Đây là Quảng trường Thời đại là một giao lộ chính ở Manhattan

Quảng trường Thời đại (Times Square) là một giao lộ chính ở Manhattan, nối Đại lộ Broadway và Đại lộ Số bảy, kéo dài từ Đường 42 Tây đến Đường 47 Tây, New York.[1] Quảng trường Thời đại gồm những khối nhà nằm giữa Đại lộ Số sáu và Đại lộ Số chín, từ đông sang tây; giữa Đường thứ 39 Tây và Đường thứ 52 Tây, từ nam ra bắc; tạo thành phần phía tây của vùng thương mại Midtown Manhattan.

Du lịch ở Chicago

Chicago nằm ở đông bắc bộ tiểu bang Illinois, trên bờ tây nam của hồ Michigan. Đây là thành phố chính của vùng đô thị Chicago tại Trung Tây Hoa Kỳ và vùng Ngũ Đại Hồ. Chicago nằm trên một đường phân thủy lục địa tại điểm Chuyển tải Chicago, nối lưu vực sông Mississippi và lưu vực Ngũ Đại Hồ. Thành phố nằm bên hồ nước ngọt Michigan rộng lớn, và hai sông là sông Chicago qua trung tâm và sông Calumet chảy qua vùng công nghiệp South Side.[42][43] Lịch sử và kinh tế của Chicago gắn chặt với hồ Michigan. Phần lớn vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy của khu vực trước đây sử dụng sông Chicago, song hiện nay các tàu to chở hàng trên hồ sử dụng cảng Lake Calumet tại South Side. Hồ Michigan giúp điều hòa khí hậu cho Chicago; khiến cho các khu phố ven hồ có chút ấm hơn vào mùa đông và mát hơn vào mùa hạ.

Đây là Trang Web của Chi cục Kiểm Lâm Thanh Hóa

Vui lòng truy cập địa chỉ website "http://klth.org.vn/"

Đây là Cầu Tháp Luân Đôn

Cầu Tháp Luân Đôn (tiếng Anh: Tower Bridge) là một công trình kết hợp cầu treo với cầu nâng (có thể mở ra cho tàu thuyền lớn đi qua) bắc qua sông Thames tại Luân Đôn, thủ đô Vương quốc liên hiệp Anh. Cây cầu được hoàn thành năm 1894, nằm liền với Tháp Luân Đôn, trở thành một biểu tượng nổi tiếng, gắn liền với thành phố Luân Đôn và với nước Anh nói chung. Đây cũng là cây cầu cuối cùng xuôi dòng Thames nằm trong địa phận thành phố. Cầu thường hay bị nhầm lẫn với Cầu Luân Đôn (London Bridge) nằm cách nó không xa.

Đây là trang Web của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa

Vui lòng truy cập địa chỉ sau "http://snnptnt.thanhhoa.gov.vn"

Powered By Blogger

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2019

Cổ nhân: Rời xa kẻ “giậu đổ bìm leo” là cách tránh tai họa

“Giậu đổ bìm leo” là câu thành ngữ ý rằng thừa lúc người khác gặp khó khăn, trắc trở thì lại tấn công, dùng mưu để đem lại lợi ích cho bản thân mình; hay cũng được hiểu là thấy người khác lâm vào hoàn cảnh khó khăn khốn cùng lại lợi dụng để hãm hại người ta. 

Câu chuyện thành ngữ “Giậu đổ bìm leo”

Câu thành ngữ “Giậu đổ bìm leo” có hàm nghĩa tương tự với câu “bỏ đá xuống giếng”, “đánh người chết rồi”… Kiểu người này khi thấy người khác gặp khó khăn, không tìm cách giúp đỡ mà tìm mọi cách để tận dụng thời cơ nhằm tư lợi cho mình. Cổ nhân xếp kiểu người “giậu đổ bìm leo” vào hàng tiểu nhân, nên tránh xa; cũng cho rằng, không kết thân với kẻ “giậu đổ bìm leo” là cách tránh tai họa.
Thành ngữ này xuất phát từ “Hậu Hán Thư. Cái Huân truyện”. Cái Huân là người thời Đông Hán. Ông là trưởng sử của quận Hán Dương. Cái Huân có trí tuệ siêu thường, là người nghiêm túc ngay thẳng, không a dua nịnh bợ. Đương thời, Hán Dương là địa phương thuộc quản lý của quận Lương Châu. Thứ sử của quận Lương Châu là Lương Hộc, là bạn tốt của Cái Huân. Trong công việc quản lý chính sự có điều gì khó xử, khó giải quyết, Lương Hộc thường tìm đến Cái Huân thỉnh giáo.
Cổ nhân: Rời xa kẻ "giậu đổ bìm leo" là cách tránh tai họa
Lúc ấy, Võ Uy Thái Thú ỷ vào việc có người đứng sau triều đình giúp đỡ nên thường xuyên hoành hành, tự tung tự tác, không tuân thủ pháp luật. Thuộc hạ của Lương Hộc là Tô Chính Hòa, là vị quan chính trực, không sợ cường bá. Tô Chính Hòa tuân theo pháp luật mà điều tra, nên đã xử lý được một số quan lại tham ô, tham nhũng bấy giờ.
Lương Hộc sợ rằng việc làm của Tô Chính Hòa sẽ động chạm đến người trong triều đình hậu thuẫn cho Võ Uy Thái Thú, mà làm liên lụy đến chính mình. Vì thế, Lương Hộc muốn tìm cách diệt trừ Tô Chính Hòa. Thế là Lương Hộc tìm đến Cái Huân để bàn bạc xem rốt cuộc nên làm thế nào.
ADVERTISEMENT
Cái Huân cùng Tô Chính Hòa vốn trước đây cũng có hiềm khích với nhau. Có người đã nói với Cái Huân rằng thừa cơ hội này tìm cách diệt trừ Tô Chính Hòa. Nhưng Cái Huân trước sau đều kiên quyết cự tuyệt. Ông nói: “Vì oán thù cá nhân mà sát hại người hiền lương thì đó là bất trung. ‘Giậu đổ bìm leo’, lợi dụng người khác gặp nguy khốn mà mưu hại người ta thì đó là bất nhân. Tô Chính Hòa tuy rằng có oán thù với ta, nhưng ta tuyệt đối không thể trở thành kẻ ‘giậu đổ bìm leo’, ‘bỏ đá xuống giếng’ được!”

