Powered By Blogger

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2019

Khám thai 3 tháng cuối và những điều cần biết dành cho mẹ bầu

Khám thai 3 tháng cuối và những điều cần biết dành cho mẹ bầu

Khám thai 3 tháng cuối quyết định đến sự an toàn của mẹ và bé trong quá trình sinh nở. Bởi vậy, nắm rõ những điều cần biếtvề lịch khám thai tháng cuối trước khi bước vào giai đoạn này là trách nhiệm và nghĩa vụ của tất thảy những người sắp sửa làm mẹ.
3 tháng cuối thai kỳ là khoảng thời gian em bé có những sự thay đổi rõ rệt nhất về cân nặng và chuyển động. Mẹ sẽ cảm thấy thai nhi đạp mạnh hơn, thậm chí, có những cú thúc đau điếng vào người mẹ.
Đồng thời, cơ thể mẹ bầu lúc này cũng trở nên nặng nề hơn và các dấu hiệu như đau hông, đau lưng, khó ngủ, tiểu nhiều,… dường như ngày càng tăng nặng, khiến bạn rất mệt mỏi, nặng nề. Cùng với đó, các bà mẹ thường mang nhiều tâm trạng, cảm xúc đan xen như hồi hộp, chờ đợi và cả lo lắng.
Để chào đón thiên thần bé nhỏ chào đời bình an, khỏe mạnh, bên cạnh những yếu tố ăn uống, nghỉ ngơi, tâm lý,… thì việc khám thai 3 tháng cuối cũng rất quan trọng. Bài viết này chia sẻ cho các mẹ những điều cần biết khi đi khám thai giai đoạn này.

Những lưu ý về khám thai 3 tháng cuối

Càng về giai đoạn sắp sinh, các mẹ càng phải chú ý đảm bảo sức khỏe cho bản thân và theo dõi sự phát triển của thai nhi.
Tiểu đường, sinh non, ngôi thai ngược, tiền sản giật, thai chậm tăng trưởng, thai quá to, lưu thai, đa ối, thiếu ối,… là những nguy cơ tiềm tàng mẹ có thể mắc phải ở 3 tháng cuối thai kỳ. Do đó, mẹ bầu nên hết sức lưu ý đến việc khám thai định kì.
Khám thai 3 tháng cuối
3 tháng cuối, mẹ bầu nên đi khám thai theo lịch hẹn hoặc khi có các dấu hiệu lạ
  • Lịch khám thai 3 tháng cuối của thai kỳ

Khám thai những tháng cuối cần đều đặn và theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Khi thai nhi bước sang tuần tuổi từ 30 – 36, nếu có thời gian và điều kiện, mẹ bầu cần đi khám 2 lần/tuần. Tiếp sau tuần tuổi này, các mẹ nên đi khám 1 lần/tuần cho đến ngày sinh nở.
Khi khám thai, bác sĩ sẽ theo dõi sức khỏe của cả mẹ và bé. Các vấn đề về cân nặng, huyết áp, dấu hiệu phù tay chân, các triệu chứng tiền sản giật được kiểm tra kĩ càng. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng đo chiều cao của tử cung và các chỉ số cần thiết để xem sự phát triển của thai nhi.
Thời điểm thai được 28 tuần tuổi, mẹ bầu sẽ được làm xét nghiệm máu để phát hiện rối loạn dung nạp đường và đái tháo đường thai kỳ. Bên cạnh đó còn có xét nghiệm nước tiểu để xem liệu mẹ có bị nhiễm trùng đường tiểu hay không.
Khám thai định kỳ 3 tháng cuối từ tuần 31-33 là dấu mốc cực kỳ quan trọng mà mẹ bầu tuyệt đối không được bỏ qua. Thời điểm này, bác sĩ sẽ xác định vị trí của ngôi thai thuận hay nghịch, vị trí bánh nhau, tình trạng nước ối như thế nào và đánh giá tốc độ phát triển của thai nhi.
Ở tuần tuổi 28 – 34, bác sĩ sẽ siêu âm Doppler màu để đánh giá sức khỏe của thai nhi trong bụng. Nếu phát hiện rủi ro, bác sỹ sẽ sớm cho mẹ lời khuyên tốt nhất.
Tuần thứ 36 trở đi, lịch khám cần thường xuyên hơn. Thăm khám thường xuyên, bác sĩ sẽ có cơ hội theo dõi lượng ối trong tử cung để kịp thời có phương án xử lý khi thừa hoặc thiếu ối.
  • Dấu hiệu nên đi khám thai ngay trong 3 tháng cuối

