Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2018
Sơ đồ tổ chức bộ máy cơ quan T.Ư Hội Nông dân Việt Nam
Sơ đồ tổ chức bộ máy cơ quan T.Ư Hội Nông dân Việt Nam
TIN TỨC - CHÍNH TRỊ - TÂM ĐIỂM
08:30 - 30/03/2018
Với việc mạnh dạn thuê 14ha đất để nuôi 25.000 con gà siêu đẻ và 15.000 con vịt, anh Nguyễn Văn Hồng (38 tuổi) ở thôn Ngọc An, xã Kim Bình, TP. Phủ Lý (Hà Nam) đã bỏ túi gần 4 tỷ đồng mỗi năm.
08:39 - 29/03/2018
Trong nỗ lực tái cơ cấu nông nghiệp, tỉnh Long An ráo riết hình thành các hợp tác xã rau sạch cho dù đầu ra đang gặp nhiều khó khăn.
08:24 - 28/03/2018
Trong khi nhiều vùng trồng rau trên địa bàn Hà Nội đang gặp khó khăn về đầu ra thì tại vùng trồng rau an toàn (RAT) Văn Đức (huyện Gia Lâm), toàn bộ sản lượng rau trên diện tích hơn 250ha vẫn tiêu thụ hết. Bình quân mỗi năm, toàn xã Văn Đức cung cấp ra thị trường hơn 35.000...
08:32 - 26/03/2018
Vào cuối tháng 3, nhiều thương lái Trung Quốc đổ xô đến xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu thu mua rau dớn. Rau dớn được người Trung Quốc gọi là “rau trường sinh” mua về làm thuốc và chế biến các món ăn dân dã. Giá rau này vì thế cũng tăng chóng mặt lên 30.000-35.000...
02:43 - 22/03/2018
Trong những năm qua, sự phát triển của các mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại Thủ đô chưa như kỳ vọng. Do vậy, năm 2018, Hà Nội xác định “đặt công nghệ cao lên bệ phóng” để đưa nông nghiệp bứt phá, cán mốc tăng trưởng 2,5%.
09:11 - 21/03/2018
Ai cũng biết canh tác hữu cơ rất khó, nhưng cái được của nó rất lớn, nhất là cân bằng hệ sinh thái, dùng thiên địch bảo vệ cây trồng, đặc biệt không dùng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), giữ gìn sức khỏe cho người và đất… Vì lẽ đó, Sở NNPTNT Hà Nội đang tích...
08:16 - 20/03/2018
Năm 2017 vừa qua, HTX Anh Đào (TP. Đà Lạt, Lâm Đồng) đã sản xuất và tiêu thụ được 44 ngàn tấn rau các loại với doanh thu đạt 210 tỷ đồng nhờ ứng dụng công nghệ cao sản xuất rau sạch, an toàn.
08:25 - 19/03/2018
"Chưa có vụ sản xuất nào lại thuận lợi, suôn sẻ, thời gian nhanh hơn so với những vụ trước như bây giờ" - đó là lời chia sẻ của anh Lò Văn Phấn, người nông dân được Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam - ông Thào Xuân Sùng tặng máy cày, đúng dịp vào vụ sản...
10:07 - 16/03/2018
Mặc dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng Cầu Đất Farm (xã Trạm Hành, TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng, sản phẩm chiếm lĩnh thị trường nhờ quy trình sản xuất nông sản khép kín, tự động hiện đại dựa trên hệ thống IoT (Internet of Things - kết nối vạn vật) thông minh của Intel.
08:37 - 15/03/2018
Hơn nửa năm nay, Agribank chi nhánh Củ Chi đã cho vay 27 tỷ đồng phát triển dự án Nhà máy sữa thanh trùng Củ Chi (Cuchimilk). Đây là một dự án lớn của Hợp tác xã Chăn nuôi bò sữa Tân Thông Hội được UBND TP.HCM hỗ trợ xây dựng với kỳ vọng trở thành mô hình điểm phát...
Toàn TP. HN đã có 105 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Toàn TP. HN đã có 105 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
14:43 - 22/03/2018
Trong những năm qua, sự phát triển của các mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại Thủ đô chưa như kỳ vọng. Do vậy, năm 2018, Hà Nội xác định “đặt công nghệ cao lên bệ phóng” để đưa nông nghiệp bứt phá, cán mốc tăng trưởng 2,5%.
Đoàn công tác TP.Hà Nội thăm khu sản xuất nấm của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Kinoko Thanh Cao. Ảnh: M.Đ |
Điểm nhấn 105 mô hình
Lãnh đạo thành phố và ngành nông nghiệp Hà Nội đều xác định phát triển nông nghiệp công nghệ cao (CNC) là xu thế tất yếu trong bối cảnh diện tích đất canh tác giảm dần và điều kiện thời tiết, khí hậu ngày càng khắc nghiệt, cực đoan. Đồng thời, đây cũng là giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nông sản và giá trị sản xuất nông nghiệp. Do đó, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC là một trong những vấn đề được thành phố quan tâm chỉ đạo suốt thời gian qua.
Từ năm 2013 đến nay, thành phố đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể góp phần chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, từng bước hình thành và phát triển các vùng sản xuất cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với yêu cầu thị trường. Đến nay, tỷ lệ ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp của Hà Nội đạt khoảng 25%. Nhìn chung, các mô hình ứng dụng CNC cho năng suất cao hơn phương thức sản xuất truyền thống từ 10 - 12% và hiệu quả kinh tế tăng từ 25 - 28%. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập, tiếp tục cải thiện đời sống cho người nông dân.