Người quân tử không lợi dụng khi người ta lâm cảnh nguy khốn

Thời Hoàng đế Đường Thái Tông, Hiệt lợi khả hãn của tộc Đột Quyết là Đốt Tất rất trọng dụng người Hán là Triệu Đức Ngôn. Đốt Tất cho cải biến rất nhiều thói quen phong tục, chế định vô số luật lệnh hà khắc và rườm rà, làm người tộc Đột Quyết bất mãn.
Đốt Tất còn tín nhiệm người Hồ (những dân tộc ở phương bắc hoặc Tây Vực), người xa cách với tộc. Thêm vào mấy năm mất mùa, thuế má nặng nề làm nhân dân khổ cực, khắp nơi lòng người ly tán, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đạo đức xã hội, rất nhiều bộ lạc phản kháng, binh lực của Đốt Tất ngày càng suy yếu.
Nhân dịp đó nhiều quan đại thần triều Đường thỉnh cầu xuất binh chinh phạt. Hoàng đế Đường Thái Tông hỏi: “Xuất binh chinh phạt, ta không thể không lưu tâm đến hiệp ước đồng minh vừa mới ký kết với người Đột Quyết. Nhưng không xuất binh thì lại sợ để mất cơ hội. Các khanh nói xem bây giờ phải làm sao cho tốt nhất?”
đạo xử thế
(Hình minh họa: Qua news.66wz.com)
Thái tử Tiêu Vũ thỉnh cầu xuất binh, nhưng Lại bộ thượng thư là Trưởng Tôn Vô Kỵ phản đối. Ông nói: “Đột Quyết không gây rối vùng biên giới của chúng ta, trong tình huống này mà xuất binh thảo phạt là thất tín bội nghĩa, ngoài ra còn tốn công tốn của muôn dân. Đây tuyệt đối không phải việc làm của kẻ chính nghĩa”.
Hoàng đế Đường Thái Tông nghe theo ý kiến của Trưởng Tôn Vô Kỵ, không cho xuất binh. Sau này Đốt Tất càng ngày càng suy bại, bách tính ly tán. Không những thế lại gặp thiên tai đại tuyết liên tục làm vô số gia súc bị chết, người dân vừa thiếu ăn vừa thiếu mặc. Đốt Tất lo lắng nhà Đường sẽ thừa cơ hội xuất binh liền đích thân dẫn binh mã đến vùng biên giới, bên ngoài nói là đi săn nhưng kỳ thực là đề phòng triều Đường tấn công.
Hoàng đế Đường Thái Tông phái viên quan Trịnh Nguyên Đĩnh đi xứ Đột Quyết, Trịnh Nguyên Đĩnh trở về bẩm tấu rằng: “Hiện bách tính Đột Quyết bị nạn đói kém, gia súc gầy ốm, dấu hiệu diệt vong thấy rõ. Có lẽ không còn tồn tại được quá 3 năm”.
Đa số quan đại thần trong triều đều khuyên Hoàng đế Đường Thái Tông nhân cơ hội này tấn công Đột Quyết. Nhưng Hoàng đế Đường Thái Tông kiên quyết phản đối. Ông nói: “Chúng ta đã ký hiệp ước đồng minh với người ta, nếu bội ước là không tuân thủ chữ tín. Lợi dụng lúc người ta đang gặp thiên tai nhân họa là bất nhân bất nghĩa. Thừa lúc người ta nguy khốn ra tay, đây không phải hành vi võ dũng. Ta chỉ có thể xuất binh thảo phạt khi nhìn thấy họ đắc tội”.
An Hòa

Không chỉ dùng âm thanh, thực vật còn biết nghe lén và bảo vệ họ hàng

Từ trước đến nay, cây cối luôn vẫn được coi là những cỗ máy vô tri vô giác, với công việc duy nhất là sản xuất khí oxi cho con người. Nhưng thật sự có đơn giản như vậy không? Nhiều nghiên cứu gần đây đã cho thấy thực vật có hoạt động tư duy rất cao. Thậm chí chúng có thể nói chuyện, giao tiếp hiệu quả qua 1 hệ thống ngôn ngữ riêng mà con người chúng ta chưa giải mã được.
(ảnh: Internet)

Thực vật có thể phát ra âm thanh

Nhà thực vật học Monica Gagliano trường ĐH Tây Úc Crawley đã phát hiện rễ cây bắp được trồng bằng hạt có thể phát ra dao động ở tần số 220-Hertz, và rễ của chúng cũng hướng về phía phát ra âm thanh tương ứng. Rõ ràng, chúng đang tìm kiếm đồng loại của mình.
Tuy nhiên, âm thanh này nằm dưới ngưỡng nghe của tai người. Về lý thuyết, chúng ta có thể nghe thấy. Nhưng thực tế, chúng được tạo ra từ rễ dưới đất. Tiếng bong bóng bể và sủi bọt khí trong mô mạch của cây đều là siêu âm (ultrasonic), nên chỉ có côn trùng và các động vật nhỏ khác nghe được.
Động vật và côn trùng trong tự nhiên có thể giao tiếp với nhau bằng âm thanh và sự dao động. Cây cối có thể phát ra âm thanh khi chúng bơm các bong bóng khí và vận chuyển chúng trong cơ thể. Âm thanh là điều cơ bản của cuộc sống, nhiều nhà khoa học tin rằng thực vật cũng biết dùng âm thanh để giao tiếp với nhau. Thậm chí, cây không chỉ “nói chuyện” với các cây khác, mà còn giao tiếp được với côn trùng xung quanh.
“Nếu vi khuẩn còn có thể phát tín hiệu cho nhau bằng dao động âm thanh, thì làm sao thực vật không thể.” Monica Gagliano, trường ĐH Tây Úc phát biểu: “Âm thanh có ở khắp mọi nơi. Rõ ràng mọi sinh vật trong tự nhiên đều biết tận dụng nó.”
Trong 1 thí nghiệm, cây thì là (fennel) và ớt con (chili seedling) được trồng gần nhau. Cây thì là tiết ra 1 chất hóa học để giảm tốc độ tăng trưởng của các cây lân cận. Biết trước điều này, cây ớt con tăng trưởng nhanh hơn, chặn đứng sự phát triển của thì là. Nhưng chúng biết được điều này nhờ âm thanh, chứ không do mùi hương, vì cả 2 đều được trồng trong hộp kín. Gagliano cho biết: “Chúng tôi nhận ra thực vật có âm thanh đặc thù và chúng phản ứng với âm thanh. Chúng dùng âm thanh hiển nhiên là để giao tiếp với nhau.”
Có thể hiểu mạng lưới nối rễ khiến toàn khu rừng trở thành 1 bảng mạch sinh học (switchboard) tương tự máy tính. Mỗi cá thể thực vật có thể dùng mạng internet ngầm này để gửi tín hiệu. Nhưng chúng ta không biết ngôn ngữ và nội dung thông điệp được trao đổi. Âm thanh chỉ là 1 trong những hình thức truyền tin mà chúng sử dụng.

