tránh điểm yếu của mình ra, suy xét đến tình hình của bản thân, không được tùy tiện lao vào những lĩnh vực mà mình không quen thuộc hoặc những lĩnh vực mà mình không thể phát huy được hết năng lực. 

Ví dụ như bạn có sở trường ở một lĩnh vực nào đó, vậy thì bạn không cần phải ép mình đi khởi nghiệp ở một lĩnh vực khác, bởi vì dù bạn có dấn thân vào lĩnh vực đó đi chăng nữa thì e rằng bạn cũng khó mà có thể đạt được thành tựu, trừ phi bạn có một kế hoạch làm ăn hay một đối tác cực kì tuyệt vời. 


Đứng từ một góc độ khác mà nói, cho dù môi trường làm việc tạm thời không hợp với ưu thế cũng như ưu điểm của bản thân thì ít nhất bạn vẫn có thể tích lũy cho mình những tiềm năng, kinh nghiệm, vẫn có thể tìm được cho mình một thế giới nhỏ nơi mình có thể phát huy và tránh được những sai sót không đáng có.

Từ xu thế phát triển của xã hội và kinh nghiệm của những người khởi nghiệp thành công mà nói, một người muốn có được thành công trong sự nghiệp thì chỉ có tích lũy và không ngừng nâng cao những ưu thế của mình thì mới có thể chuyển hóa những ưu thế đó thành thành công. 

Sở dĩ “ưu thế” của một người sẽ không ngừng được nâng cao là bởi vì xã hội thông tin số mà chúng ta đang sống đang và sẽ có những thay đổi phức tạp, những bất lợi của ngày hôm qua rất có khả năng sẽ trở thành lợi thế của ngày hôm nay.

Tất nhiên vẫn còn một trường hợp khác nữa, đó là dù bạn không quen thuộc với một ngành nghề nào đó nhưng đã trải qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về nó thì bạn vẫn có khả năng nhanh chóng nắm bắt được nó, trở nên quen thuộc với nó. Đồng thời thông qua quá trình điều tra và phân tích thị trường, chắc chắn rằng mình sẽ không phạm phải những sai lầm chủ quan, nếu vậy thì bạn nhất định phải thử sức một lần đi. 

Ngoài ra, bạn có thể không hiểu biết quá sâu về ngành nghề này nhưng bạn hợp tác làm ăn với bạn lại là chuyên gia trong ngành đó, vậy thì thử sức một lần cũng không tệ.

Với tư cách là một người khởi nghiệp, là ông chủ của một doanh nghiệp, bất kể bạn xuất thân từ nhà lá hay là chuyển từ ngành này sang ngành khác thì bạn cũng đều phải xem xét, phân tích thật kĩ xem bạn có năng lực để làm việc trong lĩnh vực này không.


Nếu thấy bản thân không có năng lực ở mảng này mà chỉ là dựa vào nguyện vọng chủ quan của bản thân thì cái ước mơ đẹp đẽ này của bạn 10 phần thì có đến 8, 9 phần là thất bại rồi. Thậm chia ngay cả khi bạn cực kì xuất sắc ở một lĩnh vực nào đó nhưng khi vừa đổi sang một ngành nghề khác là mọi chuyện sẽ thay đổi 180 độ, những kinh nghiệm trước kia ngược lại có thể là thứ cản trở, đánh bại bạn.

Bởi lẽ một người đổi ngành nghề là một lần biến động cực lớn trong cuộc đời, phải nhanh chóng thoát ra khỏi vùng an toàn để đạt được thành công ở một lĩnh vực khác là điều không dễ dàng.

Là ông chủ của một doanh nghiệp khởi nghiệp thì nhất định phải là một người kiên định, toàn tâm toàn ý đầu tư vào lĩnh vực mà mình quen thuộc, hiểu rõ, tuyệt đối không được nay thế này mai thế khác, mù quáng, chủ quan. Nếu có thể làm được điều này thì khả năng công ty bạn làm được ra tiền là rất lớn.

Lúc lựa chọn ngành nghề nhất định phải suy xét kĩ càng xem liệu rằng nó có hợp với mình hay không. Tuyệt đối đừng làm trái ngành. Nên biết rằng mỗi một ngành nghề đều có một phương thức kinh doanh khác nhau. Vì vậy bất luận bạn xuất thân ra sao, nếu muốn dấn thân vào một ngành nghề nào đó thì nhất định phải thận trọng, kiên định, tuyệt đối đừng nói một đằng làm một nẻo, hay thay đổi. có như vậy thì những nỗ lực của bạn mới có cơ hội đơm hoa kết trái.


Theo Trí Thức Trẻ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn Quý vị đã góp ý cho trang web.