Powered By Blogger

Chủ Nhật, 3 tháng 10, 2021

Cây Mận

 

Cây Mận

Ở Việt Nam, cây mận là một trong những loại cây ăn quả có giá trị kinh tế thiết thực trong đời sống của người dân. Với đủ những bài thuốc dân gian khác nhau mận được mệnh danh là nguồn dược phẩm độc đáo với những vị thuốc khác nhau.

Tên thường gọi: Mận (miền Nam)

Tên khoa học: Syzygium samarangenses

Họ thực vật: Myrtaceae (họ Đào kim cương/Sim)

Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều loại mận

- Mận tam hoa: vỏ tím xanh, ruột màu tím đậm.

- Mận tả van tím: Vỏ màu tím, ruột màu vàng.

- Mận hậu: vỏ có màu tím, ruột vàng. Ra hoa vào tháng 2, chín vào tháng 7.

- Mận tả hoang ly: Vỏ có màu vàng, Ruột màu vàng. ra hoa vào tháng 1,2. Chín vào tháng 6,7.

- Mận trải trảng li: Quả chín vào tháng 7, trồng ở độ cao từ 900 đến 1000 m.

- mận đỏ: Vỏ có màu tím, ruột màu tím. Có vị chua, vị ngọt ít.

- Mận chua: (tên khác: Mận đắng) vỏ có màu tím vàng, ruột màu vàng, thuộc giống mận địa phương có vị chua đắng, sức sinh trưởng khỏe mạnh.

Nguồn gốc:

 từ Java (Indonesia), Malaysia và Ấn Độ. Cây được trồng rất phổ biến tại Đông Nam Á kể cả Việt Nam và ngày nay tại Nam và Trung Mỹ. 

Mô tả:

Thân: Thân thuộc thân gỗ, có độ cao từ 4 đến 15m.

Mô tả cây mận

Mô tả cây mận.

Mùa hoa đào

Rừng mận.

Lá: lá mận mỏng và sừng, phiến lá hình thuôn bầu dục có độ dài từ 8 đến 25 cm x 5 đến 12 cm. Phần ngọn lá nhọn, đuôi lá hẹp có hình tròn hoặc hình tim. Phần cuống lá có độ dài từ 4 đến 8 mm.

Hoa mận

Đặc điểm hoa mận.

Hoa: Mọc thành chùm từ 5 đến 30 hoa ở trên đỉnh hoặc nách lá. Hoa mận có màu trắng hoặc hồng. Đường kính của hoa vào khoảng từ 3 – 4 cm. Đài hoa có 4 cánh hình ống dài từ 1,5 cm. cánh hoa dài từ 10 – 15 mm. Phần nhụy dài, đài hoa không rụng  sau khi kết trái.

Quả mận

Quả mận

Cách hái mận

Cách hái mận.

Quả: Quản mận có nhiều màu khác nhau, tùy theo từng loại mận.

Đặc điểm sinh trưởng:

Cây mận thuộc loại cây ăn quả ôn đới, sinh trưởng và phát triển tốt với điều kiện tự nhiên tại Bắc hà.

Tác dụng:

- Cây mận được trồng làm cây ăn quả, cây lấy bóng mát, làm cây cảnh trang trí ở vườn, biệt thự…

- Rễ cây mận thường có vị đắng, tính lạnh có tác dụng làm thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể,  rễ thường được thu hoạch vào tháng 9 đến tháng 10. Ngoài ra, rễ còn dùng để chữa các bệnh như đái buốt, đái dắt, đau răng, nhọt độc …

- Lá mận chuyên dụng cho trẻ em bị sốt cao, co giật, dùng để sắc thành nước uống hoặc giã nát ra đắp ngoài.

- Nhân hạt mận có vị ngọt đắng, tình bình, có công dụng tán ứ chữa nhiều bệnh như tổn thương bầm tím do va đập, ho khạc đờm nhiều…

- Nhựa mận: Được lấy vào mùa xuân, phơi khô trong bóng dâm và dùng để giảm đau, chữa mề đay.

- Tác dụng nhuận tràng: Nhân của hạt mận 10g, đào nhân 10g, hạnh nhân 10g. Trộn hỗn hợp vào ấm đổ 700ml, sắc còn 250, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liên tục trong 10 ngày.

- Ăn nhiều mận tươi sẽ trống được bệnh thiếu máu….

