Đây là Quảng trường Thời đại là một giao lộ chính ở Manhattan

Quảng trường Thời đại (Times Square) là một giao lộ chính ở Manhattan, nối Đại lộ Broadway và Đại lộ Số bảy, kéo dài từ Đường 42 Tây đến Đường 47 Tây, New York.[1] Quảng trường Thời đại gồm những khối nhà nằm giữa Đại lộ Số sáu và Đại lộ Số chín, từ đông sang tây; giữa Đường thứ 39 Tây và Đường thứ 52 Tây, từ nam ra bắc; tạo thành phần phía tây của vùng thương mại Midtown Manhattan.

Du lịch ở Chicago

Chicago nằm ở đông bắc bộ tiểu bang Illinois, trên bờ tây nam của hồ Michigan. Đây là thành phố chính của vùng đô thị Chicago tại Trung Tây Hoa Kỳ và vùng Ngũ Đại Hồ. Chicago nằm trên một đường phân thủy lục địa tại điểm Chuyển tải Chicago, nối lưu vực sông Mississippi và lưu vực Ngũ Đại Hồ. Thành phố nằm bên hồ nước ngọt Michigan rộng lớn, và hai sông là sông Chicago qua trung tâm và sông Calumet chảy qua vùng công nghiệp South Side.[42][43] Lịch sử và kinh tế của Chicago gắn chặt với hồ Michigan. Phần lớn vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy của khu vực trước đây sử dụng sông Chicago, song hiện nay các tàu to chở hàng trên hồ sử dụng cảng Lake Calumet tại South Side. Hồ Michigan giúp điều hòa khí hậu cho Chicago; khiến cho các khu phố ven hồ có chút ấm hơn vào mùa đông và mát hơn vào mùa hạ.

Đây là Trang Web của Chi cục Kiểm Lâm Thanh Hóa

Vui lòng truy cập địa chỉ website "http://klth.org.vn/"

Đây là Cầu Tháp Luân Đôn

Cầu Tháp Luân Đôn (tiếng Anh: Tower Bridge) là một công trình kết hợp cầu treo với cầu nâng (có thể mở ra cho tàu thuyền lớn đi qua) bắc qua sông Thames tại Luân Đôn, thủ đô Vương quốc liên hiệp Anh. Cây cầu được hoàn thành năm 1894, nằm liền với Tháp Luân Đôn, trở thành một biểu tượng nổi tiếng, gắn liền với thành phố Luân Đôn và với nước Anh nói chung. Đây cũng là cây cầu cuối cùng xuôi dòng Thames nằm trong địa phận thành phố. Cầu thường hay bị nhầm lẫn với Cầu Luân Đôn (London Bridge) nằm cách nó không xa.

Đây là trang Web của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa

Vui lòng truy cập địa chỉ sau "http://snnptnt.thanhhoa.gov.vn"

Powered By Blogger

Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2019

Xông đất dịch giả "Người giàu cũng khóc"

Xông đất dịch giả "Người giàu cũng khóc"


Thứ Ba, 31/01/2012 13:55 GMT+7
(TT&VH) - Trong không khí Xuân Nhâm Thìn, tại TP Tuy Hòa - Phú Yên, dịch giả Người giàu cũng khóc ra mắt 30 tác phẩm mới nhưng không phải bằng chữ mà bằng sơn dầu. Đây là triển lãm tranh cá nhân đầu tiên của nhà văn, dịch giả Đào Minh Hiệp.
Xuất thân là kỹ sư mỏ địa chất, Đào Minh Hiệp ngoài sáng tác, dịch thuật văn chương, ông còn là một cây cọ lành nghề. Thể loại yêu thích nhất của ông là tranh tĩnh vật, phong cảnh và chân dung. Nhân cuộc triển lãm, TT&VH “xông đất” đầu năm nhà văn Đào Minh Hiệp từ chuyện hội họa đến văn chương, nhất là trong tình hình kinh tế ảm đạm các năm qua khiến “người giàu cũng khóc” trở thành câu nói cửa miệng của rất nhiều người.
Tĩnh vật về chiếc phong bì
* Xem tranh của ông, thấy đậm phong cách Nga, vậy nước Nga để lại những dấu ấn gì khi ông làm văn học, nghệ thuật?
- Mê vẽ từ nhỏ, nhưng tôi chỉ có ý thức học hội họa từ những ngày ngồi trên giảng đường ĐH Thăm dò địa chất Moskva giữa những năm 60 thế kỷ trước. Vì tiếp xúc thường xuyên với các tác phẩm hội họa Nga, nên tôi cũng bị ảnh hưởng ít nhiều từ phong cách của họ, nhất là của nhóm họa sĩ Triển lãm lưu động (Peredvizhniki) như: Shishkin, Vaxiliev, Kramskoi, Repin, Aivazovxki, Kuinji, Levitan, Savrasov, Perov, Polenov… Ngoài mỹ thuật, tôi còn được tiếp xúc với văn học, âm nhạc, điện ảnh Nga... Cũng chính trong thời gian này, tôi đã tập dịch những truyện ngắn của nhà văn Nga Turghenev. Những món ăn tinh thần đó cùng với tình cảm sâu nặng mà người Nga dành cho chúng tôi đã góp phần quan trọng trong việc nuôi dưỡng tâm hồn và lý tưởng của nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam lúc bấy giờ.
Chân dung tự họa của Đào Minh Hiệp
* Tranh tĩnh vật mô tả những đồ vật vô tri vô giác, tuy nhiên, tôi thấy nhiều người lại quan tâm đến tĩnh vật của anh, nhất là bức Tĩnh vật với bình trà.Có gì đặc biệt ở đó?
- Bức tranh có bố cục khá đơn giản: bộ bình trà, ly pha cà phê, trái táo, đĩa và nĩa. Có vẻ chủ nhân của những đồ vật đó chuẩn bị dùng bữa sáng. Tuy nhiên có một chi tiết gây nên sự tò mò, đó là chiếc bì thư nằm dưới chiếc đĩa. Người xem suy luận: chủ nhân vừa mới nhận thư, hay ăn xong sẽ đi gởi thư, có thể chủ nhân mới nhận “phong bao”, hay chuẩn bị “phong bao” để giải quyết công việc?... Có anh bạn xem xong bảo tôi: anh vẽ chiếc phong bì mang hàm ý tiêu cực. Mấy bữa sau, anh bạn cưới vợ cho con, tôi đến dự đám cưới với chiếc phong bì, hỏi lại, phong bì này là tiêu cực hay tích cực? Anh bạn cười.
Ngày xưa, chiếc phong bì chỉ là phương tiện trao đổi thông tin, nhưng ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, chiếc phong bì đã có thêm nhiều chức năng mới, mà vài chục năm trước không ai có thể ngờ tới. Những đồ vật tưởng như vô tri vô giác nhưng lại có ý nghĩa “mở” để người xem cùng chia sẻ sự cảm nhận.
Tác phẩm Tĩnh vật với bình trà
Mỏ nghệ thuật vô biên
* Người ta biết nhiều đến Đào Minh Hiệp qua bản dịch các bộ tiểu thuyếtĐức mẹ mặc áo choàng lông, Khát vọng đổi đời, Thám tử buồn… và nhất là bộ phim và cuốn sách Người giàu cũng khóc - còn có tên khác là Nước mắt người giàu. Xin hỏi ông, trong hai cái tên này, ông thích tên nào hơn?
- Nếu tôi nhớ không nhầm, vào thời gian cả nước chiếu bộ phim này đã có một cuộc tranh luận khá thú vị về hai cái tên đó trên một tờ báo có lượng phát hành cực lớn. Tên Nước mắt người giàu là tôi dịch từ bản tiếng Nga do Đài Truyền hình Phú Yên (nay là VTV Phú Yên) khai thác. Còn tên Người giàu cũng khóc là do Đài truyền hình VN dịch sau này. Tôi và các bạn ở Truyền hình Phú Yên cho rằng, “ái, ố, hỉ, nộ” là trạng thái tình cảm của tất cả mọi người, bất kể giàu nghèo. Và “khóc” chỉ diễn tả được một khía cạnh là nỗi đau của con người, còn “nước mắt” thì nghĩa rộng hơn. Chính vì vậy mà chúng tôi dịch là Nước mắt người giàu. Sau này, khi in sách, để thuận lợi trong khâu phát hành, NXB xin phép chúng tôi được lấy tên Người giàu cũng khóc.
* Ông là kỹ sư thăm dò khai thác mỏ địa chất, theo ông, việc đào mỏ dưới lòng đất khó hay dễ hơn “đào mỏ trong nghệ thuật”? Ở tuổi về hưu, “mỏ nghệ thuật” mà ông đang “khai thác” đã cạn hay vẫn “dồi dào”?
- Trong quá trình khai thác hai loại “mỏ” đó, có một sự khác biệt rất quan trọng. Với mỏ khoáng sản, các nhà địa chất như chúng tôi có thể đánh giá trữ lượng của mỏ một cách chính xác. Còn với mỏ sáng tạo nghệ thuật, chẳng văn nghệ sĩ nào có thể đoan chắc khả năng sáng tạo của mình tới đâu. Chính vì vậy mà khai thác mỏ nghệ thuật, khó hơn nhiều.
Bản thân tôi, chưa bao giờ dám tự nhận mình là văn nghệ sĩ. Sáng tác nghệ thuật với tôi như một thú vui để bồi dưỡng tâm hồn và tìm sự đồng cảm, cũng giống như những người khác thích hát, thích chụp ảnh, chơi cây kiểng… Chỉ có điều tôi có hai “mỏ” văn và vẽ để luân phiên khai thác. Khi mỏ này sắp cạn, tôi chuyển sang mỏ kia, nhờ vậy mà vẫn tìm thấy niềm vui sáng tạo khi đã về hưu.
* Với tình hình kinh tế ảm đạm như hiện nay, sẽ có nhiều “người khóc”. Nhưng rõ ràng là, cái sự khóc vì cơm áo không thể nào đáng sợ bằng sự nghèo nàn trong tâm hồn. Năm mới ông có lời chúc nào đến độc giả?
- Trong hoạt động kinh tế, thành bại là chuyện thường tình, với những người có sức đề kháng thì “thua keo này, bày keo khác”. Điều quan trọng, đúng như anh nói, là đừng để tâm hồn bị cạn kiệt. Tôi chúc cho tất cả mọi người hãy trân trọng và gìn giữ cái vốn quý tâm hồn, vì nó chính là động lực quan trọng cho mọi thành đạt trong cuộc sống.
Hoàng Nhân (thực hiện)

