Powered By Blogger

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2019

Bị tắc tia sữa sau sinh là do nguyên nhân gì? Gợi ý cho mẹ cách bấm huyệt để trị tắc sữa sau sinh

Bị tắc tia sữa sau sinh là do nguyên nhân gì? Gợi ý cho mẹ cách bấm huyệt để trị tắc sữa sau sinh


Bị tắc tia sữa sau sinh là vấn đề mà bất kì bà mẹ nào cũng có thể gặp phải trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ. Vậy, tắc tia sữa có phải là vấn đề nghiêm trọng không? Thì câu trả lời là điều này còn tùy thuộc vào cơ địa của từng mẹ. Tuy nhiên, nếu các mẹ chủ quan và không có biện pháp xử lý, khai thông dòng sữa kịp thời thì sẽ dẫn đến những biến chứng xấu, khiến mẹ mất đi nguồn sữa dành cho bé.Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất quý giá để đảm bảo cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, khi bị tắc tia sữa sau sinh, mẹ cần nhanh chóng thực hiện các phương pháp cần thiết để khai thông dòng sữa. Sau đây, để làm phong phú thêm kinh nghiệm trị tắc sữa sau sinh cho các mẹ, michaelmossbooks.com xin chia sẻ một vài bí quyết bấm huyệt giúp mẹ dễ dàng khai thông dòng sữa bị tắc hơn nhé.

Theo cơ chế tiết sữa, các ống dẫn sữa có vai trò rất quan trọng khi là cơ quan trung gian để dẫn sữa mẹ từ nang sữa đến xoang sữa (phía sau quầng vú), sau đó, dưới tác động bú mút của bé, sữa mẹ sẽ được tiết ra ngoài. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà ống dẫn sữa bị bít tắc (tắc trong lòng ống hoặc bị chèn ép từ bên ngoài), tại chỗ tắc, sữa không thể chảy tiếp được nên sẽ vón cục.

Nếu ống dẫn sữa bị tắc thì khi bé bú sữa sẽ không được tiết ra. Ảnh: Internet
Trong khi đó, sữa mới vẫn tiếp tục được tạo ra và chảy đến chỗ bị tắc khiến vùng đó ngày càng căng giãn, chèn ép sang các ống dẫn khác tạo thành vòng xoắn bệnh lý. Đó cũng là lý do mà khi bị tắc sữa, mẹ dùng tay sờ vào bầu ngực sẽ thấy các cục u cứng và đau chính là các cục sữa đông. Sau đây, michaelmossbooks.com xin chia sẻ một vài nguyên nhân chính khiến mẹ bị tắc tia sữa sau sinh, các mẹ hãy tham khảo để biết cách phòng tránh nhé.
Nguyên nhân 1: Mẹ không cho bé bú sớm sau sinh. Thực chất, khi đang mang thai, trong bầu ngực mẹ đã dần tạo ra sữa non. Đây là sữa có màu vàng và đặc sánh hơn sữa “trưởng thành”. Sau khi sinh con, nếu mẹ không nhanh chóng “giải phóng” lượng sữa này bằng cách cho con bú thì nó sẽ ứ đọng trong ngực mẹ gây ra tắc tia sữa.
Nguyên nhân 2: Mẹ không day đều bầu ngực khi có sữa “về”. Sau khi sinh, đặc biệt là đối với những mẹ lần đầu sinh con chưa có nhiều kinh nghiệm, thì việc bầu ngực căng cứng do sữa “về” sẽ khiến các mẹ cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, các mẹ lại không chịu dùng tay day ép để bầu ngực mềm mại hơn và giúp sữa xuống đầu vú dễ hơn nên dễ dẫn đến tắc sữa sau sinh.

