CÂY KÈN HỒNG (Cây chuông hồng)
Cây kèn hồng
là một loại cây công trình, cây bóng mát có lẽ không còn xa lạ đối với mỗi
chúng ta, bởi đi đến đâu bạn cũng có thể dễ dàng bắt gặp chúng trên những con
đường, vỉa hè và các khu phố. Không những thế, nó còn được yêu thích bởi màu
hoa với sắc hồng nổi bật và góp phần tô đẹp cho cảnh quan không gian sống. Hãy
cùng Cây Ba Miền tìm hiểu rõ hơn về loại cây này nhé!
1. Cây kèn hồng là cây gì ?
Tên gọi khác: Cây chuông hồng, có
Tên khoa học: Tabebuia Rosea,
Họ: Bignoniaceae ( Đinh) và họ Chùm Ớt.
Nguồn gốc xuất xứ: từ các nước Châu Mĩ, đặc biệt là Nam Mexico tới Venezuela và Ecuador, sau đó nó được du nhập vào nhiều nước trong đó có nước ta . Ở Việt Nam, kèn hồng được trồng ở khắp nơi trên cả nước để làm cảnh và tạo màu sắc cho không gian sống.
Mùa hoa kèn hồng nở |
2. Đặc điểm của cây kèn hồng
2.1. Đặc điểm hình thái
Kèn hồng là một loại cây thân gỗ với đường kính thân trung bình khoảng 50cm, trong điều kiện sinh trưởng tốt, đường kính thân cây có thể lớn hơn.
Dáng cây là dáng thẳng đứng với chiều cao từ 3-15m. Tán cây rộng, có hình chiếc dù, chính vì vậy cây được trồng không chỉ để làm đẹp mà nó còn có tác dụng che bóng mát cho không gian.
Lá kèn hồng thường mọc theo từng cụm, là dạng lá kép chân vịt với 3 đến 5 lá chép, mặt trên nhẵn mịn, mép nguyên, cuống lá dài từ 3 đến 12cm.
Cây kèn hồng |
Một trong những yếu tố nổi bật nhất tạo nên vẻ đẹp cho cây kèn hồng đó là hoa. Đúng như cái tên gọi của nó, hoa kèn hồng có hình chiếc chuông và có sắc hồng. Ngoài ra hoa kèn hồng còn có cả màu hồng phấn hoặc màu tím nhạt.
Hoa kèn hồng mọc thành từng chùm, tập trung ở đầu cành, mỗi chùm có khoảng từ 4 đến 7 bông. Mùa hoa nở trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 6. Kèn hồng là một loại cây đặc biệt hơn các loài cây khác bởi khi hoa nở, cây sẽ rụng hết lá, khi đó cây chỉ còn lại những khóm hồng tỏa sắc lộng lẫy.
Hết mùa hoa, cây cũng cho ra quả. Quả kèn hồng có hình trụ, dài từ 7 đến 16cm, có hai đường nối mở dài, hạt có cánh và phát tán trong gió.
Hoa kèn hồng nở |
2.2. Đặc điểm sinh trưởng
Kèn hồng là loại cây có tốc độ sinh trưởng trung bình, phù hợp với khí hậu nhiệt đới. Đặc điểm của cây là ưa sáng, ưa ẩm, có thể phát triển khi được trồng trong nhiều loại đất, đặc biệt là đất ẩm nhưng không chịu được ngập úng, chính vì vậy phải đảm bảo độ thoát nước tốt cho cây. Cây có thể được nhân giống bằng hạt hoặc bằng phương pháp giâm cành, chiết cành.
3. Công dụng của cây kèn hồng
Với ưu điểm là loại cây có thân cao, vươn thẳng và tán lá rộng kết hợp cùng màu hoa hồng rực rỡ, kèn hồng được chọn là một trong những cây công trình đồng thời cũng là cây bóng mát được yêu thích nhất. Kèn hồng được trồng phổ biến ở những nơi công cộng như trên những con đường, góc phố, vỉa hè, khuôn viên trường học, bệnh viện,…
Không chỉ mang đến bóng mát, mà kèn hồng còn giúp làm đẹp cho cảnh quan không gian, thanh lọc không khí, góp phần tạo nên một không gian sống xanh, trong lành.