Vì sao "Người giàu cũng khóc"?

Vì sao "Người giàu cũng khóc"?

28/06/2015 04:17 PM | SỐNG

Rapper người Mỹ, Bigiie Smalls từng nói: "càng nhiều tiền, càng chuốc phiền". Dù chưa phải là tỉ phú nhưng với tài sản khoảng 160 triệu USD vào thời điểm qua đời năm 1997, có lẽ Smalls hiểu một vài điều về những cạm bẫy của tiền bạc.

Vậy chúng ta có nên cảm thấy hối tiếc vì quá giàu? Nhiều tiền có thực sự mang lại nhiều phiền hà hơn giá trị của nó? Trang hỏi đạp Quora đã kịp ghi lại vài câu trả lời của những người nổi tiếng về vấn đề này.

Không cần nỗ lực

Tác giả của cuốn sách được chuyển thể thành phim The Social Network, Ben Mezrich cho rằng, ngoại trừ vấn đề tài chính, những tỉ phú cũng có những vấn đề giống bất kỳ một người bình thường nào.

Tuy nhiên, một điểm khác biệt quan trọng đó là vấn đề giữa tỉ phú và con cái. "Những đứa con trong gia đình siêu giàu luôn gặp phải nhiều vấn đề, bởi chúng không bao giờ phải nỗ lực, trong khi nỗ lực là thứ giúp chúng ta mạnh mẽ lên. Nỗ lực là điều kiện cần, là chìa khóa để phát triển, là thứ giúp chúng ta thích nghi. Nếu bạn không phải nỗ lực, bạn không thể trở nên thông thái hay mạnh mẽ, cuộc sống cứ thế trôi đi", Mezrich viết.

"Mọi người thường nghĩ rằng các tỉ phú có thể dùng tiền để giải quyết bất kỳ vấn đề gì. Mọi người cũng nghĩ rằng có nhiều tiền đồng nghĩa với có ... vô tận tiền. Vì vậy khi bạn không chi đủ để giải quyết một vấn đề, bạn sẽ bị chỉ trích. Tiền bạc giúp bạn thu hút sự chú ý của tất cả mọi người, sẽ rất khó để nhìn ra ai là người bạn thực sự.", Phillip Remaker viết.

Khó duy trì hôn nhân

Paul Sullivan thì cho rằng việc có quá nhiều tiền khiến việc duy trì hôn nhân là một thử thách lớn. "Hôn nhân với tất cả mọi người giống như một cuộc thi ma ra tông. Có rất nhiều thời điểm bạn sẽ cảm thấy muốn từ bỏ nhưng bạn vẫn tiếp tục gắn bó với nó, thương là vì ly hôn sẽ rất tốn kém và phiền phức", Sullivan viết. Tuy nhiên với người giàu thì mọi việc đơn giản hơn nhiều, họ có ít động lực hơn để vượt qua những giai đoạn khó khăn trong hôn nhân.

Nơm nớp sợ mất mạng

An toàn cá nhân luôn là điều quan tâm số 1 của các tỉ phú. Họ sợ bị bắt cóc, cũng như ai đó đang nghe trộm điện thoại của mình.

Sự đố kỵ

Không dễ dàng cho một đứa trẻ lớn lên trong gia đình siêu giàu. Một người con trai của tỉ phú, không tiết lộ thân phận cho biết, vấn đề lớn của anh ta là tới trường với ánh mắt ghen tị của mọi người bởi cha anh ta kiếm được nhiều tiền hơn bố mẹ họ. "Người lớn lẫn con cái họ luôn muốn chỉ tay vào gia đình tôi", anh chia sẻ.

Tâm lý "cả làng được nhờ"

Những vấn đề nội bộ cũng phức tạp. "Nhiều người không hiểu rằng bố tôi đang sống rất xa hoa vào thời điểm hiện tại (ông ấy ngoài 60 tuổi), không có nghĩa là ông ấy cũng như vậy 10 năm trước. Để có được cơ ngơi này, ông đã phải làm việc trên 80 giờ mỗi tuần. Vậy mà họ hàng và vài thành viên trong gia đình, và thậm chí cả những người khác nghĩ rằng họ có thể được tận hưởng lối sống đó nhờ vào bố tôi.

"Sự thực đáng buồn đó là hãy đưa giao cho họ một công việc hình thức có trả lương để họ ngừng đòi hỏi".

Hoàng Vân

Theo Trí Thức Trẻ

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2019

Bức thư răn dạy con của cố Thủ tướng Đài Loan Tôn Vận Tuyền được cả thế giới ngưỡng mộ

Bức thư răn dạy con của cố Thủ tướng Đài Loan Tôn Vận Tuyền được cả thế giới ngưỡng mộ

Ngày 07/02/2019 18:54 PM (GMT+7)

Sau nhiều năm bức thư không chỉ là lời bộc bạch từ tâm can của một người cha gửi đến con mà còn là bài học quý giá về cuộc sống dành cho tất cả mọi người.