Không day ép bầu ngực là nguyên nhân khiến mẹ bị tắc sữa sau sinh. Ảnh: Internet
Nguyên nhân 3: Mẹ không vắt sữa thừa trong ngực ra ngoài trong một khoảng thời gian dài. Có nhiều lý do để khiến bầu ngực mẹ còn tồn đọng sữa thừa. Chẳng hạn như dạ dày bé còn quá nhỏ, bé không bú hết 1 bầu sữa trong 1 lần hay mẹ có việc phải đi đâu đó xa con nhưng không có thời gian vắt sữa ra ngoài…Đây đều là những lý do khiến lượng sữa dư thừa ứ đọng trong ngực mẹ và gây ra hiện tượng tắc tia sữa.
Nguyên nhân 4: Mẹ vệ sinh đầu ti kém. Có lẽ nhiều mẹ vẫn chưa tập được thói quen vệ sinh đầu ti, đặc biệt là các kẽ của núm vú trước và sau khi cho bé bú. Vì thế khi bé bú, chính đầu ti sẽ là “cánh cửa” tiện lợi để vi khuẩn xâm nhập vào bên trong khiến ống dẫn sữa bị viêm nhiễm, từ đó khiến sữa bị tắc nghẽn và không thoát ra ngoài được.
Nguyên nhân 5: Mẹ bị stress sau sinh. Tâm lý có ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng sản xuất sữa của mẹ sau sinh. Vì vậy, nếu mẹ gặp phải những căng thẳng hay áp lực trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ thì việc bị ít sữa hay tắc sữa là hoàn toàn có thể xảy ra.

Stress sau sinh có ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của mẹ. Ảnh: Internet
Bấm huyệt để trị bệnh nói chung và trị tắc sữa sau sinh nói riêng là phương pháp đơn giản mà hiệu quả. Các mẹ hãy tự bấm vào các huyệt như huyệt kiên tỉnh, nhũ căn, chiên trung, dịch môn, ốc ế..để giúp cơ thể hành khí, hoạt huyết, chống ứ trệ, làm thông tia sữa.
Huyệt Kiên tỉnh: Nằm ở chính giữa bả vai, là điểm giữa của đường thẳng nối chỗ cao nhất ở gáy khi ngồi cúi đầu với bờ ngoài của mỏm cùng vai. Khi bấm huyệt, sử dụng đầu ngón tay cái bấm mạnh, nếu tạo được cảm giác căng tức là tốt. Trong nhiều trường hợp, việc bấm huyệt này có thể làm thông tia sữa ngay lập tức.
Huyệt Nhũ căn: Để lấy được vị trí của huyệt này. Mẹ hãy canh từ đầu vú thẳng xuống, huyệt nằm ở bờ trên xương sườn thứ 6, cách đường chính giữa ngực từ 7 – 7,5 cm. Khi bấm huyệt, cần nâng bầu vú lên trên.

Bấm huyệt Kiên tỉnh giúp mẹ trị tắc sữa sau sinh. Ảnh: Internet
Huyệt Ốc ế: Nằm ở trên bờ xương sườn thứ 3, từ núm vú thẳng lên. Cách đường chính giữa ngực khoảng 7 – 7,5 cm. Khi xác định được vị trí, mẹ hãy dùng đầu ngón tay cái xoa day và điểm mạnh vào huyệt.
Huyệt Chiên trung: Nằm ở đường dọc chính giữa ngực, ngang với 2 núm vú ở nam giới hoặc ngang 2 khoảng liên sườn thứ 4 ở phụ nữ. Dùng đầu ngón tay cái xoa day trong 2-3 phút.
Huyệt Dịch môn: Nằm ở kẽ ngón tay út và áp út, chỗ tiếp giáp giữa da gan tay và mu tay. Xoa bấm bằng đầu ngón tay cái để tạo cảm giác đau nhẹ là được.

Vị trí của huyệt Ốc ế để mẹ có thể xác định. Ảnh: Internet
Lưu ý: Mỗi ngày mẹ nên xoa day, bấm huyệt từ 1 – 2 lần, mỗi huyệt xoa bấm từ 1- 3 phút. Kết hợp với massage ngực theo chiều kim đồng hồ để cho hiệu quả trị tắc tia sữa nhanh hơn.
Qua bài viết trên, hy vọng rằng những mẹ nào đang bị tắc tia sữa sau sinh sẽ không còn lo lắng nữa. Bởi lẽ việc tắc sữa luôn là cơn ác mộng đối với các mẹ bỉm sữa khi vừa khiến mẹ bị đau ngực vừa hạn chế lượng sữa cần thiết để đáp ứng nhu cầu bú của con. Do đó, với những cách bấm huyệt mà michaelmossbooks.com đã chia sẻ trong bài viết trên thì các mẹ hãy ghi nhớ để có thể xử lý tắc tia sữa kịp thời, giúp bé luôn được bú sữa mẹ thường xuyên nhé.
Hoàng Oanh tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn Quý vị đã góp ý cho trang web.