Theo đánh giá của ông Nguyễn Xuân Đại - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội: “Năm 2017 toàn thành phố có 105 mô hình ứng dụng nông nghiệp CNC. Trong đó các địa phương có nhiều mô hình là Mê Linh, Thường Tín, Gia Lâm, Thanh Oai... Các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC hiện nay tuy quy mô còn nhỏ, nhưng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với thực tế của Hà Nội”.
Ông Đại nêu điển hình là mô hình trồng lan hồ điệp ở HTX Đan Hoài (Đan Phượng) với quy mô 10.000m2 nhà lưới, chuyên sản xuất các loại hoa cao cấp như hoa lan, hoa ly...
Bà Bùi Hường Bích - Chủ nhiệm HTX Đan Hoài chia sẻ: “Chúng tôi đã đầu tư các cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại như nhà nhân giống nuôi cấy mô, nhà lưới sản xuất điều khiển nhiệt độ tự động qua hệ thống cảm ứng nhiệt máy tính và hệ thống tưới nước giữ ẩm tự động. Chính vì vậy mà sản phẩm hoa của HTX có màu sắc, hương thơm và độ bền khác biệt so với các nơi khác. Việc ứng dụng CNC trong sản xuất hoa lan hồ điệp đã mang lại doanh thu từ 4 - 5 tỷ đồng/ha/năm”.
Thu hút doanh nghiệp để bứt phá
Năm 2018 được kỳ vọng sẽ là năm gặt hái nhiều thành công của nông nghiệp CNC tại Hà Nội, đưa Hà Nội trở thành một trung tâm nông nghiệp CNC. Mục tiêu của Hà Nội đến năm 2020 đưa tỉ trọng giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt trên 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Trong đó việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn có vai trò rất quan trọng.
Theo báo cáo của Sở NNPTNT Hà Nội, năm 2017, toàn thành phố có 105 mô hình ứng dụng nông nghiệp CNC. Các mô hình này đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với thực tế của Hà Nội.
|
Theo ông Phạm Văn Khương – Phó Giám đốc Sở KHĐT Hà Nội, để thu hút doanh nghiệp đầu tư, trước mắt, các địa phương cần có cơ chế tạo quỹ đất; đồng thời phối hợp với doanh nghiệp thực hiện tốt các chương trình, đề án nông nghiệp đang triển khai trên địa bàn. Trong quá trình kêu gọi doanh nghiệp đầu tư, không thể thiếu HTX là cầu nối cực kỳ vững chắc để tổ chức cho các hộ nông dân sản xuất và liên kết với doanh nghiệp.
Mới đây, làm việc với các huyện về triển khai thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đã khẳng định quyết tâm của thành phố trong việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp CNC. Thành phố luôn đồng hành, ủng hộ, hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình cá nhân đầu tư ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp.
“Các sở, ngành, địa phương phải tập trung quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng CNC vào sản xuất, xây dựng các mô hình điểm để thu hút người dân, doanh nghiệp tham gia. Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh tập trung quy mô lớn, bảo đảm chất lượng, hiệu quả kinh tế cao và an toàn thực phẩm” - bà Hằng nêu rõ.
Nguồn: Dân Việt
Đồn là "rau trường sinh", thương lái Trung Quốc đổ xô mua rau dớn
TIN MỚI NHẤT
- Hội ND Hà Nội: Nâng cao chất lượng giám sát, phản biện xã hội
- Nữ sinh Lam Sơn giành học bổng toàn phần đại học hàng đầu Mỹ
- LẠ MÀ HAY: Bí quyết "lót ổ" đón củ cho cây dại, lãi 20 triệu/tháng
- Quảng Ngãi: Nhân rộng mô hình nuôi heo bằng thảo dược
- Tiêu chuẩn sức khoẻ nhân viên đường sắt
- Du lịch nông nghiệp: “Mỏ vàng” chờ khai phá
- Hà Nam: Phối hợp tăng cường an ninh chính trị ở cơ sở
- Làm giàu từ nghề nuôi ong mật
- Sầu Riêng sớm vụ được giá
- Thành phố Pleiku – Gia Lai: Tổ chức lễ công bố các xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017
Đồn là "rau trường sinh", thương lái Trung Quốc đổ xô mua rau dớn
08:32 - 26/03/2018
Vào cuối tháng 3, nhiều thương lái Trung Quốc đổ xô đến xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu thu mua rau dớn. Rau dớn được người Trung Quốc gọi là “rau trường sinh” mua về làm thuốc và chế biến các món ăn dân dã. Giá rau này vì thế cũng tăng chóng mặt lên 30.000-35.000 đồng/kg.
Nhiều thương lái Trung Quốc đổ về xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ thu mua rau dớn |
Rau dớn là một loại rau thuộc họ dương xỉ, mọc ở trong rừng, khe suối ở các tỉnh Tây Bắc, rau dớn mọc thành từng búi, khóm, sâu trong rừng... là một loại rau đặc sản của núi rừng, " được đồng bào dân tộc dao, Mông ở( xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) thu hoạch vào mùa xuân nhưng nhiều nhất vào tháng 3, để bán cho thương lái Trung Quốc.