buc thu ran day con cua co thu tuong dai loan ton van tuyen duoc ca the gioi nguong mo - 1
Không chỉ nổi tiếng là một chính khách có tầm ảnh hưởng rộng lớn, cố Thủ tướng Đài Loan Tôn Vận Tuyền còn được biết đến với những câu nói dạy con vô cùng thấm thía và xúc động. Trước khi qua đời, cố Thủ tướng để lại bức thư với những lời răn dạy con trai vô cùng ý nghĩa được báo chí, công chúng tôn vinh và nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
buc thu ran day con cua co thu tuong dai loan ton van tuyen duoc ca the gioi nguong mo - 2
Gia đình cố Thủ tướng khi các con còn nhỏ.
Nội dung bức thư cố Thủ tướng Tôn Vận Tuyền gửi con trai:
“Con trai yêu dấu! Viết những dòng căn dặn này, cha dựa trên 3 nguyên tắc:
- Đời người phúc họa vô thường, không ai có thể biết trước mình sống được bao lâu. Vậy nên, có những việc nên nói sớm thì sẽ tốt hơn.
- Nếu ta không nói với con những điều này thì sẽ chẳng có ai nói với con cả. Bởi ta là cha của con.
- Những điều dưới đây là kết quả từ kinh nghiệm xương máu, những lần nếm mùi thất bại và cay đắng trong cuộc đời mà bản thân cha đã trải qua. Nó sẽ giúp con tiết kiệm số lần vấp ngã trên bước đường trưởng thành của con sau này.
Và đây là những điều con nên ghi nhớ trong đời:
1. Đừng mất thời gian cho những người đối xử tệ bạc với con. Trong cuộc đời này, không ai có nghĩa vụ phải tốt với con, ngoại trừ ta và mẹ con. Với người đối xử tốt với mình, ngoài việc con phải biết ơn và trân quý thì thận trọng suy xét. Ở đời, ai làm việc gì cũng phải có mục đích và nguyên nhân, họ chưa chắc thật lòng giúp đỡ nên con chớ vội vàng xem đó là tri kỷ.
2. Ở đời, không ai là không thể thay thế hoặc gắn bó với con mãi mãi. Hiểu được lẽ này, ngay cả khi người bạn đời không cần con nữa hoặc đánh mất thứ yêu quý nhất, con cũng đừng tự chuốc lấy buồn phiền, hãy nghĩ chẳng có gì to tát cả.
3. Đời người ngắn ngủi, nếu hôm nay con lãng phí thời gian thì ngày mai sẽ giật mình nhận thấy quãng đời đó chẳng bao giờ có thể trở lại. Con càng sớm trân trọng cuộc đời thì sẽ tận hưởng cuộc sống nhiều hơn. Thay vì cầu mong sống thọ, con hãy cứ tận hưởng đi.
buc thu ran day con cua co thu tuong dai loan ton van tuyen duoc ca the gioi nguong mo - 3
4. Trên thế gian này chẳng hề có chuyện tình yêu vĩnh cửu, đó chỉ là cảm xúc nhất thời. Bởi theo thời gian và hoàn cảnh tìm cảm cũng sẽ thay đổi. Nếu người yêu rời xa con, hãy để thời gian chữa lành vết thương. Đừng bao giờ ôm hận hay chìm đắm trong nỗi đau để rồi bi lụy vì tình.
5. Có nhiều người đạt được thành công vang dội dù việc học hành dở tệ. Điều này không có nghĩa là không cần học mà vẫn thành công. Những điều con học được là vũ khí trong tay. Con có thể làm nên sự nghiệp từ hai bàn tay trắng nhưng đừng bao giờ thiếu sự hiểu biết. Hãy ghi nhớ điều này!
6. Cha không thể bao bọc mãi cho con trên bước đường trưởng thành và càng không yêu cầu con phải phụng dưỡng ta trong nửa quãng đời còn lại. Con cần phải tự lập và đây là lúc cha đã làm tròn trách nhiệm của mình. Sau này cuộc sống của con ăn ngon mặc đẹp, lái xe sang hay sống kham khổ thì tự mình lo liệu.
7. Con có thể yêu cầu bản thân toàn tâm toàn ý với người khác nhưng không thể bắt họ giữ chữ tín với mình. Không phải con đối đãi với người ta thế nào thì sẽ nhận lại được như thế. Con sẽ tự mang phiền phức và bức bối cho mình nếu không hiểu điều này.
8. Cha đã mua vé số hơn mười mấy, hai mươi mấy năm nay nhưng chưa một lần đoạt giải, dù là giải thấp nhất. Điều này chứng tỏ rằng muốn thành công phải nỗ lực và chăm chỉ làm việc chứ đừng mong đợi vào may mắn.
9. Gia đình là duyên phận duy nhất, vậy nên hãy trân quý khoảng thời gian sum họp và sống đoàn tụ. Bởi kiếp sau, dù có thương hay không thì cũng khó còn gặp lại nhau.
Cuối cùng, cha muốn nói với con cách tốt nhất để đền đáp công ơn cha mẹ là chăm sóc tốt cho bản thân. Với trẻ nhỏ hãy ân cần dạy bảo. Đối xử với mọi người thật ôn hòa, nuôi dưỡng các mối quan hệ hướng tới sự hoàn thiện.
Không chỉ là bức thư dạy con, những điều mà cố Thủ tướng gửi gắm còn là nguyên tắc, bài học làm người quý báu. Nhiều thế hệ người đọc vẫn coi những lời căn dặn này là bài học lớn cho mình trong việc nuôi dạy con cái.
Công nương Kate có nhiều điểm nuôi dạy con giống mẹ chồng Diana được Hoàng gia Anh khen ngợi
Công nương Diana và Kate Middleton đều là những bà mẹ tuyệt vời, hết lòng vì con cái theo những cách rất riêng.
Theo Mộc Trác (Khám phá)

Tâm thư gửi cô gái chê game thủ không có tương lai

Tâm thư gửi cô gái chê game thủ không có tương lai


"Bạn, cô gái ạ, bạn chính xác là một người không gặp may mắn đúng nghĩa đen, vớ phải một ông bạn trai vô trách nhiệm với cả gia đình lẫn người yêu."

LTS: Mới đây một bài viết của một cô gái đã khiến cho cả làng game Việt rúng động khi chê bai anh chàng người yêu của cô chỉ biết ngồi chơi game mà chẳng quan tâm tới bất kỳ thứ gì khác. Cụ thể hơn cô gái này lên tiếng cho rằng "những người chơi game đều là trẻ con, không biết suy nghĩ cho tương lai, cho gia đình và việc chơi game chỉ làm lãng phí thời gian của tuổi trẻ.
 
Ngay lập tức chúng tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi của độc giả, những người đang theo dõi câu chuyện này. Phần đông trong số họ đều tỏ ra tức giận vì bị đánh đồng với hình mẫu một game thủ "vô dụng", chỉ biết ngồi một chỗ chơi game. Nhưng trong số đó chúng tôi tìm thấy một bức thư của độc giả có địa chỉ quang1214...@gmail.com với những phân tích chân thực cũng như đánh giá hết sức khách quan về tình cảnh mà cô gái này đang gặp phải, cũng như những nhận định mà theo anh chàng game thủ này về sự việc đang diễn ra, mời các bạn độc giả cùng thưởng thức:
“Kể ra mà nói thì những gì bạn nói thì đúng là cũng có cơ sở thôi. Người chưa biết thì vẫn coi game là trò giải trí vô thưởng vô phạt. Tôi không phủ nhận. Kiếm tiền từ game khó, rất khó, và đòi hỏi người chơi phải vô cùng nghiêm túc trong công việc của họ, dù chỉ đơn giản là ngồi trước màn hình máy tính. Còn tất cả những người khác, dù đam mê đến đâu, yêu game đến mức nào đi chăng nữa, thì cũng chỉ là chơi game để tìm niềm vui mà thôi.
Tôi cũng là một trong số đó. Chơi game trong mắt phụ huynh và cả xã hội giống như một thú vui chỉ dành cho con trẻ. Nhưng trong cái thế giới ảo đó, chúng tôi dường như được quên hết đi mệt mỏi của cuộc sống thực tại, có thể cùng bạn bè anh em giải trí thỏa thuê không phải lo lắng gì.
 
Nhưng sau những phút sôi nổi và nhiệt huyết đó, chúng tôi lại quay trở về cuộc sống thực, với cơm áo gạo tiền ngày ngày kêu gào đòi hỏi. Chẳng gì cũng là đấng nam nhi, có đam mê tới đâu cũng không thể nào quên đi trách nhiệm vốn có của bản thân với gia đình và những người chúng tôi quan tâm.
Vì thế cho nên, cô gái ạ, những người biết lắng nghe trong số chúng tôi thực sự không hề giận dỗi hay trách móc gì bạn đâu. Thay vào đó tôi thấy bạn đáng thương hơn là đáng giận. Người đời lúc nào cũng nói "đen thôi, đỏ thì quên đi", và bạn, cô gái ạ, bạn chính xác là một người không gặp may mắn đúng nghĩa đen, vớ phải một ông bạn trai vô trách nhiệm với cả gia đình lẫn người yêu.
 
"Các anh ra trường đi làm đã 2, 3 năm rồi mà trong mắt chúng tôi, các anh vẫn chỉ như những đứa trẻ chưa chịu lớn mà thôi. Các anh khoe mua account game, mua đồ các thứ (nói thật là tôi cũng không hiểu) mất vài triệu hay vài chục triệu. OK, tiền các anh làm ra tôi không dám ý kiến nhiều về việc phải sử dụng thế nào cho đúng, nhưng với những nhân vật ảo mà báo chí viết đầy ra về những tiêu cực ấy lại được đặt lên trên gia đình và người yêu anh."
Không có "các" ở đây đâu cô gái ạ. Bạn đang lấy ví dụ minh họa cụ thể, ở đây chính là anh bạn trai của cô để đánh đồng chúng tôi, và phải nói là cái dẫn chứng này của cô chẳng thuyết phục chút nào cả. Dĩ nhiên vẫn có những kẻ tối ngày mê đắm game mà bỏ bê cuộc sống thực, đổ tiền tấn vào game trong khi tiền ăn còn chẳng đủ, nhưng đó là những con sâu làm rầu nồi canh, những cá nhân gián tiếp khiến cho tình yêu với game của chúng tôi bị nhiều người nhìn bằng ánh mắt kỳ thị, khinh rẻ.
"Người yêu anh - là tôi đây, không phải mới quen nhau đâu mà đến một bó hoa anh cũng không có. Tôi cũng có lòng tự trọng, là con gái chứ không phải là hòn đá, tôi cũng có cảm xúc. Còn các em trẻ hơn ạ. Tuổi trẻ các em chỉ đến một lần, đừng bán rẻ nó qua những ngày tháng trước màn hình máy tính. Liên minh, Dota gì gì ấy dẹp hết đi."
 
