Powered By Blogger

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2020

Ung thư phổi đặc biệt nguy hiểm, nhưng không phải dấu chấm hết

 Ung thư phổi đặc biệt nguy hiểm, nhưng không phải dấu chấm hết

Dân trí

 Mặc dù là bệnh ung thư vô cùng nguy hiểm, nhưng nếu điều trị đúng hướng, người bệnh có thể kiểm soát bệnh trong thời gian dài, đặc biệt nếu bệnh được phát hiện sớm.

Ung thư phổi đứng đầu về tỉ lệ tử vong
Ung thư phổi đặc biệt nguy hiểm, nhưng không phải dấu chấm hết - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Ung thư phổi hay ung thư phế quản là một khối u ác tính phát triển từ biểu mô phế quản, tiểu phế quản, phế nang hoặc từ các tuyến của phế nang. 

Trên thế giới, hiện nay ung thư phổi đứng đầu trong các bệnh ung thư thường gặp về cả tỷ lệ mắc mới và tỷ lệ tử vong. Ở nước ta, ung thư phổi xếp vị trí thứ 2 sau ung thư gan, với khoảng 23.600 người phát hiện mắc mới và 20.700 người tử vong mỗi năm.

Một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi cho người bệnh là hút thuốc lá, ô nhiễm môi trường, nghề nghiệp liên quan đến phóng xạ, yếu tố di truyền.

Một phần của nguyên nhân tử vong cao là do rất nhiều trường hợp phát hiện ung thư phổi quá muộn, hoặc bị chẩn đoán nhầm với các bệnh khác như lao phổi, viêm khớp... Triệu chứng của ung thư phổi khá giống với các điều kiện bệnh khác nên không ít trường hợp bị chẩn đoán nhầm, gây chậm trễ trong việc điều trị.

Cơ hội chữa khỏi cao nếu nhận biết sớm

Mặc dù là bệnh ung thư vô cùng nguy hiểm, nhưng nếu điều trị đúng hướng, người bệnh có thể kiểm soát bệnh trong thời gian dài, đặc biệt nếu bệnh được phát hiện sớm.

Ở giai đoạn sớm, người bệnh có cơ hội chữa khỏi bệnh bằng phẫu thuật. Ở giai đoạn muộn, dù không thể chữa khỏi bệnh, nhưng nếu phác đồ phù hợp, người bệnh có cơ hội kiểm soát bệnh lâu dài và sống khỏe mạnh.

Phương pháp điều trị chủ yếu là hóa trị, xạ trị, điều trị trúng đích... Tùy vào tình trạng bệnh, sức khỏe của người bệnh, các điều kiện bệnh lý khác, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phù hợp nhất.

Dấu hiệu nhận biết, các triệu chứng cảnh báo ung thư phổi

Các dấu hiệu của ung thư phổi khá đa dạng, người bệnh cần lưu ý khi gặp các triệu chứng sau:

- Ho: là triệu chứng thường gặp. Khoảng 80% bệnh nhân ung thư phổi có biểu hiện ho, có thể là ho khan, ho có đờm, ho ra máu. Nhưng ho là một triệu chứng rất không đặc hiệu, và ung thư không phải là nguyên nhân mà người bệnh nghĩ đến đầu tiên. Tuy nhiên, nếu bạn ho kéo dài, không rõ nguyên nhân và không đáp ứng với điều trị thì bạn nên đến chuyên khoa ung bướu để thăm khám.

- Khó thở: cũng là một triệu chứng hay gặp trong ung thư phổi. Cảm giác khó thở thường xuất hiện khi giai đoạn bệnh không còn sớm và hay gặp với khối u ở trung tâm gây hẹp lòng khí quản lớn hoặc do khối hạch trung thất chèn ép vào đường thở. Đôi khi, người bệnh còn có thể xuất hiện tiếng thở khò khè nặng nhọc.

- Đau ngực: hay gặp khi khối u đã xâm lấn đến thành ngực. Điểm đau thường tương ứng với vị trí khối u, người bệnh có thể bị đau tức ở vùng ngực, lưng hoặc vai. Các cơn đau có tính chất dai dẳng, âm ỉ, tăng lên khi ho hoặc hít thở sâu.

- Khàn tiếng: thường do khối u phổi trái hoặc hạch trung thất chèn ép vào dây thần kinh. Khi nội soi sẽ thấy tình trạng liệt dây thanh âm trái.

- Các triệu chứng: đau vùng vai, cánh tay, ngón tay kèm tê bì dị cảm xuất hiện khi khối u đỉnh phổi chèn ép đám rối thần kinh cánh tay. Các khối u vùng này còn có thể gây ra một số triệu chứng khác như sụp mí măt, nóng bừng và đỏ nửa mặt cùng bên.

- Hạch cổ: khi người bệnh tự sờ thấy khối hạch vùng cổ, đặc biệt là các hạch rắn chắc, to nhanh không đi kèm với các dấu hiệu viêm nhiễm vùng họng, miệng thì nên đến viện để nhận được thăm khám và tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa ung thư.

- Sụt cân: Trong các trường hợp sự sụt cân diễn ra nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân, không liên quan đến sự cắt giảm calo khẩu phần ăn, thì rất có thể do nguyên nhân bệnh ung thư gây ra.

PV

Tổng hợp

Chuyên mục Ung thư do báo điện tử Dân trí và CTCP Dược phẩm GHV phối hợp mở từ ngày 01/11/2019. Đây là nơi cung cấp cho độc giả những kiến thức, kinh nghiệm để dự phòng và hỗ trợ điều trị ung thư. Với thông điệp "đồng hành cùng bạn chiến thắng ung thư", chuyên mục còn là nơi để bệnh nhân ung thư và cộng đồng chia sẻ những câu chuyện, tâm sự và kinh nghiệm về quá trình điều trị và chiến đấu với căn bệnh ung thư. Chuyên mục có sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về các loại ung thư.
Để được tư vấn về sản phẩm giúp Dự phòng và Hỗ trợ điều trị ung thư hãy gọi vào số tổng đài miễn cước 18006808 (trong giờ hành chính) hoặc 0962686808 (hotline - ngoài giờ hành chính), email: tuvan@ghv.com.vn hoặc truy cập website https://genkstf.vn và https://ksol.vn.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VỀ DỰ PHÒNG VÀ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn Quý vị đã góp ý cho trang web.