Chia sẻ với phóng viên Dân Việt, chị Tẩn Sị Mẩy, bản Gia Khâu, xã Sì Lở Lầu cho biết: Giống cây rau dớn này có quanh năm nhưng vào mùa mưa thì cây tươi tốt nhất và ngon nhất. Cứ đến cuối tháng 3, thương lái Trung Quốc bắt đầu đến thu mua với số lượng lớn tại trung tâm xã và các chợ phiên, nên tôi bán được giá cao lắm, mỗi một 1kg bán tôi được 6 nhân dân tệ, đổi sang tiền Việt được 21.000 đồng.
Cây rau dớn có kích thước nhỏ, đầu cành cong như vòi voi với những lá non vươn thẳng, lá có mặt xanh bóng, sẫm màu, không có lông cả 2 mặt, gốc cây có màu đen cơm cháy. Phấn lá chỉ xuất hiện ở lá già, cọng non cuộn từ những cành có ít lông ở phần cuống ở trên rừng rất nhiều.Người dân miền núi ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu thường hay hái về nấu cùng với tỏi và nộm, hay xào cùng thịt bò, thịt dê núi...
Người dân thành phố Điện Biên đặc biệt ưa chuộng rau dớn bởi họ quan niệm rau rừng thường rất sạch và an toàn. Những năm gần đây, giá bán rau dớn ở đô thị rơi vào khoảng 30.000 - 35.000 đồng một kg, tùy từng thời điểm. Tuy nhiên, tại một số điểm chợ phiên vùng cao, rau dớn được các dân tộc Mông, dao bán với giá khoảng 5.000 đồng/bó. Chỉ với hai bó, bạn có thể nấu được một bữa cho cả gia đình thưởng thức.
Ông Tẩn Lao Xan, Chủ tịch UBND xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ cho hay: "Hiện nay, rau dớn được coi là một nguồn thu nhập phụ khác, sau nông nghiệp 1 vụ/ năm cho bà con dân tộc thiểu số tại xã. Đến mùa rau dớn mọc, nhiều bà con dậy từ 2 giờ sáng gói cơm nắm lên rừng hái rau mang về bán cho các tiểu thương Trung Quốc kiếm thêm ít tiền mua gạo và đồ sinh hoạt trong những tháng ngày nông nhàn. Thương lái Trung Quốc mua rau dớn về sấy khô, rồi làm thuốc và chế biến các món ăn khô như là măng khô Tây Bắc nên bán được giá cao".
Theo y học cổ truyền, rau dớn có vị mát, lợi tiểu, chống táo bón, giảm các cơn đau âm ỉ do đại tràng và giúp ngủ sâu. Đối với nhiều tộc người, rau dớn là "vua" các loại rau. Nó không chỉ giúp cải thiện chất lượng bữa ăn hàng ngày mà còn là món đặc sản để đãi khách trong các dịp lễ hội. |
Nguồn: Dân Việt
3 bí quyết cực độc giúp HTX bán hơn 35.000 tấn rau/năm, không lo ế
3 bí quyết cực độc giúp HTX bán hơn 35.000 tấn rau/năm, không lo ế
08:24 - 28/03/2018
Trong khi nhiều vùng trồng rau trên địa bàn Hà Nội đang gặp khó khăn về đầu ra thì tại vùng trồng rau an toàn (RAT) Văn Đức (huyện Gia Lâm), toàn bộ sản lượng rau trên diện tích hơn 250ha vẫn tiêu thụ hết. Bình quân mỗi năm, toàn xã Văn Đức cung cấp ra thị trường hơn 35.000 tấn rau với trên 30 chủng loại, giá trị thu nhập bình quân hơn 400 triệu đồng/ha/năm.
Ông Nguyễn Văn Minh – Giám đốc HTX Văn Đức hướng dẫn công nhân sơ chế, đóng gói, bảo quản sản phẩm sau khi thu hoạch. Ảnh: Thu Hà |
Tiêu thụ thuận lợi, bán rau giá cao
Thời điểm này, mặc dù giá rau ở nhiều địa phương khác đang xuống thấp nhưng trên cánh đồng RAT Văn Đức, không khí sản xuất của bà con vẫn rất nhộn nhịp. Theo nhiều hộ sản xuất, rau ở đây luôn được bán với giá cao hơn so với các nơi khác từ 1.000 – 1.500 đồng/kg.
Ông Đặng Văn Phúc ở thôn Trung Quan 1, xã Văn Đức phấn khởi chia sẻ: “Gia đình tôi trồng 1,6 mẫu RAT, trong đó có 1 sào trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhờ sản xuất theo chuỗi, toàn bộ sản phẩm được HTX đứng ra bao tiêu nên xã viên không lo về đầu ra”.
Theo ông Phúc, sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP, ông Phúc và các hộ trồng rau ở Văn Đức đều được cấp một cuốn sổ nhật ký đồng ruộng. Theo đó, những hoạt động sản xuất hàng ngày đều phải ghi đầy đủ từ thời gian bón phân, phun thuốc, nhãn hiệu thuốc sử dụng, gieo trồng giống gì, diện tích bao nhiêu… Để từ đó, nhóm trưởng kiểm tra hàng ngày giúp các hộ dân điều chỉnh cho phù hợp. Đặc biệt, những hộ dân, những nhóm sẽ giám sát chéo nhau, nếu hộ hoặc nhóm nào vi phạm sẽ ngay lập tức bị phê bình trên hệ thống loa truyền thanh của toàn xã.