Việc ghi nhận âm thanh từ thực vật có tác dụng gì?

Ngày nay, âm thanh của thực vật có thể đo được bằng thiết bị điện áp (piezoelectric). Máy dao động ký (oscilloscope) sẽ đo lường dao động của tiếng động mà thực vật phát ra dưới dạng sóng khi được khuếch đại, từ đó, ghi nhận được thủy lực (hydraulic) của thực vật, tương tự việc đo huyết áp ở con người.
Cảm biến âm thanh đo lường thủy lực thực vật tại phòng thí nghiệm ĐH Duke (ảnh: Dan Johnson, Duke University)
Việc theo dõi tình trạng thủy lực của thực vật giúp chúng ta nhận biết sức khỏe cây xanh và bảo tồn rừng. “Thủy lực thực vật cho chúng ta biết loài nào sẽ chết, loài nào sẽ vượt qua sự biến đổi khí hậu.” Nhà thực vật học Dan Johnson, ĐH Duke cho biết: “Nó cho chúng ta biết tình trạng rừng 50 năm sau trong tương lai.”
Lois Wardell, chủ sở hữu Cty Tư Vấn Arapahoe SciTech tại Tucso, chia sẻ: “Chúng tôi bị cuốn hút bởi ý tưởng có thể lắng nghe hệ thống nước của cây xương rồng saguaro.” Ông hy vọng từ đó chúng ta có thể nghe được lời cây cối phàn nàn khi phải sống trong môi trường khó khăn. “Chúng tôi đang tìm cách giải mã các tín hiệu của thực vật như: tôi đang lạnh, hoặc tôi đang khát.” Việc hiểu rõ thông điệp và ngôn ngữ của cây có thể giúp đưa ra các biện pháp hỗ trợ kịp thời.
ADVERTISEMENT

Thực vật có thể cảm nhận âm thanh bằng xúc giác?

Các nhà phê bình chỉ ra rằng chưa có ai tìm thấy bộ phận như miệng hoặc tai trên bất kỳ loài cây nào, hoặc chứng minh được cây biết nói chuyện xã giao như con người.
Tuy nhiên, các sinh vật đơn giản hơn hoàn toàn có thể tạo ra hoặc tiếp nhận âm thanh mà không cần các cơ quan phức tạp. Sâu bướm walnut sphinx tạo ra tiếng huýt sáo bằng cách ép hơi qua các lỗ trên thân. Côn trùng biết lẩn tránh tiếng tắc lưỡi dò đường của dơi. Giun đất sẽ bỏ trốn nếu cảm thấy sự rung động dưới lòng đất, khi chuột chũi đào đến gần.
Ngay cả con người cũng có thể cảm nhận âm thanh mà không cần nghe, Frank Telewski, nhà thực vật học ĐH bang Michigan nói về cách cây phản ứng với gió. “Đã bao nhiêu lần bạn cảm thấy như muốn nổ tung vì âm thanh nổi trên xe hơi? Tiếng bass dường như đập vào ngực bạn.”
Cây rất nhạy cảm với môi trường xung quanh, như gió hoặc 1 con vật đi ngang qua. Và giống như gió, âm thanh là một dạng sóng chuyển động trong không khí. Trong thực tế, cây cần gió để phát triển, Telewski nói: “Nếu bạn cột chặt thân cây con, để nó đứng vững cho đến lớn, thì điều đó lại có hại, bởi vì cây cần cảm nhận được chuyển động. Có thể nói, gió là vật lý trị liệu cho cây. Nếu bạn cột quá chặt, cây không thể sản sinh ra các tế bào mạnh mẽ. “
Những nghiên cứu này mở đường cho ý tưởng canh tác bằng âm thanh. Trong vài năm qua, các nhà khoa học Trung Quốc đã tìm cách tăng năng suất cây trồng qua việc phát sóng âm ở các tần số nhất định. Tần số và cường độ âm thanh khác nhau có tác dụng khác nhau trong việc thay đổi biểu hiện gen. Ngoài ra, sự rung động âm cũng ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của thực vật hoặc xua đuổi côn trùng có hại.

Ngoài âm thanh, cây còn dùng mùi hương để giao tiếp

Ý tưởng cho rằng cây nói chuyện bằng mùi hương, hay hóa chất dễ bay hơi đã xuất hiện từ thập niên 80. Đây là 1 phần cơ chế tự vệ của cây. Karban đã chứng minh rằng cây ngải đắng có thể cảnh báo đồng loại bằng cách tiết ra 1 chất hóa học vào không khí .
Cây phát ra tín hiệu đau đớn khi bị bệnh, sâu mọt và bị cắt tỉa. Cải mù tạt và bắp cải đều có phản ứng tương tự khi bướm trắng pieris brassicae đẻ trứng trên lá của chúng. Mùi hương này đuổi bướm đi, và thu hút loài ong bắp cày ký sinh (parasitic wasps – họ trichogramma brassicae và cotesia glomerata). Loài ong này tấn công các trứng bướm và sâu bướm đã nở, giúp cây không bị hư.
Ong bắp cày ký sinh tấn công trứng của loài bướm trắng trên lá (ảnh: Nina Fatouros / bugsinthepicture.com)
Nghiên cứu của Nina Fatouros, ĐH Wageningen tại Netherlands còn cho thấy cải mù tạt phản ứng cụ thể với loài bướm trắng này. Tuy nhiên, khi 1 loài sâu hại ít phổ biến hơn, như sâu xanh đục bắp (cabbage moth – mamestra brassicae) đẻ trứng thì cây không tiết ra hóa chất tự vệ như trên. Rõ ràng, cây phân biệt được các loài côn trùng khác nhau cũng như tác hại của chúng.

