Powered By Blogger

Thứ Năm, 30 tháng 9, 2021

Ý nghĩa của hoa ngũ sắc? Đặc điểm và cách trồng, chăm sóc cây hoa tại nhà

Ý nghĩa của hoa ngũ sắc? Đặc điểm và cách trồng, chăm sóc cây hoa tại nhà

Hoa ngũ sắc là một loài hoa rực rỡ sắc màu, mang một vẻ đẹp cuốn hút lạ kỳ. Chúng tạo điểm nhấn nổi bật cho mọi không gian. Vậy bạn có biết rõ hoa ngũ sắc là hoa gì, ý nghĩa, cách trồng của cây không? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu về loài hoa xinh đẹp này nhé.

Ý nghĩa hoa ngũ sắc

Nội dung [show]

Hoa Ngũ Sắc 2 800x600
Cây ngũ sắc

Cây ngũ sắc có danh pháp khoa học là Lantana camara, thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Cây còn có nhiều tên gọi khác như hoa trâm ổi, bông ổi, mã anh đơn, ổi nho, thơm ổi, tứ quý. Cây hoa có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Mỹ.

Cây hoa ngũ sắc có sức sống mãnh liệt, ngay cả khi không thường xuyên chăm sóc thì cây hoa vẫn phát triển tươi tốt. Vì vậy, ý nghĩa của hoa ngũ sắc thể hiện sự mạnh mẽ, động lực vươn lên.

Không những thế, ngũ sắc còn đại diện cho những người lao động Việt Nam luôn chăm chỉ, cần cù và kiên cường. Cũng giống như cách mà hoa hướng về ánh nắng mặt trời để khoe sắc, những con người lao động luôn hướng về tương lai dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào để đạt được những thành quả xứng đáng.

Ngoài ra, hình ảnh hoa ngũ sắc là biểu tượng cho sự hài hòa, cân bằng trong cuộc sống. Nhiều quan niệm cho rằng những người trồng loài hoa này sẽ luôn biết cách trân trọng những gì mình đang có và hướng tới tương lai tươi đẹp.

Đặc biệt hơn, đây chính là loài hoa gắn liền với tuổi thơ, gắn với quê hương nguồn cội của nhiều người. Từ những ngày xưa, mọi người thường hay bắt gặp những khóm hoa ngũ sắc rực rỡ mọc ven các đường làng, ngõ xóm. Chính vì thế, nhiều người khi nhìn thấy loài hoa này lúc đã trưởng thành lại nhớ về những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ.

Đặc điểm cây hoa ngũ sắc

Ngũ sắc là loài cây thân gỗ, mọc theo dạng bụi nhỏ. Thân cây có nhiều u bướu, lông và gai, khi non thì có màu xanh và sẽ chuyển sang màu nâu lúc cây về già. Cây hoa có kích thước chiều cao trung bình khoảng từ 0,3 – 2m.

Lá bông ổi hình trái xoan, mọc đối, phần đầu nhọn còn phía đầu cuống tròn hoặc hình tim. Lá có màu xanh, mặt dưới có lông và phần viền lá có răng cưa.

Hoa Ngũ Sắc 6 800x600

Mỗi bông đơn bao gồm 4 cánh hoa tạo thành hình tròn lõm ở giữa. Chúng kết thành từng chùm mọc trên đỉnh có nhiều màu sắc. Màu hoa rất đặc biệt, chúng thường chuyển từ màu này sang màu khác, từ vàng sang cam, sau đó chuyển thành màu đỏ. Cũng chính vì thế mà hoa được gọi là ngũ sắc.

Hoa ngũ sắc nở quanh năm, và hoa sẽ nở càng rực rỡ khi khí hậu khắc nghiệt. Đến tháng 4 – 9 cây sẽ ra quả. Quả ngũ sắc thường có dạng hình cầu, vỏ cứng và xù xì. Chúng thường sẽ có màu đen khi chín.

Công dụng hoa ngũ sắc

Đây là loài hoa với màu sắc rực rỡ, xinh đẹp được mọi người yêu thích trồng nhiều ở sân vườn, tiểu sảnh văn phòng, công ty hay làm cây công trình tạo cảnh quan trong khuôn viên công viên,… Ngoài ra, với đặc điểm có rất nhiều hoa và nở quanh năm nên cũng thường được trồng làm tiểu cảnh, các khóm trồng dài thành hàng rào.

Không những thế, ngũ sắc còn được trồng chậu hoặc treo trang trí ở trước hiên nhà, trên ban công, sân thượng trong không gian ngôi nhà của nhiều gia đình.