“Liên kết trồng rau tạo thành vùng hàng hóa tập trung và tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình về trồng RAT, rau VietGAP nên sản phẩm rau của Văn Đức bán rất dễ dàng, chưa bao giờ bị “dội chợ” hay phải “giải cứu” như các vùng trồng rau khác. Nhất là thời điểm này, giá rau xuống thấp nhiều nơi phải nhổ bỏ, nhưng chúng tôi vẫn tiêu thụ rau ngon lành. Cụ thể: Đối với rau cải bắp, gia đình tôi vẫn xuất bán cho HTX với giá 2.500 – 3.000 đồng/kg, cao hơn các vùng khác khoảng 1.000 -1.500 đồng/kg. Nhờ trồng rau, bình quân mỗi tháng gia đình tôi có thu nhập từ 10 – 12 triệu đồng/tháng”- ông Phúc phấn khởi nói.
3 bí quyết không sợ “ế”
Hiện, toàn xã Văn Đức có 250ha RAT, trong đó 15ha sản xuất theo quy trình VietGAP. Ông Nguyễn Văn Minh – Giám đốc HTX Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp xã Văn Đức cho biết, nhằm giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất rau ngay tại ruộng, HTX đã thực hiện mô hình kiểm tra cộng đồng áp dụng hệ thống đảm bảo có sự truy xuất nguồn gốc (PGS) trong sản xuất RAT. Hiện nay, HTX đã thành lập được 20 nhóm sản xuất và 5 liên nhóm, mỗi nhóm từ 25 – 30 hộ thành viên trồng rau. Trong đó, mỗi nhóm sẽ bầu ra một tổ trưởng đảm nhiệm việc giám sát, quản lý và đảm bảo toàn bộ diện tích rau được trồng theo đúng quy trình. Các hộ thành viên đều được cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội tập huấn sản xuất RAT, sản xuất theo VietGAP, phòng trừ dịch hại IPM... Bên cạnh đó, mỗi hộ còn được cấp sổ nhật ký đồng ruộng cập nhật đầy đủ thông tin quy trình sản xuất (thời gian, cách sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu sinh học...).
Nhờ sản xuất theo đúng quy trình, rau của HTX đã được đưa vào hệ thống siêu thị ở Hà Nội (Co.opmart, Metro…) và một số tỉnh, thành phố. Trung bình mỗi ngày HTX cung cấp ra thị trường khoảng 40 – 50 tấn rau các loại. Trong số đó khoảng 70% sản lượng được tiêu thụ tại hệ thống siêu thị và chợ đầu mối trên địa bàn thành phố, số còn lại tiêu thụ tại các tỉnh lân cận. Đặc biệt, HTX vẫn đang duy trì xuất khẩu hàng năm từ 300 – 500 tấn rau rau cải thảo sang Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc.
Chia sẻ về kinh nghiệm giải quyết tốt vấn đề đầu ra, ông Minh cho biết, ngoài tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trồng RAT, rau VietGAP, HTX đã tổ chức sản xuất đa dạng các loại rau, cân đối diện tích gieo trồng, tránh làm ồ ạt một loại rau khiến khó bán, giá cả không đảm bảo. Cùng với đó, HTX ký hợp đồng với các doanh nghiệp cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho xã viên.
Phó Chủ tịch UBND xã Văn Đức Đinh Văn Yên cho biết, sản phẩm RAT của Văn Đức đã có nhãn hiệu, truy xuất nguồn gốc xuất xứ nên vấn đề đầu ra đã không còn là mối lo ngại. Tuy nhiên về lâu dài, để duy trì và nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất của vùng RAT, Văn Đức mong muốn được thành phố, Sở NNPTNT đẩy nhanh tiến độ xây dựng trạm bơm cung cấp nguồn nước sạch phục vụ nông dân trồng RAT.
Với 250ha diện tích trồng rau, xã Văn Đức có sản lượng rau khá lớn, đạt 35.000-40.000 tấn rau mỗi năm nhưng vẫn được HTX tiêu thụ ổn định. Đặc biệt, HTX vẫn đang duy trì xuất khẩu hàng năm từ 300 – 500 tấn rau rau cải thảo sang Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc. Hiệu quả kinh tế trồng rau đạt 550-600 triệu đồng/ha/năm, trừ chi phí còn lãi 420-450 triệu đồng/ha.
Ông Nguyễn Văn Minh –
Giám đốc HTX Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp xã Văn Đức |
Nguồn: Dân Việt
Nữ sinh Lam Sơn giành học bổng toàn phần đại học hàng đầu Mỹ
Nữ sinh Lam Sơn giành học bổng toàn phần đại học hàng đầu Mỹ
Lê Ngân Hà, học sinh lớp 12 chuyên Anh trường THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa) vừa nhận giấy báo trúng tuyển vào 5 trường đại học ở Mỹ. Cả năm trường đều dành cho em nhiều mức hỗ trợ tài chính hấp dẫn, trong đó Williams College - ngôi trường đại học cổ kính bậc nhất nước Mỹ.
16:07 - 30/03/2018
Trúng tuyển 5 trường đại học ở Mỹ, nữ sinh xứ Thanh chọn ngôi trường cổ kính Williams College - nơi em giành học bổng toàn phần.
hành tích học tập của Ngân Hà khiến nhiều học trò xứ Thanh ngưỡng mộ. |
Lê Ngân Hà, học sinh lớp 12 chuyên Anh trường THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa) vừa nhận giấy báo trúng tuyển vào 5 trường đại học ở Mỹ. Cả năm trường đều dành cho em nhiều mức hỗ trợ tài chính hấp dẫn, trong đó Williams College - ngôi trường đại học cổ kính bậc nhất nước Mỹ.