Thực vật ưu tiên thông điệp từ họ hàng

1 ví dụ khác cho thấy khi côn trùng gặm lá cây ngải đắng (sagebrush), nó liền tiết ra 1 chất hóa học tự vệ. Đây là dạng nội tiết, vận chuyển thông qua các nhánh cây, không phải là dạng thông tin trao đổi với các cây khác. Tuy nhiên, các cây lân cận liền “nghe lỏm” được tình trạng này, và đồng loạt kích hoạt phòng vệ theo. Hơn nữa, chúng phản ứng mạnh mẽ từ thông tin của đồng loại hơn là cây lạ.
1 cuộc thí nghiệm được thực hiện để xác định phản ứng của loài cây này. Cùng là ngải đắng, nhưng khi đặt cái cây cạnh họ hàng của nó (có nối rễ) và cây khác (không nối rễ), thì phát hiện cây thuộc cùng mạng lưới có tỉ lệ thương tổn do côn trùng thấp hơn 42% so với cây bên ngoài.
Điều này cho thấy chất hóa học nội tiết có đặc tính di truyền riêng, nên họ hàng của nó liền phân biệt ra ngay. Khả năng phân biệt gia đình và người ngoài của cây đã trở thành 1 đặc tính sinh tồn của chúng. Gia tộc đều được kết nối với nhau trong cùng mạng lưới rễ. Chúng biết quan tâm, bảo bọc người nhà và cạnh tranh, đề phòng “người ngoài.”

Thực vật còn biết nghe lén

Năm 2010, Ren Sen Zeng thuộc trường ĐH Nông Nghiệp Miền Nam Trung Quốc, Quảng Châu đã tiến hành 1 cuộc thí nghiệm với các cây cà chua, được kết nối với nhau bằng nấm mycorrhizae. 1 cây được bọc ni-lông hoàn toàn để chặn tất cả tương tác trên mặt đất. Nấm alternaria solani gây bệnh héo lá được xịt lên cây. Sau 65 giờ, ông Zeng lại xịt nấm này lên các cây còn lại, thì phát hiện rằng tỉ lệ bị bệnh của chúng rất thấp, tức là chúng đã chuẩn bị trước tinh thần phòng vệ cho mình.
“Tôi cho rằng cây cà chua có thể nghe lén tình trạng đồng loại của chúng để chuẩn bị trước cơ chế phòng vệ phù hợp cho đúng loại bệnh này.” Ông chia sẻ: “Nếu không có mạng lưới mycorrhizae để chia sẻ lương thực và thông tin, thì khả năng sinh tồn của chúng sẽ tụt hẳn.”
1 ví dụ khác, cây chi tơ hồng ký sinh (parasitic dodder vine) có thể ký sinh vào cây cà chua để tiêu thụ nước và chất dinh dưỡng. Ngoài ra, nó còn xâm nhập vào hệ thống thông tin của cây chủ (host plant), để đồng bộ hóa chu kỳ sinh lý của nó với vật chủ. Neelima Sinha thuộc trường ĐH California, Davis giải thích: “Thông tin này rất quan trọng với loài ký sinh, để nó có thể ra hoa cùng lúc với vật chủ, trước khi vật chủ chết đi.”
Những nghiên cứu này dần vén màn bí ẩn về cuộc sống vi mô của thực vật và côn trùng, nhằm đưa ra biện pháp phòng trị ký sinh kịp thời trong nông nghiệp và canh tác.
Theo Livescience,
Thanh Sơn tổng hợp

18 nguyên tắc để thiết lập mối quan hệ vợ chồng thân thiết

Mối quan hệ thân thiết giữa vợ chồng là quá trình liên tục thay đổi theo sự thay đổi của hai người, đầy thử thách và chông gai, nhưng cũng đầy những giây phút ngọt ngào hạnh phúc. Nếu đôi bên đều làm tốt vai trò của mình, dùng lý trí để trò chuyện và thấu hiểu, đối xử dịu dàng, tình cảm với nhau, khi gặp phải khó khăn hoặc xung đột biết tìm ra được cái sai của bản thân mình thì tình cảm vợ chồng bền vững theo thời gian là điều hoàn toàn không hề khó.
Có những cặp vợ chồng sau khi kết hôn nhiều năm thường hay than thở rằng đôi bên ngày càng “thiếu tiếng nói chung”, khó hòa hợp. Sâu thẳm trong lòng mỗi người luôn mong được yêu thương cũng như hy vọng được dành tình yêu thương của mình để xây dựng mối quan hệ thân thiết với người bạn đời, nhưng đa phần chúng ta lại không biết làm thế nào để duy trì mối quan hệ thân thiết, lại vừa lo rằng quá dựa dẫm vào nửa kia và gặp phải rất nhiều khúc mắc.
Theo tạp chí “Psychology Today”, các chuyên gia đã chỉ ra một vài nguyên tắc cơ bản để thiết lập một mối quan hệ vợ chồng thân thiết, tuy không hẳn là đầy đủ 100%, nhưng có thể giúp mọi người xem lại bản thân, đối diện với những thử thách trong cuộc sống một cách trí tuệ.

1. Lựa chọn nửa kia phù hợp

Bởi vì nhiều lý do mà chúng ta sẽ có cảm tình tốt với một vài người nào đó, có thể họ khiến bạn nghĩ đến ai đó trong quá khứ hoặc làm cho bạn cảm thấy họ rất quan trọng. Khi tìm kiếm nửa kia, bạn đều phải luôn cẩn thận cân nhắc về việc tính cách, nhân phẩm, giá trị quan, tâm tính, lời nói hành động của người đó có phù hợp hay không, cũng như các mối quan hệ xã hội của họ.
Đàn ông khôn ngoan cần phải biết... Sợ Vợ
(Ảnh: Shutterstock)

2. Hiểu suy nghĩ của nửa kia về mối quan hệ vợ chồng

Những người có hoàn cảnh sống khác nhau sẽ có những suy nghĩ không giống nhau về mối quan hệ vợ chồng, từ đó dẫn đến đôi bên dễ xảy ra xung đột. Những người không thành thật thường tạo lời ngon tiếng ngọt để khiến đối phương bị ảo tưởng, hẳn là bạn sẽ không muốn yêu đương với những người như vậy, vậy nên cần hiểu suy nghĩ của nửa kia về mối quan hệ vợ chồng.

3. Đừng nhầm lẫn giữa tình yêu và tình dục

Đặc biệt là khi nam nữ vừa mới hẹn hò, sự hấp dẫn và cám dỗ về tình dục thường bị nhầm lẫn là tình yêu. Hãy kiên trì giữ gìn trước hôn nhân, đây là nền tảng của một cuộc hôn nhân hạnh phúc.