Con đường thơ mộng tràn ngập sắc hoa chuông hồng |
4. Kỹ thuật trồng cây kèn hồng
Đất trồng
Kèn hồng có thể sinh trưởng và phát triển trong nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên để cây có thể phát triển trong điều kiện tốt nhất, khi trồng cây con bạn nên trộn thêm một ít phân chuồng đã hoai mục để tăng thêm độ dinh dưỡng trong đất. Đồng thời kết hợp trộn thêm xơ dừa, sỏi đá và xới đều đất để đảm bảo độ tơi xốp, thoát nước tốt cho cây.
Cách trồng
- Đào một hố với miệng hố có kích thước 40 x 40 cm, đồng thời dải ít sỏi đá dưới đáy hố để tạo điều kiện thoát nước cho cây.
- Xé bỏ túi bầu, tránh làm vỡ bầu, sau đó đặt cây vào hố và lấp đất, dùng tay nén chặt đất.
- Đóng cọc xung quanh để neo giữ, tránh trường hợp cây con mới trồng bị đổ. Khi cây bén rễ, có thể tháo cọc cây ra.
- Tưới đẫm nước cho cây
Trồng kèn hồng công trình |
5. Kỹ thuật nhân giống cây kèn hồng
5.1. Nhân giống bằng hạt
Để nhân giống cây bằng hạt, trước hết phải ngâm hạt và gieo cho chúng nảy mầm, sau khi cây nảy mầm bạn cần phải tưới nước thường xuyên cho cây với một lượng nước vừa đủ để cây có thể phát triển bình thường.
5.2. Nhân giống bằng phương pháp giâm cành
Để giâm cành hiệu quả thì bạn cần phải chọn một cành to khỏe, không có dấu hiệu sâu bệnh từ cây mẹ. Sau đó cắt sát gốc cành khoảng 1 đến 2cm, tỉa cho bớt lá rồi ngâm trong dung dịch kích rễ. Cuối cùng lấy cành ra trồng xuống đất và tưới nước. Sau vài ngày cây sẽ bén rễ và sinh trưởng như một cây mới.
Cây kèn hồng con giống tại vườn |
6. Kỹ thuật chăm sóc cây kèn hồng hiệu quả
Tưới nước
Kèn hồng là loại cây ưa ẩm, khi cây còn nhỏ, bạn nên tưới từ 2 – 3 lần/tuần. Khi cây trưởng thành thì tần suất tưới nước có thể giãn cách thêm. Tránh tưới quá nhiều nước cho cây, điều này sẽ dẫn đến tình trạng cây không kịp thoát nước và ngập úng
Phân bón
Cây không cần bón phân thường xuyên, một năm chỉ cần bón 3 lần phân NPK là đủ.
Ánh sáng
Nên trồng cây ở những nơi thoáng mát, có nhiều ánh sáng để tạo điều kiện quang hợp tốt nhất cho cây. Khi cây còn nhỏ, không nên trồng ở những nơi có nhiệt độ quá cao, cần có biện pháp che chắn.
Nhiệt độ
Nhiệt độ lí tưởng nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cây đó là từ 18-30 độ C.
Phòng trừ sâu bệnh
Sau khi hoa tàn, bạn nên cắt tỉa những cành già để kích thích những chồi non cho chu kì hoa mới. Trong quá trình phát triển của cây, bạn nên thường xuyên quan sát để phát hiện sâu bệnh, nhất là sâu đục thân để có biện pháp xử lí kịp thời bằng cách quét vôi xung quanh thân cây để hạn chế sâu bệnh nhất có thể.
Cây kèn hồng trên các con đường |
Đó là một vài thông tin hữu ích mà Cây Ba Miền mang đến cho bạn, hi vọng phần nào đó sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về cây kèn hồng và kĩ thuật trồng và chăm sóc chúng.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực trồng và chăm sóc cây, Cây Ba Miền tự hào là một trong những đơn vị cung cấp cây công trình giá rẻ, uy tín hàng đầu tại Việt nam. Chúng tôi cam kết về chất lượng giống cây tốt và khỏe đến người tiêu dùng. Nếu bạn quan tâm sản phẩm, xin hãy để lại số điện thoại hoặc email để được tư vấn kĩ hơn về sản phẩm nhé!
Hotline: 0823666620
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn Quý vị đã góp ý cho trang web.