Powered By Blogger

Thứ Hai, 4 tháng 10, 2021

CÂY PHƯỢNG VĨ

CÂY PHƯỢNG VĨ

Phượng vĩ hay Phượng là loại cây trồng rất phổ biến trên những sân trường, đường phố,… Phượng là cây ưa sáng, phát triển mạnh mẽ và nhanh ra tán rộng.
Phượng vĩ


Phượng vĩ hoa vàng


Phương vĩ là một trong những loại cây được trồng phổ biến trên Thế giới trong đó có Việt Nam. Hoa Phượng vĩ thường có màu đỏ và vàng, là biểu tượng của tuổi học trò ngây thơ và trong sáng.

1. Giới thiệu chung về Phượng vĩ

cây phượng vĩ

Giới thiệu chung về cây Phượng vĩ

Tên sản phẩm : Phượng vĩ, Phượng hồng, Phượng

Tên khoa học : Delonix regia (Boj.) Raf

Họ: Fabaceae (họ Đậu)

Phượng Vĩ là cây có nguồn gốc xuất xứ từ Madagascar được nhiều nước nhập về trồng làm cây cảnh quan như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam…

Phượng sinh sống ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Ngày nay được trồng ở hầu hết các nước trên Thế giới.

2. Đặc điểm của Phượng vĩ

▼ Đặc điểm hình thái

phượng vĩ

Đặc điểm hình thái cây Phượng vĩ

– Cây Phượng vĩ cao tầm 10-15m, vỏ thân màu xám trắng, nhẵn.

– Phân cành có nhiều nhánh. Các nhánh lớn, dài, mọc nghiêng, tán rộng. Cành nhánh giòn, dễ gãy nên cần được bảo vệ.

– Phượng có lá kép lông chim 2 lần màu xanh bóng với tầm 20 đôi lá phụ, nó rụng thưa vào mùa khô khoảng tháng 1 đến tháng 3 hàng năm.

– Cây phượng vĩ nở hoa đỏ rực vào những cơn mưa đầu mùa cuối tháng 4 đầu tháng 5. Hoa dài 20 –  30 cm, nang hoa xếp thưa, xòe rộng.

Đa số hoa Phượng vĩ lớn có màu đỏ tươi, đỏ cam với cánh tràng có cuống dài, cánh hoa lớn màu cam đỏ và các vạch đốm màu trắng, nhị có bao phấn cong màu đỏ.

Thỉnh thoảng chúng ta có thể bắt gặp những cây Phượng vĩ màu vàng. Loại này thì không phổ biến bằng loại ra hoa màu đỏ

– Quả Phượng rất lớn, dài khoảng từ 20 – 60cm, rộng từ 4 – 6cm có hình dẹt, vỏ hoá gỗ

– Phượng vĩ có hạt rất cứng, có thể ăn được.

▼ Đặc điểm sinh lý

Phượng vĩ là cây ưa sáng, có tốc độ sinh trưởng trung bình.

Cây Phượng phù hợp và sinh trưởng tốt ở nơi có đất giàu dinh dưỡng, độ ẩm cao nhưng không được ngập úng nước thường xuyên.

Có đôi khi trong điều kiện khô hạn và đất mặn thì Phượng vẫn phát triển tốt được.

▼ Đặc điểm sinh trưởng

Phượng vĩ tái sinh hạt và chồi đều mạnh, có thể phát triển tốt trên mọi loại địa hình: ven biển, đồi núi, trung du với điều kiện đất k

Cây Phượng ưa sáng, mọc khoẻ, phát triển nhanh, không kén đất, rất dễ gây trồng. Tuy nhiên tuổi thọ không cao khoảng từ 30 – 40 năm.

3. Tác dụng của Phượng vĩ

▼ Cây Phượng vĩ được trồng để chắn gió và lấy gỗ

Tán Phượng to, rộng rất thích hợp trong việc chắn gió và bụi. Phượng được trồng ở đường phố có tác dụng rất lớn trong việc cản bụi.

Với việc thân cây to, rộng thì Phượng rất thích hợp để lấy gỗ. Tuy gỗ Phượng không quý nhưng nó vẫn được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau.

▼ Phượng vĩ làm đẹp cảnh quan trường học, khu dân cư, đường phố và khu đô thị

phượng vĩ

Hoa Phượng vĩ là biểu tượng của tuổi học trò

Cây Phượng vĩ có tán lá rộng, xanh tốt và nở hoa đẹp nên thường được trồng làm che mát hay cây cảnh quan trên các vỉa hè, đường phố, công viên, trường học và các khu đô thị.

Với tán cây rộng với nhiều hoa rực rỡ, hào nhoáng mỗi khi hoa nở, loại cây xinh đẹp này xứng đáng khi được đánh giá là một những loại cây đẹp nhất nên trồng.

▼ Tác dụng chữa bệnh của cây Phượng vĩ

Ngoài những tác dụng trên thì Phượng còn có tác dụng chữa bệnh bởi nó có tính dược lý.

Tất cả các bộ phận trên cây đều là một vị thuốc dùng để chữa bệnh.

–  Rễ và vỏ cây làm thuốc hạ nhiệt, chống sốt

– Vỏ cây có thể trị sốt rét, đầy bụng, tê thấp, giảm huyết áp

– Lá Phượng vĩ trị bệnh tê thấp và đầy hơi

4. Cách trồng và chăm sóc Phượng vĩ

phượng vĩ

Cách trồng và chăm sóc cây Phượng vĩ con

▼ Tạo cây giống

– Xử lý hạt bằng nước ấm ở 40 – 50 độ °C sau đó ngâm hạt trong nước ấm và để nguội dần sau 12 giờ

– Đãi hạt lấy lép bỏ đi, ủ hạt giống trong túi vải, mỗi ngày rửa chua 1 lần trong nước ấm

– Sau 3 – 5 ngày thì hạt trương và có hiện tượng nứt nanh, lựa những hạt này cho vào bầu ươm cây con

– Khi cho hạt vào bầu đất thì lấp đất dày 1 cm, phủ rơm rạ và làm giàn che cho cây con với độ che bóng từ 60 – 75%

– Sau 2- 3 ngày hạt sẽ bắt đầu nảy mầm, lúc này lấy bớt rơm rạ và tránh làm tổn hại cây con

▼ Bầu đất

– Sử dụng túi P.E làm bầu đát với kích thước 15cm x 20cm. Lưu ý nếu trồng Phượng vĩ làm cây cảnh quan đô thị thì kích thước bầu phải lớn hơn

– Ruột bầu: 80% là lớp đất mặt tại chỗ, lớp đất này cần tán nhuyễn và ray lại bằng sàng cát. Trộn thêm 20% phân chuồng hoai. Tưới ướt đẫm ruột bầu trước khi gieo hạt

– Thời vụ gieo ươm: phụ thuộc vào điều kiện tại chỗ và nguồn giống mà có thể gieo ươm từ tháng 2 đến tháng 3 dương lịch

▼ Chăm sóc cây con

– Trong thời gian đầu khi mới trồng, cần có giàn che nắng mưa cho cây. Khi cây lớn dần thì sau giảm độ che phủ từ từ cho đến khi cây ra ánh sáng hoàn toàn

– Luôn đảm bảo đủ ẩm cho cây Phượng vĩ

– Làm cỏ ít nhất 2 tuần/lần, phá váng và tưới thêm một ít phân NPK, sau khi tưới phân cần tưới lại nước lã đểlá cây không bị cháy



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn Quý vị đã góp ý cho trang web.