4. Hiểu mong muốn của bản thân và bày tỏ rõ ràng với nửa kia

Quan hệ vợ chồng không phải là trò chơi giải đố, có rất nhiều người (cả vợ và chồng) không dám bày tỏ mong muốn của bản thân, thậm chí là che giấu chúng, khi nửa kia chưa thể đáp ứng được nhu cầu chưa nói ra của mình thì sẽ cảm thấy rất thất vọng và phẫn nộ. Vợ chồng với nhau chỉ khi dựa trên cơ sở chân thành thì mới có thể xây dựng được mối quan hệ thân thiết, nửa kia không thể nào tự nhiên đoán trước được tâm tư của bạn. Đối với những người rất độc lập, việc mở miệng yêu cầu không phải là một việc dễ dàng, phải luyện tập nhiều hơn. Nếu bạn bày tỏ với đối phương: “Em/anh cần sự giúp đỡ của anh/em….” thì sẽ khiến người kia cảm thấy mình được xem trọng và có giá trị.
(Ảnh: Réhahn Croquevielle ) đầu bạc răng long, Bí quyết để xây dựng mối quan hệ vợ chồng thân thiết
(Ảnh: Réhahn Croquevielle)

5. Tôn trọng lẫn nhau

Dù ở nhà hay ở bên ngoài, hành động cử chỉ phù hợp sẽ khiến nửa kia luôn tôn trọng bạn. Đôi bên kính trọng lẫn nhau là điều cần có của một mối quan hệ tốt đẹp.

6. Hai người là một nhóm

Hai cá thể độc lập mang theo quan điểm và thế mạnh khác biệt, đây chính là ưu thế và giá trị mà sự khác biệt của hai người mang đến.

7. Xử lý sự khác biệt của hai người một cách ôn hòa

Đây là điều tiên quyết để mối quan hệ vợ chồng thân thiết được thành công, việc tránh xung đột hoàn toàn không phải là đang giải quyết sự bất đồng ý kiến giữa hai người. Không cùng ý kiến hoàn toàn sẽ không khiến mối quan hệ của hai người xấu đi, nhưng vết thương do cãi vã sẽ gây tổn thương đến thế giới của hai người. Cảm giác tiêu cực là điều khó có thể tránh được khi bất đồng ý kiến, bạn phải học cách làm sao để xử lý chúng.
(Ảnh: Internet)
ADVERTISEMENT

8. Nói ra suy nghĩ trong lòng mình

Nếu như không hiểu hoặc không thích cách làm nào đó của nửa kia, bạn phải bày tỏ vấn đề ra để hiểu nguyên nhân mà đối phương làm như thế, đừng tự cho rằng mình đã hiểu đối phương mà “tự cho mình là đúng”, “đương nhiên là như vậy”, việc này ngược lại sẽ trở thành trở ngại trong mối quan hệ của đôi bên.

9. Phải kịp thời giải quyết khi xuất hiện vấn đề

Đừng để sự oán hận bén rễ âm ỷ giữa đôi bên. Đa phần những mối quan hệ vợ chồng xảy ra vấn đề đều là bởi vì từng chịu tổn thương về tình cảm trong quá khứ, trao đổi không ổn thỏa hoặc không thể cùng trò chuyện khiến đôi bên đề phòng lẫn nhau, thậm chí trở thành “người lạ” hoặc đối đầu nhau. Giữa vợ chồng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân một cách chân thành, chấp nhận cảm nhận và sự khác biệt của nhau sẽ làm tăng cảm giác thân thiết.

10. Học cách thương lượng

Mối quan hệ vợ chồng tốt đẹp được hình thành từ sự thương lượng và thường cần phải thương lượng. Khi chúng ta đối xử với đối phương bằng “thiện ý” thì sẽ có thể thương lượng được kết quả tốt nhất.

11. Lắng nghe

Dụng tâm lắng nghe, tránh ngắt lời, hãy thử nhìn vấn đề từ góc độ của nửa kia và đôi khi gật đầu, mỉm cười để đáp lại. Việc lắng nghe mang đến cơ hội tốt nhất để đôi bên tin tưởng lẫn nhau, khi chân thành lắng nghe nửa kia than thở hoặc chia sẻ những việc họ quan tâm, đừng dùng thành kiến và những lời phê bình, chỉ trích… Đa phần chỉ cần lắng nghe là đã giải quyết được phân nửa vấn đề rồi.

12. Cố gắng duy trì sự thân thiết

Sự thân thiết không tự nhiên sinh ra, đây là mối quan hệ duy trì cả một đời nhờ vào việc thường xuyên quan tâm đối phương. Hãy thì thầm trò chuyện khi nằm bên cạnh nhau nhiều hơn, bạn cần phải chân thành, khoan dung, mở lòng, tin tưởng, chia sẻ hy vọng và ước mơ với nhau. Nếu đôi bên không có cảm giác thân thiết thì rất dễ xảy ra sự thay đổi về tình cảm.
Bí quyết để xây dựng mối quan hệ vợ chồng thân thiết
(Ảnh: Shutterstock)

13. Nhìn xa trông rộng

Hôn nhân là lời hứa mà đôi bên đồng ý gìn giữ một đời. Hãy nhớ thường xuyên nhìn lại mục tiêu của các bạn, xem liệu mơ ước của nhau có còn cùng chung một con đường hay không.

14. Xin lỗi

Bất cứ ai cũng đều sẽ phạm sai lầm, việc cố gắng bù đắp là rất quan trọng. Quan hệ hôn nhân rất có thể là vụng về, buồn cười, thậm chí là trớ trêu, nhưng chịu bù đắp lại sau khi cãi vã là cực kỳ quan trọng đối với những cuộc hôn nhân vui vẻ. Tuyệt đối đừng đi ngủ trong trạng thái tức giận, hãy cố gắng đối xử với nhau một cách nhẹ nhàng.

15. Dựa vào nửa kia một cách vừa phải

Dựa vào nửa kia một cách vừa phải là điều tốt, nhưng hoàn toàn dựa dẫm thì lại dễ dẫn đến việc đôi bên không vui. Vợ chồng là hai vòng tròn, là một khối tâm linh tương thông nhưng cũng cần không gian và thời gian độc lập cá nhân. Việc xây dựng niềm vui và sự tập trung cá nhân trong công việc, cuộc sống và khi rảnh rỗi có thể giúp bạn tự khẳng định mình, như vậy mới không dẫn đến việc quá dựa dẫm vào đối phương, gây nên áp lực cho nhau, cũng như có tác dụng tích cực đối với mối quan hệ thân thiết.
Bí quyết để xây dựng mối quan hệ vợ chồng thân thiết
(Ảnh: Shutterstock)

16. Giữ tự trọng

Khi bạn trân trọng bản thân mình, người khác cũng dễ dàng thích bạn, vây quanh bạn hơn. Nghiên cứu cho thấy khi người ta đảm nhiệm càng nhiều vai trò thì càng tự trọng hơn. Bạn có công việc ý nghĩa, dù có lương hay tình nguyện, lâu dần sẽ xây dựng con đường tự tin quan trọng.
Mang đến những sở thích mới từ thế giới bên ngoài để làm phong phú mối quan hệ giữa hai người. Càng nhiệt tình, chịu chia sẻ trong cuộc sống, mối quan hệ vợ chồng sẽ càng đủ đầy. Bạn mong chờ nửa kia có thể đáp ứng tất cả nhu cầu của bạn là thiếu thực tế.