Có những triệu chứng với người bình thường là không quan trọng, nhưng với mẹ bầu, nó có thể cảnh báo những nguy cơ nhất định cho cả mẹ và bé. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu lạ như sau, thì nên đi khám thai ngay nhé.
Dấu hiệu mẹ bầu nên tiến hành khám thai 3 tháng cuối
Mẹ bầu cần đi khám thai ngay lập tức khi gặp các dấu hiệu trên đây
– Ra máu: Nếu nhận thấy âm đạo ra máu bất thường, mẹ bầu nên đi kiểm tra ngay dù đó là máu màu nâu, màu đỏ, lẫn với dịch nhày và ra ít hay nhiều nhé. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sinh sớm hoặc nhau thai có vấn đề.
– Cảm giác tức, nặng bụng dưới, đau lưng: Những dấu hiệu này không rõ ràng. Thậm chí, khi thai ở tháng cuối chuyển động xuống khung xương chậu cũng khiến mẹ bầu bị tức bụng hoặc đau lưng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đi kiểm tra ngay vì đây có thể là dấu hiện cảnh báo nguy cơ sảy thai.
– Xuất hiện cơn co kèm theo cảm giác đau, khó chịu: Nếu xuất hiện các cơn co bình thường, trong khoảng 30 giây và không kèm cảm giác đau, mẹ bầu không nên lo lắng vì đó chỉ là cơn co sinh lý. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy bị đau trong những cơn co, và thời gian xuất hiện cơn co lâu hơn thì nên đến ngay bệnh viện kiểm tra.
– Âm đạo ra dịch bất thường: Nếu hiện tượng này xảy ra, mẹ nên đi khám ngay vì có thể đang bị rỉ nước ối.
– Thai nhi đạp bất thường (quá nhiều hoặc quá ít): Điều này có thể cảnh báo nguy cơ thai nhi bị tràng hoa quấn cổ, mẹ bầu không nên xem thường. Có một số trường hợp, khi thai phụ thấy con đạp quá mạnh, rồi hôm sau ngừng đạp nhưng chủ quan, khiến cho thai bị lưu khi đã gần tới ngày sinh.
– Đau bụng: Đau bụng là dấu hiệu mẹ bầu luôn phải cẩn thận trong tháng cuối thai kì và nên đi kiểm tra.
– Co giật: Co giật trong những tháng cuối của thai kì có thể cảnh báo nguy cơ sinh non.
– Sưng, phù nề: Đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật mẹ bầu cần lưu ý.

Những việc mẹ nên làm ngoài lịch khám thai 3 tháng cuối

Ngoài việc tuân thủ đầy đủ quy trình khám thai tháng cuối, lịch khám thai trong tháng cuối, mẹ bầu nên thực hiện những vấn đề sau:
– Ăn đầy đủ dưỡng chất để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi: Ở 3 tháng cuối thai kỳ mẹ không cần phải ép bản thân ăn quá nhiều bởi lúc này thai nhi đã bắt đầu chiếm trọn tử cung và bạn sẽ không thể thoải mái với những bữa ăn lớn. Tuy nhiên, việc cung cấp cho cơ thể những bữa ăn đủ dưỡng chất vẫn cần được duy trì.
– Hạn chế các loại đồ uống có hại: Các loại đồ uống có ga, các chất kích thích như rượu, cà phê,… đều không phải là thực phẩm cho bà bầu. Thay vào đó, mẹ nên uống đủ nước, ít nhất mỗi ngày 2l nước lọc.
– Chú ý đến cử động của thai nhi: Trung bình 1h, bé sẽ cử động khoảng 3 – 4 lần. Nếu thấy thai nhi cử động ít hơn hoặc yếu hơn trước thì các mẹ nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám. Các mẹ bầu nên nhớ không được để thai nhi quá 41 tuần.
– Luôn để tinh thần thoải mái, vui vẻ: Mẹ nên gác lại những lo toan, nghĩ suy cuộc sống và dành hết tâm trí chờ đón ngày thiên thần nhỏ ra đời. Mẹ có thể cùng ông xã đi mua sắm đồ cho em bé, đọc sách, thực hiện các bài vận động dễ sinh hay nấu những món ăn mình thích,…
Lưu ý khi khám thai 3 tháng cuối
Tháng cuối, mẹ bầu cần lưu ý về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý
Và thêm 1 lưu ý quan trọng, mẹ nên chọn khám thai 3 tháng cuối ở những địa chỉ uy tín. Nếu không thể chen chân ở những bệnh viện lớn, mẹ có thể tìm đến các phòng khám công lập nổi tiếng. Có rất nhiều phòng khám sản phụ đáng để gửi gắm niềm tin bởi chất lượng dịch vụ ở đây cũng không thua kém gì các bệnh viện trung ương.
Như vậy, nắm rõ lịch khám thai 3 tháng cuối và các vấn đề liên quan là điều mà mỗi bà mẹ nên làm nhằm đảm bảo mẹ tròn con vuông trong cuộc vượt cạn sắp sửa. Chúc các mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh!
Ngày đăng: 21/07/2017 - Cập nhật lúc: 2:54 PM , 31/07/2019

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn Quý vị đã góp ý cho trang web.