Ngân Hà cho hay sẽ chọn Williams College bởi trường cam kết tặng suất học bổng toàn phần trị giá khoảng 5,2 tỷ đồng cho em cộng với cơ hội được làm thêm trong trường để trang trải chi phí sinh hoạt. Williams College thuộc tốp đầu trong bảng xếp hạng trường đại học trong nhóm Liberal Arts Mỹ vào năm 2015.
Nuôi giấc mơ du học từ nhỏ
Sinh ra trong gia đình có hai chị em, Ngân Hà là chị cả. Từ nhỏ, bố mẹ đã định hướng cho em theo đuổi ước mơ du học. Vốn tính tự lập sớm, từ lớp 8, Hà lên kế hoạch học tập nghiêm túc, nhất là đối với các môn Toán, Văn, Anh.
Nữ sinh xứ Thanh từng đạt nhiều thành tích trong các kỳ thi cấp quốc gia và quốc tế. Năm lớp 10, Hà đạt huy chương đồng môn tiếng Anh tại cuộc thi các trường THPT chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng Bắc Bộ. Năm lớp 12, em đạt giải nhì học sinh giỏi quốc gia và huy chương bạc tại cuộc thi các trường THPT chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng Bắc Bộ cùng ở môn ngoại ngữ.
Trong hồ sơ du học của Hà, thành tích đặc biệt nhất là giải thưởng cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học lớn nhất thế giới diễn ra tại Mỹ năm 2016. Ngân Hà là đồng tác giả dự án về tái chế dầu nhờn và giành giải đặc biệt do Tập đoàn Phát triển bền vững Ricoh, Mỹ trao tặng. Trước đó, dự án giành giải nhất cấp quốc gia.
Từ tháng 4/2017, Ngân Hà bắt đầu nộp hồ sơ ứng tuyển vào 10 trường đại học ở Mỹ. Em đã tích đủ điều kiện như: đạt 1550/1600 SAT 1; với SAT 2, môn Toán đạt điểm số tối đa 800/800, môn Văn 730/800; TOEFL 117/120.
Hà chia sẻ, bố (làm cán bộ ngân hàng) ảnh hưởng lớn đến em, giúp em theo đuổi ước mơ du học. “Từ hồi học cấp 1, bố đã mua sách triết học phương Tây về cho em đọc. Em không hiểu nhiều nhưng bắt đầu làm quen từ đó”, Hà nói và cho hay mãi đến năm lớp 11 mới bắt đầu "thấm" những gì bố cho đọc.
Bài luận - điểm khác biệt khiến nữ sinh giành học bổng đại học danh tiếng
Ngân Hà chia sẻ, bản thân trở thành ứng viên được Đại học Williams College lựa chọn có lẽ không nằm ở thành tích mà ở bài luận. “Khi viết bài luận, em tránh nói quá nhiều về thành tích mà tập trung nói về tư tưởng vô thần của bản thân”, Ngân Hà nói.
Hà lập luận, nhiều người cho rằng những gì xảy ra trong cuộc đời mỗi con người đều là kết quả của môi trường xung quanh, của thuyết định mệnh nào đó. Trái lại, em nghĩ những gì xảy ra với mình đều xuất phát từ con người mình, chứ không phụ thuộc nhiều vào yếu tố bên ngoài.
“Từ đó, chúng ta phải có trách nhiệm đối với hành động, suy nghĩ, cuộc sống của mình, chứ không nên đổ lỗi cho những yếu tố bên ngoài, dù là thực tại hay thần linh”, Hà diễn đạt lại bài luận mà em đã làm trong hồ sơ.
Trong bài luận, Ngân Hà nói về sự giao thoa giữa âm nhạc, ngôn ngữ và triết học. Hà lấy ví dụ các tác phẩm của Trịnh Công Sơn - người có ảnh hưởng lớn tới âm nhạc Việt Nam giai đoạn 1975. Ngôn ngữ trong những tác phẩm của ông có chất thơ, chất nhạc, giàu tính triết lý, hơi hướng Phật giáo, hiện sinh. “Em phân tích kỹ mối tương quan này. Qua nhạc Trịnh, em cho người đọc thấy được sự giao thoa giữa ngôn ngữ, triết học và âm nhạc Việt Nam”.
Ngân Hà cho rằng, những hiểu biết, sự phát hiện này phần nào giúp em khác biệt giữa rất nhiều học sinh đến từ khắp nơi trên thế giới. “Điểm số của em có cao mấy thì cũng sẽ có người cao hơn. Chỉ có tính cách, quan điểm của cá nhân mới là điều khác biệt mà trường tìm kiếm”, nữ sinh phân tích.
Ngoài yêu thích piano, Ngân Hà tích cực tham gia hoạt động ngoại khóa, nhưng em không tham gia quá nhiều mà chỉ chọn hoạt động yêu thích. Được học đàn piano từ năm lớp một và ba năm nay, Hà đã tự mở lớp dạy đàn miễn phí cho các em nhỏ gần nhà. Từ năm lớp 10, nữ sinh là Chủ tịch câu lạc bộ tiếng Anh của trường chuyên Lam Sơn.