17. Hợp tác cùng nhau

Quan niệm cứng nhắc “nam giới ra ngoài, phụ nữ ở nhà” ảnh hưởng đến sự phân công việc nhà và trách nhiệm nuôi dạy con cái của phụ nữ, dù là phụ nữ công sở nhưng vẫn đảm nhiệm đa phần việc nhà, còn đàn ông thì chỉ tham gia một số những việc nhỏ nhặt, vì thế sự cân bằng trong việc phân chia thay thế vị trí thích hợp là sự trợ giúp quan trọng của một mối quan hệ tốt đẹp. Quan hệ vợ chồng chỉ khi xây dựng trên mối quan hệ nhường nhịn nhau thì mới trọn vẹn được.

18. Sát cánh bên nhau trong lúc khó khăn

Phải biết rằng mối quan hệ nào cũng có những lúc thăng trầm, không thể cứ mãi thuận buồm xuôi gió được. Trong lúc khó khăn, cùng nhau vượt qua sẽ khiến hôn nhân càng thêm bền chặt. Khi quan hệ hôn nhân không được êm ấm, hãy dùng cơ hội này như một tấm gương để nhìn lại bản thân, tìm ra mặt nào của mình đã dẫn đến mối quan hệ như thế này.
Đừng nghĩ đến việc bỏ chạy khỏi mối quan hệ này, bởi vì dù bạn có đổi một nửa kia khác, bạn vẫn sẽ lặp lại lỗi cũ. Trước khi thay đổi mối quan hệ thì hãy thay đổi bản thân đã.
Bí quyết để xây dựng mối quan hệ vợ chồng thân thiết
(Ảnh: Internet)

19. Tình yêu không phải là tuyệt đối

Cần hiểu rằng tình yêu không phải là tuyệt đối, mà là một loại cảm giác, có lên có xuống, phải xem các bạn đối xử với nhau ra sao. Nếu bạn học được cách tương tác mới, cảm giác ngọt ngào này vẫn sẽ trở lại, thậm chí còn mãnh liệt hơn trước.
Mối quan hệ thân thiết là quá trình không ngừng điều chỉnh, thay đổi theo sự thay đổi của hai người, đầy thử thách và chông gai, nhưng cũng đầy những giây phút ngọt ngào hạnh phúc. Nếu đôi bên đều làm tốt vai trò của mình, dùng lý trí để trò chuyện và thấu hiểu, đối xử dịu dàng tình cảm với nhau; khi gặp phải khó khăn hoặc xung đột biết tìm ra được cái sai của bản thân thì tình cảm vợ chồng bền vững theo thời gian hoàn toàn không hề khó.
Thường Xuân

Vật chất và ý thức là một thể thống nhất

Vật chất và ý thức là một thể thống nhất


Nếu vật chất và ý thức là một thể thống nhất thì cuộc tranh luận giữa Triết học Duy vật và Triết học Duy tâm tồn tại từ bao thế kỷ qua sẽ thực sự đi đến hồi kết. Tranh cãi “vật chất quyết định ý thức” hay “ý thức quyết định vật chất” sẽ không còn ý nghĩa nữa.

Bắt đầu từ “cuộc cách mạng lượng tử” khoảng 70 năm về trước, nhiều nhà khoa học đã tìm ra sự tương đồng đáng ngạc nhiên giữa các kết quả nghiên cứu của họ và một số bí ẩn hay gặp trong tôn giáo. Heisenberg, Bohm, Schrodinger, Eddington, Einstein – những nhà khoa học nổi tiếng – tất cả đều có quan điểm rằng thế giới là huyền bí và thuộc về tinh thần.
Cái khung hạn chế của khoa học thực chứng

Năm 2016, có đến hai nhóm nghiên cứu độc lập đến từ Đại học Maryland và Đại học Harvard công bố đã tạo ra một loại vật liệu mới – tinh thể thời gian. Loại tinh thể này có cấu trúc nguyên tử lặp lại theo thời gian, chúng có các trạng thái dao động ổn định khác nhau lặp lại theo chu kỳ ở trạng thái năng lượng điểm không. Phát hiện này mang đến viễn cảnh về các vật liệu mới có đặc tính và hình thù thay đổi lặp lại theo thời gian, ví dụ: vật liệu lúc thì dẫn điện, lúc thì cách điện.

Trong những năm vừa qua, các nhà khoa học cũng liên tục có những phát hiện mới, ví dụ như trạng thái thứ 2 của nước ở thể lỏng (thay đổi tính dẫn nhiệt, dẫn điện, khúc xạ và sức căng bề mặt ở nhiệt độ từ 40-600C), hay cách làm cho nước vẫn đóng băng ở 1050C nhờ dùng các ống nano cacbon. Những điều này minh chứng rằng càng tìm hiểu về thế giới xung quanh, thì chúng ta lại càng kinh ngạc về hiểu biết ít ỏi của mình.


Tiến sĩ David Bohm (1917–1992), một trong những nhà vật lý lý thuyết quan trọng nhất của thế kỷ 20, cho rằng: từ khi còn nhỏ, chúng ta đã học để nhìn thế giới qua một cái khung cố định của những quan niệm, vì vậy chúng ta thường phản ứng ngay lập tức với mỗi trải nghiệm mới, thậm chí trước khi có thời gian để suy nghĩ: “Theo cách này, chúng ta tin rằng một số cách cảm nhận và nhận thức thế giới là cố định, mặc dù thực ra là chúng đã được chúng ta khám khá và xây dựng ngay từ khi còn nhỏ và trở thành các thói quen.” [4](ảnh: NASA/Wiki)

Quan điểm của Einstein và Bohm tương đồng với quan điểm của những người thực hành tín ngưỡng và tôn giáo. Giới Thần học cho rằng khoa học thực chứng hiện nay (khoa học khẳng định tri thức xác thực bắt nguồn từ sự kiểm nghiệm thực chứng) không hoàn thiện và đóng một cái khung cứng nhắc vào tư duy của con người. Nó không thể giải thích được sự tồn tại của các không gian khác, không thể thấy được bản chất của vật chất cũng như các vấn đề được cho là “ngẫu nhiên” hoặc “tự nhiên”…
Quan điểm của một số nhà khoa học
nổi tiếng về ý thức


