Cây hồng cổ Sapa
Hình: cây hồng cổ sapa mới trồng đã cho hoa
Mùa xuân đến trên Sapa, hòa trong làn sương mù, người ta thấy lấp lánh những sắc hồng rực rỡ. Đó là những bông hoa tròn, đầy đặn của cây Hồng cổ Sapa.
Nguồn gốc:
Cây Hồng cổ Sapa hay còn gọi là cây Hoa hồng Pháp. Hồng cổ sapa thuộc loại cây bụi, có gai, lá cây màu xanh tươi, hoa chỉ có duy nhất một màu là màu hồng.
Là loài hoa bản địa của Sapa nhưng giống hồng cổ này lại có nguồn gốc từ châu Âu, cụ thể là một giống hồng Pháp cổ.Hồng cổ Sapa thuộc loại cây bụi, thân có gai và lông mao, thuộc chi Hồng.
Hình: chậu hồng cổ Sapa rực rỡ sắc hoa
Đặc Điểm:
Hồng cổ Sapa hội tụ nhiều ưu điểm mà hồng ta không có như: tán rộng, sai nụ, nhiều hoa. Hồng cổ Sapa nở hết cỡ to bằng bát ăn cơm, cánh xếp khít nhau rất đẹp và thơm, thích hợp trang trí khuôn viên quanh nhà, thích hợp với gia đình đại gia có sân vườn rộng. Những cây hồng cổ Sapa cao niên, dáng đẹp.
Màu chuẩn nhất của hồng cổ Sapa là hoa phớt hồng như cây hoa anh đào. Cây tầm 30 năm tuổi thì gốc đã to bằng nắm tay, gốc cây thường có màu xanh rêu đậm, tán phát triển tốt.
Hồng cổ Sapa này có thể dùng trồng làm cảnh sân vườn, tiểu cảnh, trồng trong khuôn viên đô thị, công viên hoặc trồng trong chậu trang trí nội thất văn phòng, cây ban công.
Cây hồng cổ Sapa cho ra những bông hoa có sắc hồng tươi sáng, đầy đặn. Chính bởi vẻ đẹp kiêu sa mà nó được coi là một trong những giống hồng đẹp nhất thế giới. Cây mang ý nghĩa tượng trưng cho sự đủ đầy, tình yêu ngọt ngào.
Cây Hồng cổ Sapa là loại cây dễ canh tác, dễ chăm sóc và có sức sống mạnh mẽ, bạn chỉ cần trồng ở nơi thoát nước tốt. Cây sống được ở mọi điều kiện khí hậu, có thể sống ở nhiệt độ dưới -15 độ.
Hình: Cây hồng cổ Sapa tại nhà vườn chúng tôi
Tham khảo cách trồng và chăm sóc:
- Cách trồng:
- Chọn ruộng đất cát pha, thịt nhẹ, đất phù sa chủ động tưới tiêu. Hoa hồng yêu cầu độ pH: 6-7, nếu đất chua (độ pH dưới 5,5). Trồng cây giống cần Cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống ruộng 70-80 cm, cao 25-30cm, trồng hàng đôi. Hai hàng đơn cách nhau 35-40cm, cây cách cây 30 cm.
Hình: Cây hồng cổ Sapa được chuyển đi trồng
- Lượng phân bón cho 1 sào hoa hồng giống như sau: Phân chuồng hoai mục 7-10 tạ, phân lân super 20-25kg, đạm urê 10-15kg, kali clorua 3-5kg (năm đầu bón ít đạm và kali, năm thứ 2-3 bón nhiều hơn).
Hình: Cây hồng cổ Sapa loại lớn
- Cách bón: Bón lót lúc trồng toàn bộ phân chuồng, phân lân vào chính giữa luống. Bón thúc bằng cách tưới đạm và kali loãng lần thứ nhất sau trồng 15-20 ngày. Sau đó khoảng 15-20 ngày bón thúc 1 lần bằng đạm và kali cách gốc 15cm. Hoa hồng sau khi trồng được 3-4 tháng thì bói hoa.
