Đắng/nhạt miệng
Một trong những triệu chứng bất thường nhất khi mang thai là sản phụ cảm thấy vị lạ như có kim loại trong miệng mình. Khi lần đầu tiên xuất hiện, vị này có thể khiến chị em cảm thấy khó chịu một cách mơ hồ. Nhưng cảm giác này rất thực, và nó phổ biến đến độ có hẳn một cái tên, là chứng loạn vị giác (Dysgeusia).
Nếu bị loạn vị giác, tôi sẽ cảm thấy vị gì?
Loạn vị giác thường xảy ra ở giai đoạn đầu của thai kỳ (từ tuần 1– tuần 12) và thường tự mất đi trong các giai đoạn kế tiếp. Nhiều phụ nữ mô tả loạn vị giác là cảm giác như thể mình ngậm một mớ tiền kim loại trong miệng hoặc lúc mút cái tay vịn bằng sắt. Vị này cũng có thể được miêu tả như một dư vị chua còn lại sau khi ăn đồ ăn, mặc dù lúc ấy sản phụ chưa ăn gì cả.
Thật không may cho bạn nếu như chứng loạn vị giác lại xuất hiện ngay sau thời gian bạn vừa trải qua những triệu chứng ốm nghén. Nếu so sánh chứng buồn nôn khi ốm nghén thì việc bị chứng loạn vị giác hành thực sự rất khó chịu. Với vài phụ nữ, vượt qua được những cơn buồn nôn đã giúp vị giác hoạt động trở lại. Với nhiều người khác, họ phải trải qua từng triệu chứng một. Thậm chí, có người vừa bị buồn nôn, vừa bị loạn vị giác cùng lúc.
Nguyên nhân nào gây loạn vị giác?
Loạn vị giác xuất hiện vì những nội tiết tố sinh ra khi bạn mang thai, đặc biệt là oestrogen. Đây là một trong những loại nội tiết tố nữ đặc biệt xuất hiện nhiều trong cơ thể khi mang thai, nó đóng một vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận hương vị, sự thèm ăn và niềm vui khi ăn uống.
Vì mức độ oestrogen trong cơ thể thay đổi rất thất thường khi phụ nữ mang thai, vị giác của bà bầu cũng sẽ thay đổi theo nó. Đây chính là lí do khiến thức ăn trở nên có vị rất lạ trong thời kì bạn mang thai. Tuần này bạn có thể thấy món đó rất ngon, nhưng chỉ tuần sau, bạn đã có một thái độ hoàn toàn khác.
Một nguyên nhân khác của chứng loạn vị giác có thể đến từ sự kết nối của vị giác và khứu giác. Trong lúc mang thai, sản phụ thường có khứu giác nhạy bén hơn. Sự liên hệ giữa khứu giác và vị giác là rất bình thường, nhưng trong thời gian mang thai, sự kết nối này có thể nhạy hơn rất nhiều. Nếu thứ gì đó có mùi đặc biệt mạnh, cho dù mùi có khó chịu hay không, khả năng bị loạn vị giác cũng đồng thời tăng lên lúc đó.
Sự loạn vị giác còn bị gây ra bởi sự giữ nước. Hiện tượng giữ nước diễn ra trên toàn cơ thể của thai phụ và các tế bào trong miệng cũng không ngoại lệ, đặc biệt là những tế bào vị giác. Có rất nhiều tế bào vị giác tập trung trong miệng, đặc biệt là trên mặt lưỡi, sẽ bị ảnh hưởng và mất vị.
Nhiều người tin rằng chứng loạn vị giác là dấu hiệu cơ thể tự vệ để bảo vệ sản phụ khỏi việc ăn trúng những đồ ăn có hại cho em bé, nhưng chứng loạn vị giác vẫn xảy ra cho dù thai phụ không ăn gì và ngay cả khi họ ăn những thức ăn an toàn. Có lẽ đây là một điều khó hiểu mà khoa học chưa giải thích được.
Một lý thuyết khác giải thích chứng loạn vị giác là một cơ chế bảo vệ, để đòi hỏi người mẹ đang có thai phải ăn đủ các thức ăn có chất canxi, natri và sắt.
Một số người khác lại tin rằng nguyên nhân tự nhiên của loạn vị giác là do có một loại độc tố tiết ra từ tuyến bạch huyết của cơ thể, họ cho rằng đây là cơ chế tự vệ để giữ cho thai nhi an toàn khỏi các mối hiểm nguy tiềm tàng.
Làm gì khi bị loạn vị giác?
Chứng loạn vị giác rất khó điều khiển và thậm chí rất khó để có thể giải quyết. Nó sẽ tự ổn khi thai của bạn lớn dần, vì thế cùng với thời gian bạn có thể cảm thấy dễ chịu hơn. Thông thường, bạn sẽ cảm thấy một sự dễ chịu hẳn sau khi bước qua giai đoạn đầu của thai kỳ khi nội tiết tố đã ổn định và cơ thể đã hòa hợp cùng với thai nhi trong bụng. Tuy nhiên, một số phụ nữ cảm thấy chứng loạn vị giác này kéo dài suốt thời gian mang thai, và buộc phải học cách sống chung với nó.
Thức ăn và các loại sốt làm tăng sự tiết nước miếng có thể giúp bạn. Miệng tiết ra nhiều nước miếng có thể tẩy sạch cảm giác khó chịu. Nhưng, với những sản phụ đã tiết nước miếng quá nhiều và miệng bị khô thì dù có tăng hơn nữa cũng không có tác dụng nhiều.
Một vài mẹo nhỏ có thể tốt cho bạn:
- Đánh răng thường xuyên với loại kem bạc hà.
- Chải mặt lưỡi bằng bàn chải.
- Dùng chỉ nha khoa để xỉa răng mỗi ngày. Đặc biệt chú ý đến vùng nướu, nơi thức ăn và vi khuẩn bám nhiều.
- Sử dụng nước súc miệng và súc vào giữa các lần đánh răng. Nhớ hỏi dược sĩ hoặc bác sĩ của bạn xem hóa chất trong nước súc miệng có tiềm ẩn nguy hiểm gì cho con bạn hay không, chúng có thể chứa nhiều cồn.
- Uống nước lọc suốt cả ngày, có thể vắt thêm vài lát chanh hoặc trái cây chua vào khi uống.
- Ngậm và ăn đá lạnh. Có thể ăn đá với nước chanh, chút thuốc bổ hoặc nước trái cây.
- Các loại trái cây họ chanh như cam, nho, chanh, dứa và kiwi có thể tốt cho bạn.
- Các món ngâm chua như dưa chua, dưa chuột muối, ôliu, tương ớt và các loại nước sốt cũng sẽ tốt.
- Khoai tây muối và dấm, nhưng đừng ăn quá nhiều, chúng rất dễ gây ghiền.
- Táo xanh.
- Kẹo có vị chua.
- Sing-gum nhai không đường.
- Vệ sinh miệng bằng nước muối ấm cũng rất tốt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn Quý vị đã góp ý cho trang web.