Powered By Blogger

Chủ Nhật, 3 tháng 10, 2021

CÂY VẢI KHÔNG HẠT F1

 

CÂY VẢI KHÔNG HẠT F1

CÂY VẢI KHÔNG HẠT F1

  • Khoảng cách trồng Khoảng cách trồng 4.5x4.5m
  • Thu hoạch Sau 18 tháng
  • Năng xuất Cao
  • Nguồn cây Nhập khẩu Đài Loan F1
  • Giá sản phẩm Còn hàng VNĐ
Mua hàng

+ Luôn có khả năng cung cấp số lượng lớn với giá cả hợp lý.

+ Giá chưa bao gồm phí vận chuyển và VAT.

+ Có khả năng cung cấp cây ăn quả trưởng thành từ 1 năm tuổi trở lên - giá trao đổi.

Kích xem hướng dẫn mua hàng

vải không hạt 2

Vải không hạt là một giống cây ăn quả đặc sản mới được nhập khẩu về Việt Nam. Cây cho năng xuất cao, sinh trưởng phát triển nhanh, khả năng kháng bệnh tốt. Cây vải không hạt cho quả đều thơm và rất ngọt…!

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY VẢI
1 . Điều kiện sinh sống
Vải là cây lâu năm, thích ứng rộng, từ Nghệ An, Thanh Hoá trở ra, đều trồng được . Vải có bộ rễ mạnh, chịu hạn, không chịu được úng.
Vải không kén đất lắm: Đất tốt năng suất, chất lượng cao, đất xấu, đất đồi, đất chua, nếu được bón nhiều phân hữu cơ, vải vẫn phát triển tốt.
Vải yêu cầu thời tiết mát lạnh, khô, nắng vào lúc ra nụ và nở hoa.
2 kỹ thuật trồng
Đất được lên luống để dễ thoát nước chống ngập úng. Thời vụ trồng vào các tháng 2 – 3 – 4 và 8 – 9. ở đồng bằng. Khoảng cách trồng ở đồng bằng: 10m x 10m, đất đồi gò: 8m x 8m . Hố đào trước vài ba tháng theo kích thước 1m x 1m, mỗi hố bón 30 – 50kg phân chuồng trước khi trồng.

 

 

3. chăm sóc
Cần tưới nước sau khi trồng và lúc cây còn nhỏ. Khi cây lớn nếu trời hạn tưới đủ ẩm mới có năng suất cao, phẩm chất tốt.
-Bón phân
Hàng năm cần bón thúc cho vải 3 – 4 đợt. Đợt 1 vào tháng 2 để thúc đẩy ra cành mùa xuân; Đợt 2 vào tháng 5 để thúc đẩy ra cành mùa hè. Đợt 3 vào tháng 8 để thúc đẩy ra cành mùa thu. Đợt 4 vào vụ đông (tháng 11) bón supelân và kaliclorua tăng cường khả năng chống rét cho cây. Trong thời kỳ này cứ cách 1 năm lại bón cơ bản cho cây thêm phân hữu cơ và vôi bột vào tháng 7 và tháng 8.
• Liều lượng bón: Lượng bón cho cây vải năm thứ nhất là:
+ Đạm U rê: 0,1 – 0,15 kg/ cây + Lân Supe: 0,3 – 0,5 kg/cây
+ Kalichlorua: 0,1 – 0,15 kg/cây. Chia đều cho các lần bón.

 

 

               Cây giống nhập về nhà vườn Xuân Khương

 

 

– Từ những năm sau lượng bón tăng 40 – 60% so với năm trước tuỳ thuộc vào tình hình sinh trưởng của cây.
– Lượng bón cho năm bón cơ bản (cách 1 năm bón 1 năm) vào tháng 7 – 8 là:
+ Phân chuồng: 30 – 50 kg/ cây + Vôi bột: 0,3 – 0,5 kg/cây
• Phương pháp bón phân:
+ Hoà phân vô cơ với nước phân chuồng ủ kỹ để tưới cho cây cách gốc 15 – 20 cm.
+ Cuốc 3 – 4 hố sâu 5 – 7 cm xung quanh tán, bón phân rồi lấp đất.
+ Rắc xung quanh hình chiếu tán cách gốc 15 – 20cm khi trời có mưa rào hoặc tưới nước.
. Giai đoạn kinh doanh: Từ năm thứ 3 trở đi
Tưới nước, làm cỏ
– Ở thời kỳ cây đang cho quả cần cung cấp đủ nước tưới vào các thời kỳ chính là thời kỳ cây chuẩn bị ra hoa, thời kỳ quả phát triển.
– Thường xuyên làm sạch cỏ xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây để hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng.

 

 

vải không hạt 1

 

 