Thầy Chu Anh Tuấn, Hiệu trưởng trường THPT chuyên Lam Sơn, cho biết Ngân Hà là học sinh giỏi, có thành tích cao ở các kỳ thi quốc gia. “Việc Hà được các trường đại học ở Mỹ lựa chọn là niềm vinh dự cho em, gia đình và nhà trường. Em là tấm gương để các thế hệ học sinh Lam Sơn phấn đấu”, thầy Tuấn nói.
Hiện tại, việc học tập của Ngân Hà vẫn diễn ra bình thường. Dự kiến, nữ sinh nhập học Williams College vào khoảng giữa tháng 8/2018.
Nguồn: VNE
DANH BẠ ĐIỆN THOẠI TRUNG ƯƠNG HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM
DANH BẠ ĐIỆN THOẠI TRUNG ƯƠNG HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM
Cơ quan trung ương hội việt nam
Địa chỉ: Phố Tôn Thất Thuyết – Cầu Giấy – Hà Nội
Số Tổng đài: 04 - 38456137 (Bấm số nội bộ cần gọi)
Fax: 04 - 37340312
Trực bảo vệ: 04 - 37958008
Mã vùng: 04
Thường trực trung ương hội
STT
|
Họ và Tên
|
Chức vụ
|
Số điện thoại cơ quan
|
1
|
Lại Xuân Môn
|
Chủ tịch
| |
2
|
Lều Vũ Điều
|
Phó Chủ tịch Thường trực
|
37340184
|
3
|
Nguyễn Hồng Lý
|
Phó Chủ tịch
|
38434105
|
4
|
Nguyễn Văn Phan
|
Phó Chánh Văn phòng- Thư ký Chủ Tịch
|
04.38456137 (#201)
|
Văn phòng
STT
|
Họ và Tên
|
Chức vụ
|
Số điện thoại
|
CQ
NR
| |||
1
|
Phạm Tiến Nam
|
Chánh văn phòng
|
37958009
|
2
|
Phạm Xuân Hồng
|
PVP- Tổng hợp
|
37958021
|
3
|
Trần Thị Ánh Tuyết
|
PVP - Quản trị
|
38439395
|
4
|
Phòng Tổng Hợp: - Đức - Hà -Nguyễn Trang
|
Phó trưởng phòng
|
37958026
|
5
|
Phòng Tổng Hợp 2: - Đinh Trang - Trung
| ||
6
|
Phòng Quản trị: - Thi - Xuân Hoàn - Tùng - Kiên - Châm
|
Phó trưởng phòng
|
37958025
|
7
|
Phòng Kế Toán 1: - Hồng Vân - Hải Hà
|
37341826
| |
8
|
Phòng Kế Toán 2: - Kim Dung - Minh Hoàn - Tuấn Anh
|
37958024
| |
9
|
Phòng Kế Toán 3: - Ngọc Anh
| ||
10
|
Phòng thủ quỹ: - Nga
|
37958023
| |
11
|
Phòng Lưu Trữ: - Bùi Liên - Hương
| ||
12
|
Phòng Đánh Máy: - Hiển Liên - Chính
| ||
13
|
Phòng Văn Thư: - Huệ - Ngọc - Thùy - Hường
|
38456137
| |
14
|
Phòng Phục Vụ: - Duyên - Phương Anh - Quỳnh
| ||
15
|
Phòng Kỹ Thuật: - Phú
| ||
16
|
Đội xe - Phòng 1: - Khánh - Mạnh
| ||
17
|
Phòng Kế Hoạch - Tài Chính 1: - Song Hương - Nguyên
|
37958027
| |
18
|
Phòng Kế Hoạch- Tài Chính 2: - Việt Hà - Thùy - Đại - Hậu
| ||
19
|
TT Công Nghệ TT&TT: - Sơn - Hậu
| ||
20
|
Cổng TTĐT HND: - Oanh - Thủy - Thảo - Minh
|
37332765
| |
21
|
Phòng phát triển bền vững: - Tùng
|
Trưởng phòng
| |
22
|
Phòng tiếp dân
| ||
23
|
Phòng họp số 1
| ||
24
|
Phòng họp số 2
| ||
25
|
Phòng họp số 3
| ||
26
|
Phòng họp số 4
| ||
27
|
Phòng họp Thường Vụ
| ||
28
|
Hội trường tâng 2
| ||
29
|
Hội trường tâng 11
| ||
30
|
Nhà ăn
|
Ban kiểm tra
STT
|
Họ và Tên
|
Chức vụ
|
Số điện thoại
|
CQ
NR
| |||
1
|
Bế Thị Yến
|
Trưởng Ban
|
37335305
|
2
|
Nguyễn Thị Vân Anh
|
Phó trưởng ban-GĐTT tư vấn pháp luật ND
|
37958031
|
3
|
Nguyễn Văn Hải
|
Phó Trưởng Ban
|
37958004
|
4
|
Phòng Chuyên viên 1: - Thu Hà - Loan - Bích Hải
|
Phó trưởng ban-GĐTT tư vấn pháp luật ND
| |
5
|
Phòng Chuyên viên 2: - Thu Hà - Loan - Bích Hải
|
Phó trưởng ban-GĐTT tư vấn pháp luật ND
|
Ban tuyên huấn