Vẫn phải nói lại một điều, bạn quá đen cô bạn của chúng tôi ạ. Biết nói sao để những chia sẻ của tôi không trở thành nhàm chán nhỉ? Tôi cũng có một nửa để sẻ chia, để quan tâm. Tôi nhớ từng ngày quan trọng giữa chúng tôi, và dĩ nhiên điều đó chẳng hề ảnh hưởng đến khoảng thời gian tôi chơi game sau khi cô ấy đã đi ngủ để sáng hôm sau đi làm sớm. Cô ấy không hề phiền lòng vì việc tôi mê game, đơn giản vì thú vui của tôi, cũng giống như việc đi làm tóc, mua váy vóc và đi ăn vặt cùng bạn bè của cô ấy chẳng hề ảnh hưởng gì tới mối quan hệ của cả hai cả.
Ấy là chưa kể, các em trẻ, trách nhiệm nó còn đến từ từ, chứ không ập một cái rũ bỏ được cuộc sống ăn chơi học hành của em vài ngày trước khi ra trường để bước vào cuộc đời của một anh ngày ngày làm công ăn lương đâu. Mà kể cả đi làm thì càng phải chơi game. Tôi sống qua quãng đời đó tôi biết chứ. Ngày xưa không làm bài tập thì có thể bị trừ điểm. Giờ công việc được giao mà không làm thì cầm bát ra ngã tư mà đi làm ăn xin. Nhiều mệt mỏi áp lực lắm chứ. Đó cũng là lúc game "cứu rỗi" những phút yếu lòng của chúng tôi.
 
Cô gái ạ, nếu muốn phàn nàn về bạn trai mình, chúng tôi không cấm, và cũng chẳng có quyền cấm. Nhưng hãy bỏ một vài phút để thoát khỏi cái miệng giếng mà cô đang mắc kẹt để nhìn ra một thực tế rằng, chính sự mệt mỏi trong mối quan hệ tình cảm với anh chàng kia là thứ khiến cho bạn có những đánh giá sai lầm và phiến diện về những người mê game như chúng tôi."

Theo Trí Thức Trẻ

Người vợ viết tâm thư vì chồng mình quá nghiện game

Người vợ viết tâm thư vì chồng mình quá nghiện game


Có thể thấy rằng, không chỉ riêng tại Việt Nam, mà tình trạng những anh chàng đã có gia đình nhưng không thể bỏ được game đang là vấn nạn không của riêng ai

Mới đây, một cô vợ đang có bầu đã phải viết một bức thư trong lúc hoảng loạn, gửi tới chuyên gia tâm lý Samantha Rodman của Huffington Post và phàn nàn về tình trạng chồng cô quá ham mê game, mà bỏ bê cuộc sống thực. Có thể thấy rằng, không chỉ riêng tại Việt Nam, mà tình trạng những anh chàng đã có gia đình nhưng không thể bỏ được game đang là vấn nạn không của riêng ai, không của riêng quốc gia nào:
 
"Tôi đang có bầu và đang rất lo lắng về tình trạng nghiện game của ông chồng mình. Tôi thực sự không tin vào việc có con rồi những ông chồng sẽ thay đổi đâu. Giờ đây anh ấy chơi game quá độ, toàn thức khuya mặc dù phải đi làm vào sáng sớm.
Năm đầu chúng tôi chuyển về ở với nhau, anh ấy không chơi game khi có vợ ở cạnh vì anh sợ vợ mình sẽ đánh giá không tốt. Hồi đó thật tuyệt. Nhưng rồi chồng tôi bắt đầu chơi game trở lại. Bất kỳ khi nào không phải làm việc hoặc đi ngủ, anh lại dán mắt vào màn hình máy tính. Thậm chí anh còn không nghĩ rằng mình chơi game nhiều nữa cơ. Tôi cũng định viết để anh ấy hiểu rằng anh chơi game nhiều cỡ nào, nhưng toàn quên khuấy mất.
Giờ đây anh ấy là nguồn thu nhập chính của cả gia đình, vì tôi chỉ làm việc bán thời gian. Chính vì thế nên khi về nhà chồng tôi chỉ chơi game chứ chẳng thèm làm việc nhà như quét dọn rửa bát. Mặc dù mỗi tuần tôi phải làm việc 40 tiếng, di chuyển 5 tiếng đồng hồ để đến chỗ làm, tôi vẫn phải nấu ăn và dọn dẹp nhà cửa. Giờ đây có vẻ như chồng đã hối lỗi, nhưng chỉ sau 5 10 phút giúp tôi việc nhà, anh ấy lại cắm đầu vào máy tính chơi game cả tiếng đồng hồ.
 
Tôi thấy việc anh ấy chơi game cứ như nghiện thuốc lá vậy, cứ một lúc lại phải ngồi chơi kẻo... không chịu nổi?!
Đối với anh, phàn nàn về chơi game là không thể chấp nhận, và không có chuyện anh ấy giảm thời gian chơi game. Cứ đề cập là anh lại dỗi: "Đã thế thì anh không chơi nữa". Bình thường anh thức đến 3h sáng chơi game dù rằng 7h sáng phải đi làm.
Anh ấy thức rất khuya nên sáng đi làm luôn mệt mỏi. Anh ấy đang nuôi sống cả gia đình, dù không làm việc nhà nhưng nếu không có anh thì chẳng ai trả hóa đơn điện nước và nhu yếu phẩm cả. Năm ngoái anh làm một công việc yêu cầu phải hoạt động 60 tiếng 1 tuần. Tiền kiếm cũng khá, nhưng chồng tôi trông thật thê thảm. Hồi đó tôi không dám phàn nàn vì anh chơi game vào ban đêm. Anh vẫn đến hôn lên má tôi, chúc ngủ ngon và chạy ra thẳng máy tính ngồi cho đến khi buồn ngủ. Tôi thì phải nấu bữa tối và đem đến tận bàn cho anh.
Trong mắt tôi, anh vẫn là một người đàn ông tốt, tôi có thể viết cả ngày về anh, nhưng game không phải một trong số đó. Sau khi có con không biết chuyện này sẽ tệ đến mức nào nữa."
 
Những người bình thường họ sẽ chỉ chơi game trong một khoảng thời gian nhất định là sẽ thôi hoặc sẽ nhanh chán. Thế nhưng, những người nghiện game luôn có thể chơi hàng giờ liên tục không nghỉ bên cạnh máy tính hay smartphone của mình. Người nghiện game sẽ không có khái niệm hay định hình được thời gian hay không gian khi chơi game.
Trong tâm trí người nghiện game luôn xuất hiện những hình ảnh của trò chơi nhảy múa trong đầu kể cả khi đang ngủ hay đang thức để rồi lại ảo tưởng về sức mạnh của mình . Nếu bạn biết một người nào đó mà ngày nào cũng phải vào game ít nhất 4, 5 lần và luôn miệng nhắc tới game mình đang chơi thì đấy thực sự là một game thủ nghiện game chính hiệu rồi đó. Điều này thật sự không đến mức là những biểu hiện của người nghiện game tiêu cực hay quá lố mà chỉ do họ có sự đam mê quá mạnh mẽ về những game mình chơi mà thôi.
Nguy hiểm hơn cả, họ không có khả năng kiểm soát được thời gian chơi game nên nhiều dự định chỉ là chơi game trong 15 - 20 phút hay chỉ vào xem một chút thôi rồi đi ra, nhưng họ không thể ngừng lại như dự kiến mà chơi game liên tục trong nhiều giờ. Nhiều game thủ đã chơi thâu đêm khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi do đó bỏ bê những công việc quan trọng hay bỏ dở việc học hành của mình. Họ bỏ mặc các mối quan hệ bạn bè và gia đình, những người rất thân thiết với họ trước đây. Các trường hợp nghiện game nặng, đôi khi những game thủ bỏ qua cả việc vệ sinh cá nhân và không chịu tắm rửa đến cả tuần.

Theo Trí Thức Trẻ

Bố mẹ sẽ từ mặt nếu tôi theo nghiệp game thủ để kiếm sống

Bố mẹ sẽ từ mặt nếu tôi theo nghiệp game thủ để kiếm sống


Trong thâm tâm, tôi biết rằng việc chơi game có thể chỉ là tạm thời, và nó không bền vững, nhưng hiện nay nó lại khiến cho tôi kiếm được tiền, những số tiền không hề nhỏ. Sau này, tôi có thể nhờ vào số tiền tiết kiệm từ việc chơi game để mở một cửa hàng để buôn bán, hay mở một quán Net.

Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã thích chơi game. Đó là khi bố mẹ đi làm, khóa cửa nhốt tôi ở trong nhà và tôi chỉ biết làm bạn với những chiếc máy điện tử bốn nút. Những trò chơi trên 4 nút nhiều lúc chẳng thể làm khó được tôi, tôi phá đảo Mario trước sự thán phục của bạn bè. Lớn lên, tôi biết chơi Liên Minh Huyền Thoại và so với những đứa bạn trong lớp, tôi chơi ngày càng giỏi.
Thậm chí, khi học cấp 3, tôi đã bắt đầu chơi Liên Minh Huyền Thoại theo team và bắt đầu đi thi đấu một số giải nhỏ ở ngoài quán Net.
 