Trong quá trình nghiên cứu, Bohm xác định rằng: Ý thức là một dạng thức tinh vi hơn của vật chất, và “sự phân chia vũ trụ thành hữu cơ và vô cơ là vô nghĩa.” [4]

“Ngay cả một viên đá cũng vẫn có sự sống theo cách nào đó”, Bohm nói, “vì sự sống và trí tuệ hiện diện không chỉ trong tất cả các vật chất, mà trong cả năng lượng, khoảng không, thời gian và khung của toàn vũ trụ,” và thêm nữa, “Mọi thứ đều có sự sống. Điều gọi là cái chết mới trừu tượng.” [2]

Ken Wilber, người được mệnh danh là “Einstein trong lĩnh vực ý thức”, đã viết trong cuốn sách “Những câu hỏi lượng tử”: “Thế giới vật chất không phải cơ bản nhất, mà là ít cơ bản nhất: nó có ít Sự sống hơn cuộc sống, mà cuộc sống lại có ít Sự sống hơn tâm trí, tâm trí lại có ít Sự sống hơn tinh thần. Vật lý chỉ đơn giản là nghiên cứu về lĩnh vực có ít Sự sống nhất.” [3]

Tiến sĩ William Tiller, một trong những nhà khoa học hàng đầu thế giới về cấu trúc vật chất của Đại học Stanford. Thông qua các mô hình toán học với mức trừu tượng ngày càng tăng, Tiller phát hiện rằng tại các chiều xem xét cao hơn, có vẻ như các phương trình khác hẳn nhau mô tả hiện tượng thông thường và dị thường đều hợp nhất lại. Và ý thức phát ra dưới dạng thông tin với tốc độ vô hạn, đồng thời có thể xuất hiện tại vô hạn các địa điểm, trong không gian mở rộng vô hạn.

Tiến sĩ Tiller nói rằng “người ta rốt cuộc sẽ xem ý thức là một đặc tính của vũ trụ, nó có khả năng tạo ra phóng xạ – thứ rốt cuộc sẽ sinh ra vật chất. Về khía cạnh này, người ta rốt cuộc sẽ khám phá rằng đặc tính của vật chất phụ thuộc vào ý thức nội tại của nó.” [4]

Nói tóm lại, Bohm, Wilber và Tiller tin rằng ý thức tồn tại trong vạn vật, và bản thân ý thức có khả năng tác động lên vật chất. Quan điểm này quả thật rất khó chấp nhận bởi nhiều nhà khoa học khác, tuy nhiên lại phù hợp với điều mà tín ngưỡng và tôn giáo nhắc đến trong hàng ngàn năm qua: vật chất và ý thức không phải là hai thứ độc lập và đối lập với nhau, chúng thực chất chỉ là một. Nghĩa là bất kỳ vật chất nào cũng đều có ý thức, và bản thân ý thức cũng là vật chất.

Theo triết lý nhà Phật, “vạn vật đều có linh”, nghĩa là không chỉ con người mà bất kể vật thể nào bao gồm cả động vật, thực vật, các vật chất hữu cơ và vô cơ cũng đều có ý thức. Lập luận này sẽ khiến nhiều người hoài nghi, nhưng đã có những thí nghiệm và báo cáo khoa học hàng chục năm qua chứng minh về điều này.
Thực vật cũng có tri giác

Cleve Backster, một cựu nhân viên CIA, vào năm 1966, khi vô tình đấu 2 điện cực máy phát hiện nói dối vào một cây huyết dụ, ông đã khám phá ra rằng thực vật cũng có những hoạt động cảm xúc ở cấp cao và tương đồng với cảm tình ở con người, chúng vui vẻ khi được chăm sóc, sợ hãi khi gặp người làm điều xấu và cảm nhận được mối đe dọa từ suy nghĩ của con người. [5]

Những năm 1970, các nhà khoa học Liên Xô cũng đã có thí nghiệm tương tự. Khi một nhà khoa học cầm dao thái một cái bắp cải hoặc bẻ gẫy một cái cây, cái cây chứng kiến sự việc sẽ thể hiện sự đau đớn hoặc sợ hãi trên màn hình điện tử được kết nối, như trong trích đoạn video dưới đây:



Các nghiên cứu khác cũng phát hiện rằng cây cối có thể phân biệt được mối quan hệ họ hàng và biết chăm sóc cho nhau [6]. Ngoài ra chúng cũng biết nhường nhịn nhau như bạn bè.

Những thí nghiệm trên đã chứng minh rằng thực vật cũng có tri giác, có ý thức như con người.
Chất hữu cơ và vô cơ cũng có ý thức

Từ năm 1994, Tiến sĩ người Nhật Masaru Emoto, cố chủ tịch Hội Hado Quốc tế (hội nghiên cứu về nước và sóng nước), đã nghiên cứu về tinh thể của nước: ông lấy nước từ các nguồn khác nhau, cho kết tinh thành các tinh thể nước đá ở nhiệt độ -50C, sau đó quan sát các tinh thể dưới kính hiển vi có độ phóng đại 500 lần.

Ông phát hiện ra rằng khi chúng ta cho nước nghe những bản nhạc du dương hoặc các bản nhạc có nội dung tích cực; khi nước được nhìn thấy những dòng chữ như “tình yêu”, “biết ơn”, “hạnh phúc”, “thông thái”… hoặc khi chúng được nghe những lời trìu mến như “cảm ơn” thì các tinh thể nước ở trạng thái tuyệt đẹp, có cấu trúc cân đối như những viên kim cương lấp lánh rất bền vững.

Ngược lại, khi cho nước nghe những bản nhạc có nội dung buồn, hay khi chúng được nhìn thấy các dòng chữ tiêu cực như “mày làm tao phát ốm, tao sẽ giết mày”, “ác quỷ”…, hoặc nghe lời chửi bới, mắng mỏ “đồ ngốc”… thì tinh thể nước sẽ bị biến dạng, ở trạng thái dễ vỡ, xấu xí, mất cân đối, méo mó. [7, 8]



Ở thí nghiệm khác, Masaru Emoto cho cơm vào 2 lọ thủy tinh giống hệt nhau và yêu cầu học sinh của mình nói chuyện với chúng trong một tháng. Một lọ được nghe từ “cảm ơn,” lọ kia được nghe từ “đồ ngu.” Kết quả là, cơm trong lọ được nghe “cảm ơn” lên men và có mùi thơm của lúa mạch nha chín. Còn lọ cơm bị nghe từ “đồ ngu” chuyển sang màu đen và bị thiu thối. Họ nói rằng mùi thối của nó rất ghê tởm, không thể tả được.