- Đốn tỉa thân cành: Sau khi mầm chính lên cao 20-25cm, thì tiến hành bấm ngọn, chỉ để 4-5 cành cấp 1 toả đều xung quanh tạo thành bộ khung chính của cây. Thường xuyên tỉa bỏ các lá già, cành tăm hương để tán cây được thông thoáng, giảm sâu, bệnh hại.
Hình: Cây hồng cổ Sapa hơn 14 năm tuổi
* Cách chăm sóc:
- Nên bón nhiều phân chuồng hoai mục, phân vi sinh, bùn ao phơi ải và phân tổng hợp NPK (loại 12:5:10) của hãng Apatit Lào Cai, lân Lâm Thao cho hoa hồng thay phân đơn đạm, lân, kali cây sẽ tốt bền hơn.
- Thường xuyên phun một trong số các loại phân bón qua lá các loại như: A-H 502; Kích phát tố hoa trái Thiên nông, Atonic định kỳ khoảng 10-15 ngày/lần, cây sinh trưởng tốt, hoa nở số lượng nhiều, tập trung, kích thước hoa to, màu sắc sặc sỡ, khi sử dụng lâu tàn được người tiêu dùng tín nhiệm.
- Nếu cây sinh trưởng quá tốt, chậm ra hoa bạn cần: Tỉa bớt cành la, cành tăm, cành vóng cho tán thông thoáng, ngừng bón đạm, ngừng tưới nước, bón lượng lớn kali (7-10kg/sào), để khô đất 10-15ngày, sau đó chăm sóc bình thuòng, cây sẽ nhanh phát hoa.
- Sau khi bấm ngọn cành tơ (cành non) khoảng 35-45 ngày (tuỳ vụ, tuỳ nhiệt độ, độ ẩm đất, lượng phân bón thúc cho cây và kinh nghiệm của người trồng cây) thì cây phát hoa.
- Về năng suất hoa, sau trồng 1 năm tuổi cho thu 4-5 nghìn bông/sào/năm. Hoa hồng 2 năm có thể cho 10-15 nghìn bông/năm. Năm thứ 3 sản lượng hoa giảm dần còn khoảng7-10 nghìn bông. Năm thứ 4 cây hoa tàn sinh trưởng kém nên tiến hành trồng mới.
- Kỹ thuật bao hoa: Nếu không bao hoa, để tự nhiên thì hoa nở không đều, thu bán không đồng loạt. Dùng giấy chuyên dùng màu trắng không ngấm nước (của Trung Quốc sản xuất), quấn chặt vừa kín bông hoa chuẩn bị nở theo hình chóp nón (khi bỏ giấy ra, sau 1-2 giờ bông hoa sẽ được nở bung ra).
- Phòng trừ một số sâu, bệnh hại : Các loại rầy, rệp dùng thuốc Aciara 25EC; Sutin 5EC. Nhện đỏ dùng Sokupi 0,36AS; Ortus 5EC; Pegasus 500EC. Bệnh thán thư, bệnh sương mai, lở cổ rễ hại thân, cành lá, hoa dùng thuốc Alpine 80WP + Cavil 50WP hoặc Ridomin 72% + Carbenzim 50WP.
Hình: hoa hồng cổ Sapa tại vườn
Hình: vận chuyển cây hồng cổ Sapa
Hình: Hồng cổ bắt đầu mùa ra hoa Tháng 8-9 (âm lịch)
Mấy năm gần đây, cây hồng cổ Sapa được nhiều người săn tìm và ưa chuộng trong những dịp Tết đến, xuân về. Hồng cổ sapa không còn xa lạ với người dân Việt, là một trong những cây cảnh đô thị được liệt vào danh sách cần có để trưng bày cho không gian sống trở nên đẹp và rực rỡ hơn.
Tg: Diện Hứa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn Quý vị đã góp ý cho trang web.