Kỹ thuật trồng cây mận:

- Cây mận được trồng bằng hạt, ghép, chiết cành bằng chồi rễ… Tuy vào điều kiện khác nhau.

- Yêu cầu về đất trồng: Cây sinh trưởng tốt nên rất dễ trồng, không có yêu cầu cao về đất trồng.

- Nước: không chịu ngập úng cần tưới đủ nước cho cây khi cây kết trái.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ phù hợp, thích hợp với khí hậu nóng ẩm và hơi có ánh nắng mặt trời.

- Độ ẩm: Độ ẩm đảm bảo từ 70 – 80 %.

- Ánh sáng: thuộc loại cây ưa ánh sáng nên cần nhiều ánh sáng để cây phát triển tốt và sức đề kháng sâu bệnh.

- Dinh dưỡng: Hàng năm nên bón bổ sung thêm phân hữu cơ 2 lần/ năm vào đầu mùa và cuối mùa.

Cách trồng:

- Chọn giống cây khỏe mạnh không có sâu bệnh.

- Mật độ cây: cách nhau từ 4 đến 5 m, hàng cũng cách nhau tương đương.

- Móc một hốc nhỏ ở giữa vị trí trồng, rạch túi bầu, lấy cây ra ngoài, đặt cây vào vị trí cần trồng. Lấp đất và giữ chặt cây.

- Cắm cọc cố định cây tránh gió  bão có thể làm đổ cây.

Cách chăm sóc:

- Trong 3 đến 4 năm đầu cây cần được chăm sóc cẩn thận vì nó liên quan tới tốc độ phát triển của cây.

- Mỗi lần bón 15kg phân hữu cơ + 0,4kg supe lân + 0,3kg clorua kali, 0,5kg phân đạm urê. Phân hữu cơ, lân và kali bón trong vùng tán, cách gốc 25-30cm và lấp đất. Đối với đạm urê có thể pha ra tưới nhiều lần.

- Thời kỳ hái được quả (từ năm thứ 4 hoặc năm thứ 5 sau khi trồng đến năm thứ 15 hoặc lâu hơn): Quá trình bón phân rất cần thiết cho cây tạo lá mới, trổ hoa, nuôi trái chất lượng tốt nhất. Vườn mận từ 4-10 năm tuổi tiến hành bón hoặc tưới phân 3 lần/năm, vào tháng 2 đến 3, 6 đến 7 và 11 đến 12, với lượng phân: Đầu năm bón 0,4 kg phân đạm urê + 0,2 kg clorua kali để cây đâm tượt, ra hoa và quả; thời điểm giữa năm bón 0,4 kg urê + 0,25 kg clorua kali giúp cây hồi sức sau thu hoạch; cuối năm bón 25- 30 kg phân chuồng + 0,7 kg supe lân + 0,15 kg clorua kali (rắc đều và chôn lấp trong tán), tưới nước ẩm cho tan phân, giúp cây chuẩn bị ra hoa tốt và đồng loạt hơn. Vườn mận trên 10 năm cũng bón mỗi năm 3 lần, với lượng phân tăng gấp rưỡi hoặc gấp 2 lần, tùy thực trạng vườn; vườn tươi tốt bón ít, vườn yếu sức bón nhiều.

- Cây mận thường có nhiều loại sâu bệnh như: Bọ cánh cứng ăn lá, sâu đục cành, rệp sáp, rệp muội, bọ xít, sâu non, bọ cánh vẩy hại đọt non, bệnh phấn trắng, bệnh chảy nhựa. Việc chăm sóc, bón phân đồng loạt để chủ động bảo vệ bộ lá, hoa, quả. Vệ sinh vườn, quét vôi gốc có tác dụng hạn chế tác hại của sâu bệnh cho vườn mận.

Cách thu hoạch và bảo quản:

Hái quả đủ chín để vận chuyển không bị dập. Vỏ mận mỏng lên rất dễ bị tổn thương, lúc thu hoạch cần phải nhẹ nhàng.

Cây xanh Hoàng Gia chuyên cung cấp mọi giống cây trồng cổ thụ, cây trồng công trình nhằm đáp ứng được mọi nhu cầu của các bạn. Hãy liên lạc với chúng tôi sớm nhất để có được giá cả và chất lượng hợp lý với nhà vườn của bạn.

Chủ đề liên quan:

Cây công trình

LIÊN HỆ ĐẶT MUA CÂY XANH | CÂY MẬN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn Quý vị đã góp ý cho trang web.