Cây hoa cũng được nhiều người trồng như cây bonsai để trang trí nghệ thuật. Những cây hoa ngũ sắc bonsai thường được cắt các cục u bướu ở thân đi và uốn tỉa, tạo thành nhiều dáng thế đẹp khác nhau như dáng huyền, dáng trực, dáng thác đổ,… Hay người ta còn sử dụng cách ghép hoa ngũ sắc lên cây thân gỗ khác để tạo dáng độc đáo và ấn tượng.

Hoa Ngũ Sắc 1 800x600

Ngoài làm cảnh, ngũ sắc còn có tác dụng y học. Lá ngũ sắc có vị đắng, tính mát có thể tiêu độc, tiêu viêm và hạ sốt. Và có tác dụng chữa trị các vết chàm, nấm, ghẻ lở rất hiệu quả. Không những thế, dùng lá ngũ sắc nhai kỹ có thể đắp lên vết thương hoặc cầm máu khi bị rắn cắn. Bằng cách chườm nóng thì có thể trị được bệnh thấp khớp.

Hoa ngũ sắc có vị nhạt, tính mát đem đi phơi rồi lấy nước uống sẽ có tác dụng hạ huyết áp, trị lao hay ho ra máu, cầm máu. Rễ cây hoa ngũ sắc tính mát, có vị dịu nên giảm đau hạ sốt rất hiệu quả.

Cách trồng cây ngũ sắc

Kỹ thuật nhân giống

Hiện có 2 phương pháp nhân giống hoa ngũ sắc phổ biến đó là gieo hạt hoặc giâm cành. Việc giâm cành nhanh chóng và hiệu quả hơn. Sau khi trồng và cho ra hoa nở bung cần tiến hành lấy khi quả đã đen và các hạt tách ra, đem phơi 3 – 4 nắng nhẹ để khô nguội rồi gói giấy báo gác lên gác bếp. Nhân của hạt nhiều dầu, dễ mất sức nẩy mầm, nếu gia công bảo quản không tốt nên phải cẩn thận. Thời gian sinh trưởng của hoa ngũ sắc rất ngắn chỉ 60 – 65 ngày là cây đã nở rất đẹp.

Hoa Ngũ Sắc 8 800x450

Theo phương pháp giâm cành, vào mùa xuân hoặc thu cắt cành bánh tẻ dài khoảng 10 – 15cm, mỗi cành có 3 – 4 chồi, cắm vào trong đất cát, giữ ẩm thường xuyên, khoảng 15 – 20 ngày sau thì cành giâm mọc rễ, đồng thời ra nhánh mới.

Nếu dùng phương pháp gieo hạt nên làm đất kỹ và tưới ẩm, sau 3 – 4 ngày là nảy mầm, 10 – 15 ngày nhổ cây con đem trồng với mật độ 30x30cm. Trồng cây hoa ngũ sắc cần phải để ý nếu rễ cây phát triển quá lớn phải đổi sang chậu to hơn nếu không dễ bị rối. Nhưng trước khi đổi chậu mới hãy tiến hành cắt tỉa rễ và cành.

Kỹ thuật trồng

Thời điểm thích hợp nhất để bạn chuẩn bị mọi dụng cụ, giống và đất trồng vào tháng 10 để hoa nở đúng vào thời vụ dịp Tết. Nên trồng ở nơi có đủ ánh nắng và điều kiện thoát nước tốt để hoa có thể chuyển màu đẹp hơn từ vàng sang màu cam, sau đó không lâu sẽ đổi sang màu đỏ. Cây hoa ngũ sắc có hai loại là loại thẳng đứng và loại hoa thân bò… Hoa ngũ sắc là loại cây hoa ngắn ngày có thể chịu được giá rét.

Nên trồng cây ở nơi có ánh sáng và độ ẩm đầy đủ, phù hợp với nhu cầu của cây hoa, tốt nhất là trồng ở ngoài trời. Vì nếu trồng cây ở những nơi quá ẩm thấp thì cây có thể dễ bị tấn công bởi vi khuẩn và nhiễm bênh.

Hoa Ngũ Sắc 7 800x562

Cây hoa không ưa ngập úng nên đất cần tơi xốp bạn có thể pha thêm cát hoặc xơ dừa để cây thoát nước tốt. Nếu trồng ở đất thịt khả năng thoát nước kém thì nên hạn chế số lần tưới nước lại. Cây có tán lá rộng, nở hoa nhiều, thân cây có thể phát triển to nên cần chế độ dinh dưỡng phù hợp. Nếu trồng dưới đất cây sẽ tự vươn rễ đi tìm chất dinh dưỡng nhưng nếu trồng trong chậu cần bổ sung dinh dưỡng và thay đất mỗi năm một lần.

Tỉ lệ đất trồng cũng tùy vào chậu bạn chọn chậu ra sao và thành phần thì gồm có đất và bón chút phân để tạo nguồn dinh dưỡng nuôi cây thời gian đầu.