STT
|
Họ và Tên
|
Chức vụ
|
Số điện thoại
|
CQ
NR
| |||
1
|
Nguyễn Hồng Sơn
|
Trưởng Ban
|
37958002
|
2
|
Lê Văn Khôi
|
Phó Trưởng Ban
|
37958034
|
3
|
Hoàng Phó Dân - Tuấn Anh
|
Phó trưởng ban-GĐTT Thông tin
|
37958005
|
4
|
Ngô Văn Hùng
|
Phó Trưởng Ban
| |
5
|
Kiều Vân - Vân Anh - Hằng
| ||
6
|
Thu Hiền - Thanh Bình - Trường - Đức
| ||
7
|
Đức Quảng - Tô Huy Hùng
| ||
8
|
Chu Thị Hương - Trình - Anh Tuấn
|
37958032
|
Ban kinh tế
STT
|
Họ và Tên
|
Chức vụ
|
Số điện thoại
|
CQ
NR
| |||
1
|
Nguyễn Văn Chính
|
Trưởng Ban
|
37338973
|
2
|
Phạm Hữu Văn
|
Phó Trưởng Ban
|
37958040
|
3
|
Nguyễn Đức Ngọc
|
Phó Trưởng Ban
|
37958041
|
4
|
Phòng Chuyên viên 1: - Hồng Thái
| ||
5
|
Phòng Chuyên viên 2 : - Chiến - Đồng - Lâm
| ||
6
|
Phòng Chuyên viên 3: - Hạnh
|
Ban Xã hội, Dân số và Gia đình
STT
|
Họ và Tên
|
Chức vụ
|
Số điện thoại
|
CQ
NR
| |||
1
|
Lê Anh Dũng
|
Trưởng Ban
|
37958039
|
2
|
Nguyễn Tiến Vượng
|
Phó Trưởng Ban
|
37958037
|
3
|
Phạm Thu Hương
|
Phó Trưởng Ban
|
37958035
|
4
|
Trần Mạnh Hoài
|
Phó Trưởng Ban
| |
5
|
Phòng Chuyên viên 1: - Cung - Mai
| ||
6
|
Phòng Chuyên viên 2 : - Tuyết
| ||
7
|
Phòng Chuyên viên 3: - Hưng - Tất Thanh - Thơm - Lan Hương
|
Ban Dân tộc, Tôn giáo- Quốc phòng, và An ninh
STT
|
Họ và Tên
|
Chức vụ
|
Số điện thoại
|
CQ
NR
| |||
1
|
Vũ Quốc Huy
|
Trưởng Ban
|
37341544
|
2
|
Nguyễn Minh Doanh
|
Phó Trưởng Ban
|
37958046
|
3
|
Lò Trung Kiên
|
Phó Trưởng Ban
| |
4
|
Phòng Chuyên viên 1: - Nghiêu - Thảo
| ||
5
|
Phòng chuyên viên 2: - Mai - Châu
|
Ban Tổ Chức
STT
|
Họ và Tên
|
Chức vụ
|
Số điện thoại
|
CQ
NR
| |||
1
|
Lương Quốc Đoàn
|
Trưởng Ban
|
37341549
|
2
|
Huỳnh Thị Thu Trang
|
Phó Trưởng Ban
|
37958029
|
3
|
Nguyễn Thị Bích Ngọc
|
Phó Trưởng Ban
| |
4
|
Nguyễn Khắc Toàn
|
Phó Trưởng Ban
| |
5
|
Phòng cơ sở: - Huyền - Liễu
|
Phó trưởng phòng
| |
6
|
Phòng Cán Bộ: - Trường - Vũ Hương
|
Phó trưởng phòng
| |
7
|
Phòng Thi đua KT: - Lan Thanh - Thu Hương
|
Ban hợp tác quốc tế
STT
|
Họ và Tên
|
Chức vụ
|
Số điện thoại
|
CQ
NR
| |||
1
|
Nguyễn Xuân Định
|
Trưởng Ban
|
37346743
|
2
|
Vũ Lê Y Voan
|
Phó Trưởng Ban
|
37958043
|
3
|
Nguyễn Thị Việt Hà
|
Phó Trưởng Ban
| |
4
|
Phòng Chuyên viên 1 : - Giang - Hương
| ||
5
|
Phòng Chuyên viên 2: - Minh Huệ - Quỳnh Hoa
|
37958042
|
Quỹ hỗ trợ nông dân
STT
|
Họ và Tên
|
Chức vụ
|
Số điện thoại
|
CQ
NR
| |||
1
|
Nguyễn Xuân Thắng
|
Trưởng Ban
|
37686452
|
2
|
Lê Thị Doanh
|
Phó Trưởng Ban
|
37958006
|
3
|
Phòng Chuyên viên 1: - Nguyệt Hà - Hạnh - Quân
|
37958017
| |
4
|
Phòng Chuyên viên 2: - Kim Liên - Thảo
| ||
5
|
Phòng Chuyên viên 3: - Hùng - Phương - Mạnh - Nga
|
37958018
|
Trung tâm môi trường nông thôn
STT
|
Họ và Tên
|
Chức vụ
|
Số điện thoại
|
CQ
NR
| |||
1
|
Triệu Thị Bích Thủy
|
Giám đốc
|
38434100
|
2
|
Nguyễn Thị Kim Hoa
|
Phó giám đốc
|
37958020
|
3
|
Đỗ Minh Hải
|
Phó giám đốc
| |
4
|
Phòng Chuyên viên 1: - Huyền - Thuận - Thu Thủy
| ||
5
|
Phòng Chuyên viên 2: - Hào - Hà Sơn
|
Trung tâm hỗ trợ nông dân, nông thôn
STT
|
Họ và Tên
|
Chức vụ
|
Số điện thoại
|
