Cây vàng anh
Vàng anh luôn được mệnh danh là loại cây của đạo phật, cây được trồng nhiều ở các đình, chùa hay ở dọc đường để lấy bóng mát. Hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu tất tần tật về cây vàng anh.
Cây Vàng anh |
Ở Việt Nam, cây Vàng Anh còn được gọi là cây Vô ưu, là cây đặc trưng của Đạo Phật, nhiều nhà khoa học cho rằng cây có nguồn gốc từ Ấn Độ và Malaysia, tiếng Ấn gọi là Ashok, tiếng Phạn có nghĩa là Ashoka (có nghĩa là không phiền muộn) và cũng từ đó mà cây có tên gọi theo tiếng anh là Ashoca tree.
TÊN GỌI VÀ NGUỒN GỐC CỦA VÀNG ANH
Cây vàng anh
Tên thông thường:
cây Vàng anh, Mép mé, vàng anh lá lớn
Tên khoa học:
Saraca dives (tên Latin), họ: Ðậu – Fabaceae
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CÂY VÀNG ANH
+Cây vàng anh là cây gỗ nhỏ đến nhỡ, cây có chiều cao cây từ 5-20m, đường kính thân cây tới 25cm.
+Dáng tán của cây hình tròn, vỏ cây màu nâu xám. Cành non có màu hơi tía sau chuyển xanh và già hóa nâu xẫm.
+Lá cây vàng anh dáng kép lông chim từ 5-6 cặp lá chét, lá khi non thường rủ xuống, màu tía. Lá chét hình trứng đến thuôn dài, đầu lá nhọn hoặc có mũi nhọn, đuôi lá tù lệch cuống, lá chét có hệ gân lông chim từ 8-11 cặp gân phụ.
+Hoa cây vàng anh màu vàng, lưỡng tính hoặc đơn tính cùng gốc, cánh đài tiêu biến. Mùa hoa nở từ tháng 4 – 5, mùa của quả từ tháng 7-10.
CÔNG DỤNG CỦA CÂY VÀNG ANH
Hoa của cây vàng anh
+Cây Vàng Anh được sử dụng nhiều, phân bố rộng khắp các vùng miền Việt Nam.
Vàng Anh là một loại cây thân cây gỗ lớn, tán rộng tỏa ra cho bóng mát, cho hoa của cây có màu vàng đẹp quanh năm.
+Với hình dáng của cây cao lớn, cho hoa đẹp, tạo bóng mát và xanh quanh năm nên cây Vàng Anh được đưa vào danh sách cây xanh đô thị, thường được trồng ven vỉa hè, cây trồng trong các chùa, đền, dọc lối đi trên đường phố, công viên…
+Gỗ cây vàng anh đóng đồ dùng thông thường . Vàng anh luôn là loài hoa trượng trưng cho Đạo Phật, được trồng nhiều trong các đình chùa.
+Vỏ cây có tác dụng điều trị phong thấp. Vàng Anh dùng làm thuốc rượu uống. Ngoài ra, cây vàng anh còn có tác dụng làm thuốc điều kinh.
+Lá quả non và hạt đều ăn được. Vỏ dùng trị phong thấp, đòn ngã, kinh nguyệt quá nhiều.
YÊU CẦU KỸ THUẬT KHI TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY VÀNG ANH
Vàng anh là cây được trồng nhiều ở chùa, đền, hay đường phố
Cây vàng anh được trồng từ cách ươm các cây con giống. Khi mùa quả chín, chúng ta lượm quả, sau đó ngâm cho hạt nảy mầm và đợi thời tiết phù hợp mang ươm.
1. Ánh sáng
Trong mỗi quá trình của cây giống, cần cho lượng nước, phân và ánh sáng phù hợp
2. Chăm sóc cây
Vàng anh phức tạp nhất ở giai đoạn ươm mầm và những cây con giống. Nên để ý và kịp thời có biện pháp chữa khi phát hiện sâu bệnh hại.
– Là một trong những cây công trình thân gỗ trung bình nên lượng nước cần thiết khi cây lớn không nhiều. Tưới cây hàng tuần cộng thêm lượng mưa cho cây xanh tốt tự nhiên.
-Cây được trồng bằng phương pháp ươm cây con giống bằng hạt.
– Khi bắt đầu vào mùa quả chín, bạn tiến hành hái quả, sau đó ngâm cho hạt nảy mầm và đợi thời tiết phù hợp, mát mẻ mang ươm.
– Khi ươm cây giống xong bạn cần cung cấp đủ lượng nước tưới để giữ ẩm cho cây, đồng thời cung cấp lượng phân bón, ánh sáng phù hợp để cây con phát triển tốt.
– Phương pháp chăm sóc vàng anh cũng khá phức tạp nhất là ở giai đoạn ươm mầm và tạo ra những con giống khỏe mạnh, sức sống dẻo dai.
– Đề phòng những loại sâu bệnh hại cây như: Rệp, nấm, sâu đục thân… và có biện pháp phòng trừ kịp thời.
– Vàng anh là cây công trình có thân gỗ nhỡ nên lượng nước tưới không cần phải nhiều, chỉ cần tưới đều đặn mỗi tuần 3 – 4 lần vào mỗi buổi sáng khi mới trồng, nếu mùa mưa thì bạn không cần phải tưới nhiều cho cây, tránh bị ngập úng.
Trên đây là tất tần tật về cây vàng anh . Mong rằng bạn đã tìm kiếm được những thông tin mình cần . Chúc các bạn vui khỏe!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn Quý vị đã góp ý cho trang web.