Tất nhiên, để có thể liên tục luyện tập chơi game, việc học hành của tôi sa sút, không được như ý muốn. Thành tích học tập thể hiện rõ qua điểm số qua những bài kiểm tra tại trường, khi tôi không còn đạt được những điểm 8, 9, 10 như trước kia, ngay cả ở 3 môn thi đại học là Toán, Lý, Hóa. Thay vào đó là những điểm số 5, 6, 7, thậm chí cả dưới điểm trung bình.
Việc chơi game chuyên nghiệp là quá khó đối với một học sinh cấp 3, khi tôi thậm chí chỉ có thể đánh rank online mà thôi. Tôi không có nhiều cơ hội ra quán Net để tập luyện cùng team, những trận đấu tập thường kéo dài về khuya, nhưng tôi lại chẳng thể ra quán Net để chơi được. Việc luyện tập cùng thường bị đứt đoạn khi ngay cả ở nhà, mỗi lần tôi ngồi vào máy tính thì đều nhận phải cái nhìn khó chịu từ phía cha mẹ.
Việc chơi game ngày càng trở lên khó khăn hơn vào những tháng sát ngày thi, tôi thậm chí có những ngày không được chơi Liên Minh Huyền Thoại. Điều này khiến cho phản ứng cũng như cảm giác chơi game của tôi sa sút nghiêm trọng, nó thậm chí khiến tôi cảm thấy có giảm giác bất lực và thất vọng sau những trận đấu, khi mà tôi đánh bị thua đường đối thủ và có những pha tham gia combat lỗi cùng đồng đội.
Thức đêm chơi Liên Minh Huyền Thoại, tôi bắt đầu trốn học dần
Rất may rằng tôi cũng đỗ đại học, với điểm số chưa đến 20, vào một trường đại học loại trung tại Hà Nội. Dù vậy thì sau khi bước vào cánh cổng đại học, tôi quyết định sẽ dành ra hẳn một khoảng thời gian để luyện tập trở Liên Minh Huyền Thoại trở lại.
Thế nhưng mọi chuyện không như ý muốn, việc vừa luyện tập game chuyên nghiệp, vừa theo học đại học khiến thành tích của tôi sụt giảm thậm tệ. Sau kỳ 1, tôi trượt đến 4 môn trong tổng số 7 môn theo học, mà đó chỉ là học kỳ đầu.
Những đêm chơi Liên Minh Huyền Thoại đến 3, 4h đêm cũng đánh đổi với việc buổi sáng khi đến trường, tôi cảm thấy mệt mỏi và đi kèm với đó là những buổi trốn tiết, trốn học triền miên. Học đại học đôi lúc đơn giản khi có bạn điểm danh hộ, nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn mất đi sự giám sát khiến bạn tập trung vào việc học.
\
 
Thành tích học tập tệ hại khiến cho tôi thậm chí không dám kể lại với bố mẹ. Mặc dù team Liên Minh Huyền Thoại của tôi đã có khởi sắc, nhưng đổi lại là thành tích học tập giảm sút. Sang đến học kỳ 2, tôi thậm chí chỉ vượt qua duy nhất một môn học.
Thành tích học tập tại đại học khiến tôi cảm thấy chán nản với việc học, tôi không tìm ra động lực của việc học, đặc biệt khi nghe thấy những tin tức trên tivi, khi ngay cả những cử nhân tốt nghiệp đại học cũng chưa chắc có thể kiếm được việc làm.
Tuy nhiên, việc chơi game hiện tại lại giúp tôi kiếm được không ít tiền, số tiền lên đến cả chục triệu đồng. Sau mấy năm chơi game Liên Minh Huyền Thoại, vừa thi đấu chuyên nghiệp, vừa cày thuê giúp người khác. Tôi chơi Liên Minh Huyền Thoại hàng ngày và tôi thực sự cảm thấy thích chơi nó. Liên Minh Huyền Thoại như một phần cuộc sống của tôi và tôi cảm thấy mình khó có thể một ngày mà không chơi game. Tôi chơi Liên Minh Huyền Thoại mỗi ngày, và được vui cười cùng đồng đội khi chiến thắng.
Có lần, tôi đã bày tỏ với mẹ rằng mình muốn nghỉ học, và sẽ theo nghiệp game thủ để kiếm sống. Ngay lập tức, mẹ tôi khóc rồi bỏ lên trên tầng. Sau đó, cả bố và mẹ tôi cùng xuống nói chuyện với tôi.
\
Bố mẹ dọa từ mặt nếu tôi bỏ học, chơi game kiếm sống
Bố liên tục quát và nói rằng tôi hư hỏng, không biết làm gì chỉ biết chơi game. Đó là điều mà ông đã nói từ thời cấp 3. Bố tôi quay ra nói mẹ tôi chiều tôi, dẫn đến tôi sinh hư, chỉ biết chơi game, không chịu học hành. Sau cùng bố nói sẽ từ mặt nếu tôi bỏ học, chơi game.
Trong thâm tâm, tôi biết rằng việc chơi game có thể chỉ là tạm thời, và nó không bền vững, nhưng hiện nay nó lại khiến cho tôi kiếm được tiền, những số tiền không hề nhỏ. Sau này, tôi có thể nhờ vào số tiền tiết kiệm từ việc chơi game để mở một cửa hàng để buôn bán, hay mở một quán Net.
Tôi không muốn đi học đại học nữa, tôi cảm thấy mệt và không thích việc đến trường. Thứ nhất là tôi biết rằng mình đã mất gốc học rồi. Tôi nợ nhiều môn học và nếu muốn học lại, bạn sẽ phải tốn cả đống tiền. Hơn thế nữa, nếu đi học lại thì tôi sẽ không thể chơi game, không kiếm được tiền nữa, mà thậm chí tôi sẽ phải bỏ ra không ít tiền để học lại. Bạn bè tôi có người đã sắp tốt nghiệp, trong khi tôi vẫn lẹt đẹt với cả đống môn học bị nợ. Tôi chán nản và không muốn đi học tiếp, nhưng tôi lại sợ nếu mình thất học, nếu mình bỏ học thì cha mẹ sẽ buồn, sẽ mắng nhiếc, trách móc tôi. Tôi không biết nên làm gì bây giờ?

