Powered By Blogger

Thứ Hai, 4 tháng 10, 2021

CÂY PHƯỢNG TÍM (Tiếp)

 

CÂY PHƯỢNG TÍM

Chắc hẳn nàng thiếu nữ nào cũng ngẩn ngơ trước vẻ đẹp dịu dàng, nhẹ nhàng, mong manh thuần khiết của những bông hoa phượng tím.

phượng tím
Phượng tím được trồng nhiều ở các công viên


Phượng tím là một loại cây gỗ lớn có chiều cao  từ 10 m đến 15 m tán lá tỏa rộng từ 7–10 m. Cành của cây có lá thưa, lá phức bao gồm hai lần lá kép, khi không có hoa thì cây trông tương tự phượng vĩ.

TÊN GỌI VÀ NGUỒN GỐC CỦA CÂY PHƯỢNG TÍM

phượng tím
Cây phượng tím khoe sắc


Phượng tím danh pháp hai phần: Hoa Phượng tím có tên khoa học là Jacaranda acutifolia thuộc họ Bignoniaceae, còn có các tên khác là J. mimosifolia (giống lá trinh nữ) hay J. ovalifolia (lá hình trứng).

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CÂY PHƯỢNG TÍM

Vào mùa nở hoa thì sẽ nhiều hoa hơn. Hoa có dạng hình ống dài 4–5 cm,  chùm  hoa màu tím, hình chuông, cánh hoa mềm mại, dễ bị dập nát.

Miệng hoa hơi xòe ra và công lên giống như những chiếc chuông , có lông tơ mịn bao bọc , hoa mọc thành từng chùm càng làm sắc tím của hoa thêm rực rỡ.

Mùa hoa phượng tím nở sẽ kéo dài khá lâu, có thể đến 4–6 tháng.

Mỗi cành lá sẽ dài từ 40-50 cm, tán lá thưa thớt nên ít ảnh hưởng đến tầng cỏ phủ gốc.

Thời gian từ khi hoa có nụ đến khi tàn rụng thường sẽ kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Đồng thời các chùm hoa ở đầu cành lại tiếp tục nở ra một đợt hoa mới.

CÔNG DỤNG CỦA CÂY PHƯỢNG TÍM

phượng tím

Phượng tím là một trong những loại cây công trình được yêu thích nhất

Giống phượng tím có nguồn gốc từ Nam Mỹ và được du nhập đến Neepal, Ấn Độ… cây thích hợp với không khí nhiệt đới và cận nhiệt. Vào những năm đầu thập kỷ 1970 thì phượng tím được du nhập vào Đà Lạt và có lẽ loài cây hoa này cũng thích hợp với những vùng mát như Tam Đảo, Lai Châu ở Việt Nam…

Nhờ tán cây rộng mát mẻ nên phượng tím được trồng làm cảnh ở những công viên và ven đường. Nhưng khả năng tạo độ mát của cây không lớn vì tán lá khá thưa.

Riêng trong công viên, vì không phải quét dọn mỗi ngày như trên đường phố, sau vài ngày hoa phượng tím rụng tạo nên một vẻ đẹp sẽ có một thảm hoa màu tím cuốn hút nhiều người.

Phượng Tím thường được trồng làm cây cảnh ven đường, dọc các con phố, trồng trong công viên, làm cây bóng mát trước cổng nhà, trong sân vườn hay trồng trong các bệnh viện, khu nghỉ dưỡng, khu du lịch,… Thảm hoa màu tím dưới gốc cây sẽ dày hơn mỗi khi có cơn gió thoảng qua làm cho nhiều người rung động và yêu thích.

YÊU CẦU KỸ THUẬT KHI TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY PHƯỢNG TÍM

phượng tím
Phượng tím được trồng nhiều ở các công viên


 1. Nhiệt độ

Yêu cầu nhiệt độ  ban đêm từ 16 – 18oC, khi cây lớn có thể phát triển ở 27 – 3oC, Nhiệt độ cây  hoa phượng tím có thể chịu được và vẫn có thể phát triển có thể lên tới 40 độ trong giai đoạn nghỉ đông cần có nhiệt độ thấp để cây tích lũy dưỡng liệu cho mùa xuân đến, nở hoa kết quả. Tuy nhiên đây chỉ là những kết quả thực nghiệm ở Nam bán cầu, ở nước ta có lẽ còn có những sai khác. – Lập địa: nên trồng ở nơi không khí thoáng sạch, mát mẻ và có ánh sáng tốt

2. Loại đất

Cây không kén đất, kể cả đất kiềm, chua hoặc đất sỏi sạn. Với đất trồng có nhiều dinh dưỡng thì cây sẽ phát triển nhanh hơn , cành lá hoa xum xuê hơn

3.  Ánh sáng

Giai đoạn cây con trong vườn ươm cần 1/3 đến 1/2 lượng ánh sáng, khi đã ra đất trồng cần nhiều ánh sáng để tạo mầm hoa.

4.Chế độ nước tưới

không quan yếu, cây chịu được đất khô hạn, nhưng khi trồng làm cảnh cần bón phân chuồng đầu mùa mưa. Cây trồng 1 năm, cao từ 2 – 4 m, đến năm sau đã có khả năng cho hoa. Nếu trồng ven đường, mật độ thích hợp từ 3,5 – 4,5 m/cây sẽ cho hoa sớm, trồng thưa hay đơn độc thì hoa hơi muộn.








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn Quý vị đã góp ý cho trang web.