CQ
NR
| |||
1
|
Lê Thị Thanh Hương
|
Giám đốc
|
37958007
|
2
|
Phạm Huy Hưng
|
Phó giám đốc
|
37958022
|
3
|
Phòng Chuyên viên 1: - Tưởng - Chung - Phượng
|
37686914
| |
4
|
Phòng Chuyên viên 2: - Hương Giang - Thơ - Trinh
| ||
5
|
Phòng Chuyên viên 3 : - Sơn - Liên - Loan
| ||
6
|
Phòng Chuyên viên 4 : - Quỳnh Trang - Nam Giang
|
Trường cán bộ hội nông dân việt nam
STT
|
Họ và Tên
|
Chức vụ
|
Số điện thoại
|
CQ
NR
| |||
1
|
Vũ Ngọc Bình
|
Hiệu trưởng
|
37684812
|
2
|
Nguyễn Hoàng Mạnh
|
Phó hiệu trưởng
|
37684814
|
3
|
Vũ Thế Hằng
|
Phó hiệu trưởng
|
37688508
|
4
|
Nguyễn Văn Sinh
|
Phó hiệu trưởng
|
37684980
|
5
|
Lý Quốc Sum
|
Phó hiệu trưởng
|
0510.3938999
|
6
|
Phòng Kế Toán : - Huyền - Bích Hà
|
37684813
| |
7
|
Phòng đào tạo : - Sỹ Hùng - Hoàng
|
37686964
| |
8
|
Khoa Nông vận : - Hương - Quế
| ||
9
|
Khoa cơ sở: - Chẩu Thị yến - Yến Thao - Hoàng Anh
|
37956658
| |
10
|
Bảo vệ
|
37684981
| |
11
|
Phòng Hành Chính: - Ngọc Minh - Việt Cường
|
37686513
| |
12
|
Phòng Văn Thư
|
66838047
| |
13
|
Phòng Lễ Tân
|
37687082
| |
14
|
Phạm Thị Kim Anh
|
Phó hiệu trưởng
|
60753555
|
Trường trung cấp nghề hội nông dân Việt Nam
STT
|
Họ và Tên
|
Chức vụ
|
Số điện thoại
|
CQ
NR
| |||
1
|
Nguyễn Văn Đại
|
Hiệu trưởng
|
37955857
|
2
|
Nguyễn Văn Hiến
|
Phó hiệu trưởng
|
37686476
|
3
|
Phạm Văn Thiện
|
Phó hiệu trưởng
|
37956623
|
4
|
Phòng Tổ chức - Hành chính: - Thanh - Nắm - Kế - Khiết
|
37956624
| |
5
|
Phòng kế toán: - Ng Thanh Tâm- Ngọc Ly - Trần Thanh Tâm - Thảo
|
37686481
| |
6
|
Phòng dào tạo: - Cầu - Cường - Oanh - Hiếu
|
37686477
| |
7
|
Phòng Giáo viên: - Đức Anh - Lan Hương - Phạm Thị Hương - Liên
|
37956091
| |
8
|
CS DN KV Bắc Trung Bộ tại Nghệ An: - Hưng
|
Phó giám đốc
|
0383.824565
|
9
|
CS DN KV Miền trung Tay Nguyên tại Đà Nẵng: - Phát
|
Phó giám đốc
| |
10
|
CS DN KV phía Bắc tại Tuyên Quang: - Cam
|
Phó giám đốc
|
0273774333
|
Văn phòng đảng ủy
STT
|
Họ và Tên
|
Chức vụ
|
Số điện thoại
|
CQ
NR
| |||
1
|
Lưu Văn Bính
|
Phó Bí Thư Thường trực Đảng ủy
|
37958033
|
2
|
Lại Bích Thủy
|
Báo nông thôn ngày nay
STT
|
Họ và Tên
|
Chức vụ
|
Số điện thoại
|
CQ
NR
| |||
1
|
Lưu Quang Định
|
Tổng biên tập
|
38462592
|
2
|
Phan Huy Hà
|
Phó Tổng biên tập
|
37280822
|
3
|
Lê Minh Đức
|
Phó Tổng biên tập
| |
4
|
Phòng HT-CT
|
37282661
| |
5
|
Ban Thư ký Tòa soạn
|
38474245
| |
6
|
Báo Điện tử Dân việt
|
38489820
| |
7
|
Phòng Kế toán
|
38431216
| |
8
|
Ban Công tác hội
|
38470500
| |
9
|
Ban Kinh tế - Chính trị
|
38470501
| |
10
|
Ban Văn - Xã
|
37281997
| |
11
|
Ban Bạn đọc
|
37280752
| |
12
|
Trung tâm PH - QC
|
38489822
| |
13
|
Văn thư
|
38472263
|
Tạp chí nông thôn mới
STT
|
Họ và Tên
|
Chức vụ
|
Số điện thoại
|
CQ
NR
| |||
1
|
Dương Đức Nguyện
|
Tổng biên tập
|
38470483
|
2
|
Nguyễn Thị Thanh Huyền
|
Phó Tổng biên tập
|
38453445
|
3
|
Mai Thu Hà
|
T.Phòng biên tập
|
37281062
|
4
|
Đỗ Thị Sâm
|
T.Phòng Trị sự-Kế toán
|
38470876
|
5
|
Phòng Biên tập
|
37281062
| |
6
|
Phòng Thư ký
|
37280985
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)