Nghiên cứu của Masaru Emoto về tinh thể của nước cũng đã được kiểm chứng bởi Viện nghiên cứu khoa học Noetic, Mỹ [9]. Các nghiên cứu của ông được trình bày trong 2 cuốn sách “Thông điệp của nước” và “Bí mật của nước”, đã được dịch và phát hành ở Việt Nam. Thí nghiệm trên nước và cơm của Tiến sĩ Masaru Emoto đã được rất nhiều người trên thế giới lặp lại, và nhiều người đều có phát hiện tương tự. Kết quả thí nghiệm của họ đã được phổ biến trên Youtube.

Các thí nghiệm trên đã minh chứng một điều: vật chất thực sự có ý thức, chúng hiểu được hành động và suy nghĩ của con người, có thể bày tỏ cảm xúc của mình tùy theo hoàn cảnh.
Ý thức phải chăng cũng là vật chất?

Suy nghĩ và ý định có thể thay đổi cấu trúc vật lý của nước

Ngày 17/1/1995, trận động đất mạnh 6,8 độ richter ở Nhật Bản đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.600 người ở Kobe. Masaru Emoto đã lấy mẫu nước ở Kobe và chụp ảnh tinh thể của nó. Tinh thể khi đó có hình dạng rất xấu xí. Tuy nhiên, 3 tháng sau khi người dân Kobe nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ và chia sẻ từ người dân khắp nơi trên thế giới, tinh thể nước này đã thể hiện vẻ đẹp trong sáng, cân đối.


Tinh thể nước được lấy từ Kobe Nhật Bản ngay sau khi trận đại động đất Hanshin xảy ra (ảnh: masaru-emoto.net)


Chính tinh thể nước ở Kobe 3 tháng sau khi khu vực này được quan tâm chia sẻ từ những người lương thiện khắp thế giới (ảnh: masaru-emoto.net)

Phát hiện ra các tinh thể nước máy tại Tokyo có hình dáng xấu xí, biến dạng do bị ô nhiễm, Masaru Emoto cho nước này vào một cái chai, đặt trên bàn làm việc của mình tại Tokyo. Sau đó, ông đề nghị 500 người trên khắp nước Nhật vào đúng 2 chiều ngày 2/2/1997 phát thiện niệm cho chai nước với suy nghĩ: “Nước hãy biến thành kiền tịnh. Cảm ơn.” Ngay sau đó, ông chụp ảnh lại các tinh thể nước máy này. Bức ảnh cho thấy những tinh thể nước đã trở nên cân đối, trong sáng và đẹp lấp lánh.

Nước máy tại Tokyo trước khi được phát thiện niệm (ảnh: masaru-emoto.net)

Nước máy tại Tokyo sau khi nhận được những tư tưởng tốt lành do một nhóm 500 người phát đến (ảnh: masaru-emoto.net)
Ý thức của con người ảnh hướng đến phản ứng của các vi hạt

Trong thí nghiệm khe đôi của vật lý lượng tử, các nhà khoa học phát hiện rằng, nếu không có người quan sát, một hạt hạ nguyên tử (electron, neutron…) hoặc một photon sẽ đi qua cả 2 khe sáng và tạo ra hiện tượng chồng chập trên màn chắn theo nguyên lý sóng. Tuy nhiên, nếu có người quan sát thí nghiệm này, electron sẽ hành xử như các hạt, chỉ đi qua 1 khe sáng và hiện tượng chồng chập sẽ không còn nữa [10].

Một ví dụ khác là hiệu ứng Zeno lượng tử. Năm 1977, các nhà khoa học ở Texas đã phát hiện rằng: Sự phân rã Uranium sẽ diễn ra một cách bình thường nếu họ không quan sát chúng. Nhưng bất cứ khi nào họ quan sát chúng, quá trình phân rã Uranium sẽ không diễn ra như dự tính. Điều này đã được khẳng định bởi hàng chục phòng thí nghiệm trên khắp nước Mỹ. [11]

Tất cả những thí nghiệm trên đã minh chứng một vấn đề, đó là ý thức của chúng ta thực sự tác động đến vật chất. Vậy, vì sao ý thức có thể tác động lên vật chất? Phải chăng là vì ý thức cũng là vật chất – và vật chất thì có thể tác động qua lại lẫn nhau?

Cũng tương tự, những người thực hành tín ngưỡng và tôn giáo cho rằng bất kỳ tư duy, bất kỳ suy nghĩ nào của con người, dù là nhỏ nhất và ngay trong một thời gian cực ngắn cũng tạo ra vật chất. Suy nghĩ xấu thì vật chất tạo ra sẽ xấu, suy nghĩ tốt thì vật chất tạo ra sẽ tốt, và chúng thực sự tác động lên mọi thứ xung quanh. Vì vậy, người thực hành tôn giáo và tín ngưỡng xưa nay vẫn thường xuyên cầu nguyện tập thể hoặc phát đi các thiện niệm nhằm cải biến thế giới xung quanh hoặc thế giới nội tâm.
Nền khoa học của tương lai

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vẫn luôn là vấn đề cơ bản, xuyên suốt lịch sử của các trường phái triết học. Cuộc tranh luận xem ý thức và vật chất cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào đã tồn tại từ lâu giữa Triết học Duy vật và Triết học Duy tâm và vẫn chưa kết thúc.

Tuy nhiên, nếu chúng ta sẵn sàng từ bỏ “cái khung nhận thức” đã trở nên không còn phù hợp trước những thực tiễn đã được chứng minh để xem xét nghiêm túc những khám phá khoa học mới về quan điểm “vật chất và ý thức là một thể thống nhất,” thì cuộc tranh luận giữa Triết học Duy vật và Triết học Duy tâm sẽ có thể đi đến hồi kết, và cuộc tranh cãi “vật chất quyết định ý thức” hay “ý thức quyết định vật chất” sẽ không còn ý nghĩa nữa. Có lẽ khi đó tôn giáo, tín ngưỡng và khoa học cũng không còn bị cho là đối lập với nhau, và nhân loại sẽ bước sang một kỷ nguyên mới với những bước phát triển khó mà hình dung nổi bằng những tri thức hiện nay.

Thiện Tâm