Theo Trí Thức Trẻ

Thời khóa biểu gây sốc của bà mẹ hai con từ bỏ ngân hàng ở nhà nội trợ

Thời khóa biểu gây sốc của bà mẹ hai con từ bỏ ngân hàng ở nhà nội trợ

"Hôm nay đi họp lớp, mấy đứa bạn cũ khoe nhau làm này làm kia lương nghìn đô, mình chỉ bảo làm nội trợ thế là chúng nó cười túm tỉm".
Vừa qua, tại một diễn đàn trên mạng xã hội, mẹ trẻ tên H.D chia sẻ những tâm sự xoay quanh cuộc sống thường nhật của mình. Tốt nghiệp đại học loại giỏi và có công việc văn phòng ổn định với mức lương khá, cuộc sống H.D thay đổi 180 độ khi chị có chồng và sinh con.
Quyết định từ bỏ con đường sự nghiệp rộng dài trước mắt để lui về hậu phương, làm chỗ dựa vững chắc cho chồng và chăm sóc các con, H.D bị cuốn vào cuộc sống tất bật của một bà nội trợ kiểu mẫu, quay cuồng với những công việc vụn vặt chẳng ai điểm mặt đặt tên nhưng chiếm hết quỹ thời gian của cả một ngày dài.
Bỏ việc ngân hàng để làm mẹ toàn thời gian, mẹ 30 tuổi tiết lộ thời khóa biểu gây sốc: Nội trợ là nghề vất vả nhất thế gian - Ảnh 1.
(Ảnh minh họa)
"Bận rộn nhất thế gian là nghề: Làm vợ và nội trợ.
Tôi là một cô gái 30 tuổi, có chồng và 2 con, đã tốt nghiệp đại học loại giỏi và từng có công việc văn phòng ổn định lương 15 triệu/1 tháng.
Nhưng từ khi có con, tôi quyết tâm thôi việc để ở nhà làm bà nội trợ 100%; chăm lo tốt nhất cho 2 đứa con (cách nhau 2 tuổi) và làm chỗ dựa vững chắc, xây dựng mái ấm gia đình cho chồng yên tâm kiếm tiền.
Và suốt 8 - 9 năm ròng làm nội trợ, tôi có thể khẳng định NGHỀ LÀM VỢ LÀM NỘI TRỢ LÀ CÁI NGHỀ VẤT VẢ VÀ BẬN RỘN NHẤT THẾ GIỚI.
Vì 2 đứa con hơn nhau 2 tuổi nên học khác lớp, khác buổi, khác giờ. Trường thì cách nhà 3km, chợ cách nhà 4km, siêu thị cách nhà 4km. Mỗi ngày tôi ít nhất phải làm ninja chạy trên con Lead quãng đường 30km để đi chợ, đưa đón 2 đứa nhỏ đi học.
Kinh tế gia đình ở mức trung bình, chỉ có một người đi làm kiếm tiền nên việc thuê giúp việc là không nghĩ đến, và một phần các chị giúp việc không làm hài lòng được với cái tính cầu toàn của tôi. Thế là tự mình làm hết mọi việc. Chồng thì đi làm cách nhà 30km nên là sáng cặp táp đi chiều cặp táp về đến nhà thì mặt trời cũng lặn rồi.
Nhân viên văn phòng ngồi 8 tiếng một ngày thì chỉ bằng 1/2 số thời gian làm việc của tôi, nhân viên sale thì cũng chỉ chạy xe ngoài đường tương tự với việc tôi đi chợ và đón con.
Và cái nghề này hên xui lắm, làm cực làm mệt thì cũng chả sao đâu, không lương cũng chả sao đâu. Xui rủi một phát ông chồng bỏ mình thì bao nhiêu mồ hôi nước mắt đổ xuống sông xuống bể luôn...
Hôm nay đi họp lớp, mấy đứa bạn cũ khoe nhau làm này làm kia lương nghìn đô, mình chỉ bảo làm nội trợ thế là chúng nó cười túm tỉm.
"Ơ lớp phó học tập khi xưa giờ làm nội trợ".
Xin các bạn hãy nhìn vào lịch làm việc của một bà nội trợ và hãy có cái nhìn thoải mái hơn về cái nghề không lương mà nhiều mồ hôi này của chúng mình nhé".
Bỏ việc ngân hàng để làm mẹ toàn thời gian, mẹ 30 tuổi tiết lộ thời khóa biểu gây sốc: Nội trợ là nghề vất vả nhất thế gian - Ảnh 2.
Những tâm sự của H.D vốn dĩ không phải là câu chuyện riêng một mình chị. Rất nhiều người dùng mạng cũng đã và đang tất bật với những công việc vụn vặt hàng ngày của cái nghề mang tên làm vợ, làm mẹ, làm bà nội trợ cũng có cùng dòng suy nghĩ. Bên dưới bài đăng, có rất nhiều những bình luận bày tỏ sự đồng cảm đã được để lại:
Thế ở nhà làm gì? Mình thế là mình ghét ai hỏi mình câu đó kinh khủng. Thử ở nhà 1 tuần rồi làm hết list công việc này đi rồi biết.
Mình chưa lấy chồng, chưa có con, nhưng nhà có 3 đứa em và trẻ con thì hay bày các thứ. Sáng ăn sáng xong bắt tay vào thu dọn cũng mất nửa ngày rồi, chưa kể đưa đón đi học, đi chợ, tưới cây các kiểu. Cực lắm chứ chẳng chơi đâu.
Cứ ở nhà trông con 1 ngày và dọn dẹp nhà cửa thì 100% các ông chồng sẽ chọn phương án đi làm cho mà xem, sức mấy chịu nổi.
Bỏ việc ngân hàng để làm mẹ toàn thời gian, mẹ 30 tuổi tiết lộ thời khóa biểu gây sốc: Nội trợ là nghề vất vả nhất thế gian - Ảnh 3.
(Ảnh minh họa)
Ai cũng có cho mình những ước mơ, hoài bão ấp ủ và phấn đấu hết sức vì nó. Tuy nhiên, trong những giai đoạn nhất định của cuộc đời, khi không thể vẹn toàn nhiều mặt, người ta thường phải cân đong để ưu tiên cho những thứ mà họ cảm thấy quan trọng hơn. Trong trường hợp của bà mẹ trẻ trong câu chuyện trên là lui về đằng sau để chu toàn công việc nội trợ.
Những công việc không tên ấy, tưởng chừng như vụn vặt và nhàn nhã, chẳng cần đối mặt với áp lực, âu lo; tuy nhiên, nếu không phải là người trực tiếp chu toàn, mấy ai có thể cảm nhận được đủ đầy những khó khăn và cực nhọc và nó mang lại.
Dẫu người phụ nữ của chúng ta có cam tâm tình nguyện chu toàn những công việc ấy đi chẳng nữa thì cũng đã đến lúc cánh đàn ông nên suy nghĩ một cách nghiêm túc và chủ động hơn về việc san sẽ những gánh nặng này với những người vợ của mình.
Theo Phununews.vn

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2019

Top 8 bài học về tính KỶ LUẬT của người Nhật Bản

Top 8 bài học về tính KỶ LUẬT của người Nhật Bản


Vì sao Nhật Bản có thể phát triển từ trong đổ nát chiến tranh?

Vì sao Nhật Bản có thể phát triển từ trong đổ nát chiến tranh?

27/11/2013 09:54 -
Trả lời câu hỏi này tại hội thảo “Khởi nghiệp kiến quốc– Công thức thành công từ các cường quốc và bài học cho Việt Nam” ngày 23/11, trong khuôn khổ Ngày hội Sáng tạo vì khát vọng Việt lần 2, GS.TS giáo dục Kanda Yoshinobu (Viện Inamori, Đại học Kagoshima) cho rằng, tất cả là nhờ một nền giáo dục không chỉ bó hẹp trong nhà trường.
NHẬT BẢN BẠI TRẬN ĐỔ NÁT SAU CHIẾN TRANH

Như các bạn đều biết, trong chiến tranh thế giới lần thứ II, Mỹ đã ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Nagasaki và Hiroshima, các thành phố lớn khác như Tokyo, Osaka, Nagoya, Kobe, Kagoshima … cũng trở thành đống đổ nát sau các cuộc ném bom của không quân Mỹ. Thiệt hại của Nhật Bản trong chiến tranh được coi là thiệt hại lớn nhất trong lịch sử thế giới.

Người dân Nhật Bản sau chiến tranh đã mất tất cả và họ đã đứng dậy từ đống đổ nát. Nhật Bản trở thành đống đổ nát nhưng người dân Nhật Bản đều mang trong mình niềm hy vọng và giấc mơ to lớn. Nhật Bản đã phổ cập giáo dục trên toàn quốc ngay từ thời Minh Trị Duy Tân. Và sau chiến tranh mọi người dân Nhật Bản đã tạo nên không khí mang tính văn hóa là “tất cả mọi người đều học tập”. Chế độ giáo dục được cải cách và phát triển một cách rõ rệt.

Nhật Bản đã mất tất cả bởi chiến tranh nhưng tấm lòng của người dân Nhật Bản vẫn còn đó. Đó là lòng ham muốn học tập cao độ ở trong mỗi người dân. Nhật Bản đã xây dựng các trường đại học quốc lập mới trên tất cả các tỉnh thành. Tất cả các trường trung cấp chuyên nghiệp trước chiến tranh đều được đầu tư nâng cấp trở thành trường đại học. Sau chiến tranh, Nhật Bản nghèo khó về mặt vật chất nhưng các trường học không ngớt được đầu tư xây dựng. Đặc biệt là Nhật Bản đã tập trung cho công cuộc giáo dục thực nghiệm và giáo dục tri thức toàn diện. 

Trong thời đại mới, tất cả các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đều được hoàn thiện thể chế và nội dung giáo dục. Đến năm 1970, toàn bộ học sinh trong độ tuổi đi học đều tốt nghiệp trung học phổ thông. Nhờ học tập mà người dân Nhật Bản đã xây dựng lại đất nước từ trong đổ nát. Đồng thời với công cuộc giáo dục đào tạo, các phong trào tự nguyện của người dân được triển khai một cách tích cực để thực hiện một xã hội dân chủ. Mọi người dân Nhật Bản đều mang trong mình tấm lòng nhiệt huyết để xây dựng một xã hội mới từ trong đổ nát. Tất cả các tổ chức xã hội của công nhân, nông dân, hợp tác xã, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, các đoàn thể kinh tế, tổ chức các công ty vừa và nhỏ đều tích cực triển khai các hoạt động học tập tại các vùng miền, nơi làm việc với niềm tin tưởng mạnh mẽ: Sự nỗ lực trong học tập sẽ mang lại tất cả. 

HỌC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT TRONG NÔNG NGHIỆP 

Với mục đích xây dựng đất nước Nhật Bản từ trong đổ nát sau chiến tranh, việc học tập của người dân Nhật Bản không chỉ bó hẹp trong giáo dục nhà trường. Công cuộc cải cách ruộng đất ở Nhật Bản xóa sạch tầng lớp địa chủ, tinh thần lao động của người nông dân tăng cao. Trước chiến tranh, các thuộc địa của Nhật Bản là nguồn cung cấp lương thực. Thảm bại trong chiến tranh thế giới lần thứ II khiến cho Nhật Bản mất toàn bộ thuộc địa và nạn khan hiếm lương thực, thiếu đói ngay sau chiến tranh trở nên vô cùng nghiêm trọng. Ngay tại thủ đô Tokyo, khắp mọi nơi trở thành vườn ruộng trồng trọt. Quảng trường rộng lớn trước tòa nhà Quốc hội Nhật Bản cũng biến thành ruộng.

Tôi sinh ra và lớn lên tại Tokyo. Khi còn nhỏ bản thân tôi không chỉ làm ruộng mà còn nuôi hơn 100 con gà. Đối với trẻ con Nhật Bản thời ấy, chế độ ăn một bữa không mất tiền tại tất cả các trường học Nhật Bản trở thành bữa chính quan trọng. Thiếu gạo, thiếu đói diễn ra ngay tại trung tâm Tokyo. Thời đó, song song với việc khôi phục đất nước sau chiến tranh thì việc người dân trở về các vùng thôn quê để mua gom lương thực, thực phẩm là công việc sống còn.