Cách chăm sóc cây hoa ngũ sắc

Ánh sáng

Cây hoa phát triển ngoài tự nhiên rất tốt mỗi ngày cần 4 – 6 giờ ánh sáng trực tiếp. Khi đủ ánh sáng và chất dinh dưỡng cây sẽ xanh tốt và ra hoa quanh năm. Tốt nhất là nên trồng hoa dưới tán một cây to lớn, hoa rất thích hợp với khí hậu nước ta.

Tưới nước

Nên tưới nước 3 ngày một lần nếu đất thoái nước tốt thì có thể tưới thoải mái, tránh tưới quá nhiều làm rễ cây bị thối nhất là khi trồng trong chậu.

Hoa Ngũ Sắc 4 800x450

Phân bón

Các loại cây cảnh trồng trong chậu không nên sử dụng phân vô cơ sẽ làm cây hoa bị xót teo rễ lâu dần cây sẽ chết. Muốn cây luôn xanh tốt thì khi chăm sóc, nên sử dụng phân chuồng hoặc phân bò ủ hoai mua ngoài tiệm cây cảnh. Khi bón phân cần xới đất ở thành chậu lên rải đều xung quanh chậu trung bình 1 tháng bón phân một lần.

Phòng chữa sâu bệnh

Một yếu tố thuận lợi nữa khi trồng và chăm sóc cây cảnh này đó là rất ít sâu bệnh chỉ thỉnh thoảng bị nhện đỏ gây bệnh vào mùa hè. Nếu thấy hiện tượng trên cần tiến hành dùng thuốc trị theo hướng dẫn hoặc có thể dùng Dicofol 40% pha với 1000 lần nước để phun. Khi phun nhớ dùng dụng cụ vòi hoa sen nhỏ phun nhẹ lên lá tránh tưới vào hoa vì chúng rất mỏng manh dễ dập nát.

Cắt tỉa cành lá

Trong quá trình chăm sóc cây đang ra hoa thì không nên cắt tỉa lá nhiều bởi đây sẽ là nguyên nhân làm cho cây bị yếu và không có sức phục hồi. Thường xuyên làm sạch cỏ xung quanh gốc để cây hoa có khả năng hấp thụ được đầy đủ các chất dinh dưỡng xung quanh để có thể phát triển tốt nhất.

Kỹ thuật tạo bonsai

Cây ngũ sắc cũng khá được ưa chuộm để làm cây bonsai, loại ngũ sắc được chọn là cây có thân to, xù sì loại này thường mọc ở vùng núi đá. Sau đó người ta cắt trụi ngang thân để thu gọn dáng. Ngâm nước gốc hoa này trong nước 30 phút sau đó vùi gốc này vào cát để ở nơi thoáng mát tưới nước vừa đủ.

Sau 30 ngày cây sẽ bắt đầu mọc lên các mầm nhỏ, đợi mần này lớn lên người ta sẽ tiến hành ghép các loại ngũ sắc có hoa đẹp vào để tạo thành cây bonsai có màu sắc hoa theo ý muốn. Cuối cùng đợi các cành đủ lớn sẽ tiến hành uốn và tạo cành tán cho phù hợp.

Giá bán cây hoa ngũ sắc là bao nhiêu?

Theo tham khảo thì giá bán cây ngũ sắc trên thị trường tương đối rẻ. Mức giá tùy thuộc vào giống hoa và kích thước cây. Thông thường cây ngũ sắc có giá bán mức thấp nhất là từ 50.000 VNĐ/cây trở lên. Nhưng nếu là cây hoa ngũ sắc được mix nhiều màu hay các cây bonsai, ghép nghệ thuật thì mức giá sẽ cao hơn.

Để mua được cây giống chất lượng cũng như một chậu hoa xinh đẹp thì bạn nên tìm đến địa chỉ những vườn ươm, cửa hàng cây cảnh uy tín. Chúng xuất hiện ngày càng nhiều và phân bố rộng rãi ở khắp nơi trên địa bàn toàn quốc.

Hơn nữa, công nghệ thông tin phát triển nên phương thức kinh doanh online qua các trang website, thương mại điện tử được mở rộng. Vì thế, bạn sẽ thuận tiện hơn, không tốn nhiều thời gian nhưng vẫn có thể được tư vấn, hướng dẫn mua được cây hoa thích hợp.

Hoa ngũ sắc là loài hoa rực rỡ, dễ trồng, dễ chăm sóc và có nhiều công dụng, thích hợp trồng trang trí. Hy vọng khi đọc những thông tin chia sẻ trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, cách trồng, chăm sóc loài hoa này cũng như giúp cho bạn lựa chọn được chậu hoa ngũ sắc làm cây cảnh ưng ý.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn Quý vị đã góp ý cho trang web.