🇻🇳🇻🇳 Kích Xem chương trình khuyến mại 50% 🇻🇳🇻🇳

4. Phòng trừ sâu hại vải thiều
*. Bọ xít nâu (Tessaratoma papillosa Drury):
– Đặc điểm gây hại: trưởng thành qua đông vào tháng 12, 1 sau đó đẻ trứng vào tháng 2, 3, 4, trứng nở, bọ xít non gây hại các đợt lộc, hoa và quả non.
– Phòng trừ:
+ Vụ đông, rung cây vào buổi sáng sớm khi lá còn ướt sương cho bọ xít rơi xuống, tập trung lại và đốt.
+ Ngắt các lá có ổ trứng ở mặt dưới đem tiêu huỷ
+ Phun thuốc diệt bọ xít non bằng Supergun 600 EC
*. Sâu đục đầu quả (Conopomopha sinensis Bradley):
– Đặc điểm gây hại: Trưởng thành đẻ trứng trên lộc non và cuống quả khi quả đang phát triển, sâu non nở ra đục qua lớp biểu bì ăn sâu vào hạt tập trung gần cuống quả làm rụng quả, tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập gây thối quả. Sâu đục đầu quả gây hại từ tháng 3 – 6.
– Phòng trừ: + Quét dọn cành lá khô, quả rụng làm giảm nguồn sâu
+ Khống chế lộc đông.
+ Phun thuốc phòng trừ vào các đợt cuối các tháng 3, 4, 5 và trước thu hoạch 15 – 20 ngày bằng Kampon 600 WP để phòng trừ.
*. Rệp hại hoa, quả non (Ceroplastes ceriferus Anderson):
– Đặc điểm gây hại: Rệp xuất hiện từ khi giò hoa vươn dài đến khi quả non ổn định, mật độ rệp có thể lên rất cao (hàng 100 con/1 chùm hoa) gây cháy đọt, thui hoa, quả.
– Phòng trừ: Sử dụng các loại thuốc ít ảnh hưởng đến hoa, quả non như Motsuper 36 WG phun kép 2 lần, lần 1: khi rệp xuất hiện, lần 2: sau 5 – 7 ngày vào lúc chiều mát.

 

                      Thu hoạch vụ đầu vải không hạt tại nhà vườn Xuân Khương

 

*. Sâu đục thân cành (Apriona germani Hope):
– Đặc điểm gây hại: Con trưởng thành đẻ trứng vào các kẽ nứt trên gốc cây, thân và cành chính. Sâu non nở ra đục vào phần gỗ tạo ra các lỗ đục, trên vết đục xuất hiện lớp phân mùn cưa đùn ra.
– Phòng trừ:
+ Phát hiện sớm vết đục, dùng dây thép nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt sâu non
+ Sau thu hoạch quét vôi vào gốc cây để diệt trứng
+ Phun các loại thuốc xông hơi như Supergun 600 EC sau sau đó dùng đất dẻo bít miệng lỗ lại để diệt sâu.
* Ngài chích hút (Lagoptera dotata Fabricius):
– Đặc điểm gây hại: Chích hút dịch quả, gây vết thương cơ giới cho nấm, vi khuẩn xâm nhập làm thối quả.
– Phòng trừ: + Xông khói xua đuổi
+ Bẫy ngài bằng lồng lưới
+ Bẫy bằng bả hoá học: Naled 5% + Metyl Eugenol 95% + dịch nước cam, dứa, chuối, mía, mít (100m2/1 bả).

 

vải không hạt
-. Nhện lông nhung hại vải (Eriophyes litchii Keifer):
– Đặc điểm gây hại: Nhện lông nhung phát sinh quanh năm, gây hại chủ yếu trên các đợt lộc, nặng nhất vào vụ xuân. Sâu non nở ra chích hút biểu bì mô mặt dưới lá hút nhựa, kích thích mô lá làm cho lá dị dạng có mầu nâu đỏ như nhung, mặt trên lá xoăn, phồng rộp phát triển không bình thường, làm cho lá quang hợp kém, dễ rụng.
– Phòng trừ: + Thu gom các lá rụng và cắt bỏ các cành bị hại nặng đem đốt. Sau thu quả và vụ đông cắt tỉa cho cây thông thoáng, làm vệ sinh vườn để giảm bớt điều kiện hoạt động của nhện.
+ Sử dụng thuốc: Oman 2 EC có tác dụng diệt nhện trưởng thành tốt. Phun cho mỗi đợt lộc 2 lần: lần 1 nhú lộc, lần 2 lộc ra rộ.
– Câu cấu hại vải (Xanthochellus sp):
– Đặc điểm gây hại: Sâu non và trưởng thành cắn cành non, ăn khuyết lá khi cây xuất hiện những đợt lộc làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây non.
– Phòng trừ: Sử dụng các loại thuốc Sherpa 0,1%; Sumicidin 0,1%, supraside 0,15% phun vào lúc chiều mát hoặc sáng sớm

 

 

5. THU HOẠCH VÀ CHẾ BIẾN
Thu hoạch khi quả chín, vỏ mầu nâu sẫm, nên bẻ cả chùm quả, không bẻ đau để năm sau cây không chột, tốt nhất là cắt bằng kéo (xêcatơ).
Cách làm vải khô:
Vải buộc thành từng chùm nhỏ treo trong nhà kín, đốt than giữ nhiệt độ khoảng 35 – 400 C liên tiếp ngày lẫn đêm, khi nào hạt long ra lắc nghe lọc cọc là được. Nếu không sấy, phơi nắng cũng được. Quả vải khô, vỏ căng đều, không bị óp là đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, mỗi kilôgam vải khô có từ 160 đến 190 quả.

Ngoài ra chúng tôi còn có các giống cây đặc sản mới như: Sầu riêng ruột đỏ , Cây Lê Vàng , Cây Táo Đỏ , Cây Kiwi , Cây Cherry , Cây Việt Quất , Cây Sung Mỹ , Cây Nho Pháp , Cây Bưởi Vàng , Cây Bưởi Đỏ , Cây Cam Cara , Cây Nhãn Tím , Cây Na Tím , Chanh Ngón Tay , Chanh Vàng Mỹ , Chanh Xanh Úc…Quý khách có nhu cầu trồng thực nghiệm giống vải quý này xin mời liên hệ với chúng tôi:

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn Quý vị đã góp ý cho trang web.