Mười năm sau chiến tranh, Nhật Bản đã tự cung cấp đủ lương thực, thực phẩm. Tinh thần lao động của người nông dân Nhật Bản làm năng suất trong sản xuất nông nghiệp vượt xa so với trước chiến tranh. Ở khắp tất cả các vùng miền Nhật Bản, phong trào học tập kỹ thuật canh tác nghiên cứu về giống cây trồng, chăn nuôi nở rộ. Thanh niên nông thôn đi đầu trong việc tìm tòi sáng tạo các phương pháp sản xuất trồng trọt và chăn nuôi mới.

Tôi sinh năm 1944. Khi tôi học cấp I thì hầu như ngày nào cũng phải ra mảnh ruộng trong sân trường làm cỏ. Ngay sau chiến tranh, bom đạn không nổ vùi lấp trong sân trường. Khi phát hiện thì mọi công việc dọn vườn, làm ruộng đều dừng lại hoặc được hủy bỏ. Trường học thiếu thốn. Lớp học sáng, lớp học chiều. Chúng tôi đã cố gắng theo học và lao động vì tin rằng tương lai sẽ tươi sáng. Tuy vậy, đến những năm cuối cấp I cuộc sống khấm khá hơn, nên chúng tôi đã vừa được học vừa được chơi.

CÁC CÔNG TY DẪN DẮT NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN THỨ II

Nhiều công ty đã dẫn dắt sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới lần thứ II, đều xuất phát từ những nhà xưởng nhỏ bé và trở thành các tập đoàn lớn trên thế giới. Sony được thành lập vào năm 1946. Sony đã khởi đầu từ một căn phòng tồi tàn trên tầng ba trong cửa hàng bách hóa Shirogiya ở Tokyo. Cửa hàng bách hóa Shirogiya khi đó chỉ là một tòa nhà cháy đen còn trơ lại sau cuộc ném bom của không quân Mỹ. Tường bê tông quanh phòng rạn nứt, cửa sổ kính vỡ thông thống gió lùa.

Người sáng lập Sony, ông Ibuka Masaru đã dựng bảng hiệu công ty ở căn phòng đó. Sony ra đời với mục đích giúp ích cho xã hội bằng việc sử dụng kỹ thuật của người sáng lập. Tuy vậy, công ty phải bắt đầu từ công việc gì thì chẳng ai biết. Lương công nhân trong thời kỳ đầu được lấy từ sổ tiết kiệm của ông Ibuka. Để công ty tồn tại thì phải nghĩ ra một việc nào đó. Thế rồi, công việc đầu tiên mà ông ấy nghĩ ra đó là sửa chữa và cải tạo radio. Tiếp đến, ông bắt tay vào việc nghiên cứu chế tạo nồi cơm điện. Sony khởi đầu từ một công ty nhỏ bé vẻn vẹn 20 nhân viên như vậy.

Sản phẩm chăn điện bán chạy, cũng do ông Ibuka nghĩ ra. Và ông còn nung nấu trong lòng: bằng bất cứ giá nào cũng phải chế tạo được máy ghi âm. Không biết bằng cách nào mà ông đã thuyết phục được một viên tướng Mỹ, chở máy ghi âm mang đến tận công ty cho ông nghiên cứu. Thời đó, ngay cả ở Mỹ máy ghi âm cũng mới được làm ra và là cỗ máy vô cùng quý giá. Sony đã chế tạo thành công máy ghi âm thu băng đầu tiên ở Nhật Bản. Và người dân Nhật Bản lúc bấy giờ gọi nó là “cuộn giấy biết nói”. Trên thế giới, không có nước nào có tỷ lệ sử dụng máy ghi âm trong các trường học cao như ở Nhật Bản. Mở được thị trường tiêu thụ máy ghi âm trong ngành giáo dục là một bước tiến to lớn của Sony. Tiếp đến, Sony đã nghiên cứu mở ra một bước ngoặt mới. Đó là việc dùng “đá” trong chất bán dẫn transistor. Sony lần lượt nghiên cứu và chế tạo thành công các sản phẩm mới mà người tiêu dùng Nhật Bản mong muốn.

Ông Honda, nhà chế tạo xe máy và ô tô, cũng bắt đầu khởi nghiệp từ một nhà xưởng nhỏ bé trên thảo nguyên hoang cháy, sau các cuộc không tập của Mỹ ở thị trấn Hamamatsu, tỉnh Shizuoka. Việc đầu tiên ông làm là cải tiến một loại động cơ công suất nhỏ mà quân đội sử dụng trong kỹ thuật vô tuyến để gắn vào xe đạp. Động cơ thúc giục ông làm khi đó là “Muốn gắn động cơ vào xe đạp để bà vợ tôi đỡ vất vả hơn khi đi mua sắm”. Và rồi ông đã tự nghiên cứu chế tạo được động cơ. Ông đã tự mày mò nghiên cứu trên cơ sở mua biết bao xe máy của các nước Châu Âu mang về tháo, lắp…. Kết quả là công ty cổ phần Honda được thành lập vào năm 1948 với tổng số nhân viên là 20 người.

Sản phẩm xe đạp gắn động cơ mà phụ nữ cũng dễ dàng sử dụng của ông đã bán chạy khắp Nhật Bản. Vào thập niên 60 của thế kỷ trước, Mỹ bị ô nhiễm nặng bởi khí thải xe ô tô. Người đầu tiên dám đương đầu nghiên cứu giải quyết vấn đề khí thải xe ô tô chính là ông Honda. Năm 1972, ông đã thành công trong việc chế tạo động cơ ít gây ô nhiễm nhất, thấp hơn cả tiêu chuẩn cho phép về lượng khí thải – tiêu chuẩn mà lúc bấy giờ người ta đều lắc đầu cho là “không thể”.

Năm 1964, Nhật Bản đăng cai Thế vận hội Olympic Tokyo. Nhờ việc đăng cai thế vận hội, Tokyo đã hoàn toàn “thay da đổi thịt”. Trong vòng chưa đầy 20 năm, từ trong đống đổ nát, Tokyo đã trở thành đại đô thị sầm uất có thể sánh ngang với bất cứ thành phố nào trên thế giới. Nhật Bản đã bước vào giai đoạn phát triển kinh tế cao độ. Và vấn đề ô nhiễm môi trường cũng trở thành vấn đề nan giải cho Nhật Bản. Giải quyết ô nhiễm trở thành phong trào của toàn thể người dân Nhật Bản. Các tổ chức giúp đỡ các gia đình nạn nhân của ô nhiễm lần lượt ra đời ở khắp các địa phương, các giải pháp giải quyết ô nhiễm cũng được thực thi một cách nghiêm ngặt. Nhật Bản đã nghiên cứu loại bỏ khói bụi từ các ống khói nhà máy, tinh lọc nước thải. Các chế độ chính sách để bảo vệ cuộc sống của người dân cũng được hoàn thiện: chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ phúc lợi. Việc xây dựng một xã hội mới, xã hội tốt đẹp hơn đã được tiến hành trong quá trình phát triển kinh tế cao độ là đặc điểm của Nhật Bản. Mọi người lao động đều tham gia đóng Quỹ lương hưu để sau này khi hết tuổi làm việc, đều có thể yên tâm sinh sống. Chế độ bảo hiểm y tế được thực thi một cách đầy đủ để mọi người dân khi ốm đau đều có thể đến bệnh viện điều trị sức khỏe. Bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tuyển dụng được hoàn thiện để mọi người dân có thể yên tâm làm việc.

Chế độ tuyển dụng suốt đời – từ khi vào công ty đến khi về hưu, công ty đảm bảo công việc và cuộc sống suốt đời cho người lao động – đã nâng cao tinh thần hăng say làm việc. Và chế độ tuyển dụng đó đã tạo ra không khí coi trọng tinh thần tập thể, tất cả cùng đồng lòng nâng cao trình độ chuyên môn, làm việc quên mình và sáng tạo.

CÔNG TY COI TRỌNG NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ TOÀN THỂ CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN THAM GIA ĐIỀU HÀNH CÔNG TY
Phương thức điều hành kinh doanh trên cơ sở coi trọng người lao động lan rộng. Và có không ít các công ty từ quy mô rất nhỏ đã phát triển thành tập đoàn lớn. Những nơi, ngay từ khi công ty còn nhỏ bé đã triệt để thực hiện triết lý kinh doanh coi trọng người lao động, cống hiến cho xã hội, đều phát triển bền vững. Còn những công ty bóc lột thậm tệ người lao đông, thì dù đạt được sự phát triển nhất thời, dù trở thành công ty lớn nhưng đến một giai đoạn nhất định, đều đã bị phá sản.

Ở Nhật Bản, ngay từ thời Edo, việc kinh doanh đúng đắn mang tính xã hội, việc kinh doanh vì đại nghĩa đóng góp cho con người và xã hội đã được tiến hành ngay cả trong giới thương nhân. Ngay cả thời kỳ Minh Trị, tinh thần đại nghĩa trong buôn bán làm ăn cũng được các nhà kinh doanh tiêu biểu cho Nhật Bản như Eichi Shibusawa, Ohara Magosaburo áp dụng trong thực tiễn.

Inamori Kazuo, người sáng lập Kyocera – tập đoàn chuyên sản xuất các linh kiện chính trong ngành điện tử – là một nhà kinh doanh được cả thế giới biết đến vì đã làm sống lại Hãng hàng không Nhật Bản (Japan Ailine) từng bị phá sản. Trong lĩnh vực điện thoại di động – ông là người thách đấu chống lại NTT – công ty viễn thông khổng lồ độc quyền của chính phủ Nhật Bản và tạo ra sản phẩm điện thoại di động thương hiệu au. Ông là nhà nghiên cứu đồng thời là nhà kỹ thuật phát minh ra nguyên liệu fine ceramic – gốm công nghệ cao dùng trong ngành điện tử. Ông cũng là người xây dựng nên tập đoàn Kyocera hùng mạnh từ một công ty nhỏ bé lúc ban đầu.

Không bao lâu sau ngày thành lập, công ty của ông đã đi vào hoạt động ổn định. Ông đã tuyển dụng thêm 9 nhân viên mới. Tuy nhiên, chưa đầy một năm, các nhân viên mới đã “nổi loạn” về vấn đề lương thấp. Vì công ty còn nhỏ nên 9 người này là những nhân viên quan trọng đối với công ty. Và cũng vì quy mô còn nhỏ nên công ty đã không thể đáp ứng đồng lương theo đúng yêu cầu của họ. Từ cuộc “nổi loạn” của các nhân viên trẻ này, ông đã “ngộ” ra rằng: Phải mang lại hạnh phúc cả về tinh thần lẫn vật chất cho toàn thể nhân viên và người đứng đầu công ty phải nỗ lực sao cho toàn thể cán bộ công nhân viên cùng có trách nhiệm tham gia điều hành kinh doanh công ty.

Điều quan trọng là công việc kinh doanh phải đúng đắn, mang tính xã hội, lao động vì con người, vì xã hội. Công việc kinh doanh dứt khoát không thể vì tư lợi. Ông luôn cật vấn bản thân, động cơ kinh doanh của mình là gì, có “thiện” hay không. Ông coi trọng việc giáo dục Triết lý kinh doanh do ông soạn thảo cho toàn thể nhân viên. Hiện nay dù đã trở thành tập đoàn lớn mạnh nhưng Kyocera vẫn quán triệt Triết lý kinh doanh như thuở mới thành lập.

Với ý nghĩa đó, có thể nói rằng công việc kinh doanh là công việc vì đại nghĩa, là công việc phải đúng đắn mang tính xã hội, vì con người vì nhân loại. Lao động, làm việc trên tinh thân đại nghĩa vì con người vì xã hội chính là nguồn động lực để phát triển.

HỌC LÀ ĐỘNG LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN

Nhờ quá trình học tập, mà nhân viên công ty Kyocera có thể hiểu được “nghĩa lớn” –có thể suy nghĩ được vai trò thực sự mang tính xã hội của bản thân, có thể biết được sự tuyệt vời của quá trình lao động mang tính xã hội đúng đắn nhờ việc coi trọng sự đoàn kết, sức mạnh của việc hợp tác với toàn thể mọi người, là nguồn năng lượng to lớn trong công ty. Nhờ việc học tập mà họ làm việc không vì lợi ích riêng của từng cá nhân, không vì ham muốn dục vọng của riêng mình. Tức là, nhờ học tập mà nhân viên coi trọng việc hợp tác trong kinh doanh – toàn thể mọi người đều tự giác tham gia trên cơ sở coi trọng triết lý kinh doanh vì con người, kinh doanh vì xã hội, kinh doanh vì nhân loại Kyocera không cứng nhắc áp dụng cách thức quản lý theo chủ nghĩa năng lực, chỉ chạy theo kết quả.

Từ năm 1990, khi nền kinh tế bong bóng bị vỡ, xã hội Nhật Bản, phương thức kinh doanh của các công ty Nhật Bản bị ảnh hưởng xáo trộn mạnh. Nền kinh tế Nhật Bản cũng bị trì trệ. Có những lĩnh vực bị Hàn Quốc và Trung Quốc vượt lên. Nhất là Nhật Bản phải đối diện với cục diện khắc nghiệt: sự cạnh tranh về giá cả. Mặc dù vậy Kyocera, từ khi còn là công ty nhỏ vẫn kiên định nghiên cứu phát triển ròng rã suốt 30 năm, hệ thống phát điện bằng năng lượng mặt trời với phương châm làm tròn bổn phận quan trọng mang tính xã hội. Kyocera dứt khoát không kinh doanh chỉ nhằm lợi ích cục bộ, Kyocera được đánh giá là công ty mà các nhân viên luôn hiểu ý nghĩa và tự hào về công việc, làm việc vì nghĩa lớn: đóng góp cống hiến cho nhân loại. Thông qua việc nghiên cứu và phát triển lắp đặt hệ thống phát điện dùng năng lượng mặt trời, nhân viên Kyocera tích cực triển khai giờ học tại chỗ về môi trường và cuộc sống tại các trường tiểu học.

Tháng 10 vừa qua, Kyocera đã thành công trong việc xây dựng tại tỉnh Kagoshima hệ thống Magasola, phát điện bằng năng lượng mặt trời, lớn nhất Nhật Bản. Ở Nhật Bản hiện nay, việc sử dụng năng lượng mặt trời để phát điện phát triển nhanh chóng. Trên các mái nhà dân, các nhà máy và các khu đất trống, đâu đâu cũng thấy tấm panen pin mặt trời. Trong quá trình phát triển kinh tế ở Nhật Bản, việc kinh doanh ngắn hạn và việc nghiên cứu phát minh các kỹ thuật trong dài hạn mang tính cống hiến cho nhân loại, được tiến hành đồng thời song song với nhau.

Xuất phát từ quan điểm cống hiến cho xã hội, cho nhân loại, từ nay về sau Nhật Bản có lẽ vẫn tiếp tục phát triển các kỹ thuật hiện đại nhất, vẫn tiếp tục chế tạo các sản phẩm trên cơ sở coi trọng chất lượng, tìm hiểu nhu cầu của con người trên hành tinh này, họ đang cần những thứ gì và đang gặp những khó khăn ra sao, mà không chỉ tập trung vào cuộc cạnh tranh giá cả. Điều này có thể coi là văn hóa chế tạo sản phẩm của Nhật Bản, là hình ảnh của đất nước Nhật Bản vươn lên phát triển kinh tế từ đống đổ nát sau chiến tranh thế giới thứ II. Vừa tìm kiếm các mối liên kết quốc tế, vừa tôn trọng bản sắc văn hóa riêng có của từng quốc gia, Nhật Bản có lẽ sẽ gánh vác vai trò phân công lao động mang tính quốc tế để cùng tồn tại, cùng thịnh vượng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiến trọn cuộc đời cho nền độc lập Việt nam. Lời kêu gọi cho nền độc lập của Việt Nam nhận được sự hưởng ứng của mọi người dân Việt Nam và trên trường quốc tế là bởi vì nó chứa đựng tính chính nghĩa, có tính xã hội và tính phổ quát. Đó là quyền độc lập của các dân tộc, chủ quyền quốc gia, sự toàn vẹn lãnh thổ. Dù khó khăn đến mấy vẫn giành được độc lập. Đó là kết quả của sự đồng tâm hợp sức, tài trí của mọi người dân Việt Nam. Và việc Nhật Bản có thể vươn mình từ trong đổ nát sau chiến tranh cũng như phát triển kinh tế đất nước chính là nhờ tài trí của mọi người dân Nhật Bản.

Năm nay là năm kỷ niệm 40 năm khôi phục quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản. Quan hệ giao lưu giữa hai nước nhằm góp phần vào nền hòa bình và phát triển ở Châu Á, với mong muốn cùng tồn tại, cùng thịnh vượng cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Và từ bình diện quốc tế, trên cơ sở chính nghĩa mang tính xã hội, tôi cho rằng hai nước cùng mong muốn đóng góp, cống hiến cho nhân loại.

Đó là việc xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế mang tính bền vững các địa phương ở Việt Nam và Nhật Bản. Để thực hiện điều này, tôi cho rằng cần phải triển khai nền giáo dục vì sự phát triển bền vững trên quy mô toàn quốc.

Người Nhật Bản chúng tôi đã tạo ra văn hóa tất cả mọi người dân đều học tập từ thời Minh Trị Duy Tân. Đặc biệt là cuốn “Khuyến học” của ông Fukuzawa Yukichi đã viết về tinh thần hiện đại hóa cho đất nước Nhật Bản. Tôi mong muốn các bạn tìm đọc và cùng suy nghĩ về những điều ông ấy đã viết, nhất là suy nghĩ về tinh thần độc lập.