Powered By Blogger

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2019

Tuyệt chiêu giúp mẹ xử nhanh chứng Đau xương mu khi mang thai

Tuyệt chiêu giúp mẹ xử nhanh chứng Đau xương mu khi mang thai

Tuy không nguy hiểm, nhưng đau xương mu khi mang thai có thể làm mẹ khó chịu. Giải quyết sao với trường hợp này? Tham khảo bí quyết sau nhé!

Đau xương mu khi mang thai – Nguyên nhân vì đâu?

Giống như đau xương chậu khi mang thai, đau xương mu cũng là một hiện tượng khá phổ biến. Thông thường, đau xương mu khi mang thai sẽ xuất hiện vào những tháng gần cuối thai kỳ và “lặn mất tăm” sau khi sinh.
“Thủ phạm” chính chịu trách nhiệm cho những cơn đau xương mu thực ra là cục cưng trong bụng mẹ. Có cấu tạo liên kết nhau, xương mu, khớp háng và dây chằng có nhiệm vụ nâng đỡ các cơ quan phía trên của cơ thể. Khi em bé trong bụng ngày càng lớn, tử cung to lên kéo theo sự giãn ra của vùng xương chậu gây cảm giác đau ê ẩm vùng xương mu. Thai nhi càng lớn, áp lực lên xương mu, xương chậu càng nhiều. Vì vậy, mẹ sẽ cảm nhận các cơn đau xương mu khi mang thai rõ rệt hơn về cuối thai kỳ. Đặc biệt là 2 tháng cuối thai kỳ, các cơn đau có thể liên tục diễn ra làm mẹ bầu mệt mỏi.
Nguyên nhân đau xương mu khi mang thai
Các cơn đau có xu hướng xuất hiện nhiều vào những tháng cuối thai kỳ
Bất cứ mẹ bầu nào cũng có thể bị đau xương mu vào một thời điểm nào đó trong thai kỳ. Vì vậy, mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu các cơn đau chuyển thành những cơn co thắt tử cung mạnh kèm theo dịch âm đạo vào tuần 36-37, mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện ngay. Đó có thể là dấu hiệu sắp sinh non.

Bí quyết “vàng” giảm đau xương mu khi mang thai

Không gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi, nhưng đau xương mu khi mang thai dẫn đến nhiều khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt. Những cách sau đây có thể giúp mẹ giảm bớt cơn đau phần nào, tham khảo thử mẹ nhé!
  • Tập thể dục đều đặn sẽ giúp xương chắc khỏe, dẻo dai hơn. Không chỉ giảm đau xương mu khi mang thai hiệu quả, nghiên cứu cho thấy việc tập thể dục còn giúp quá trình vượt cạn diễn ra dễ dàng hơn.
  • Đeo đai bụng bầu sẽ giúp giảm áp lực lên vùng xương mu, nhờ vậy giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên quá lệ thuộc vào đai đeo.
  • Giữ tư thế đúng khi mang thai: Mẹ bầu nên hạn chế đứng quá nhiều khi mang thai. Khi đứng, mẹ bầu nên cố gắng thả lỏng hai vai, chân mở nhỏ hơn vai. Khi ngồi, mẹ nên ngồi tựa lưng vào ghế, đồng thời kê thêm gối tựa lưng.
  • Tạm biệt những đôi cao gót: Khả năng giữ thăng bằng của phụ nữ mang thai thường kém hơn so với người bình thường. Vì vậy, mẹ bầu thường được khuyến cáo nên tránh xa những đôi giày cao gót để hạn chế nguy cơ té ngã. Hơn nữa, khi mang giày cao, mẹ cũng vô tình tạo áp lực lên phần dưới cơ thể và có thể làm những cơn đau xương mu khi mang thai thêm trầm trọng.
Nguyên nhân đau xương mu khi mang thai
Hạn chế “kết thân” với những đôi giày cao gót trong suốt thời gian mang thai, mẹ nhé!
Hy vọng với những cách trên đây sẽ giúp mẹ giải quyết tình trạng đau xương mu khi mang thai. Với những trường hợp quá đau, bà mẹ bầu nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị. Tuyệt đối không tự ý uống thuốc giảm đau, tránh gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm các bí quyết chăm sóc sức khỏe khi mang thai tại chuyên mục Chăm sóc trong thai kỳ tại website Huggies.com.vn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn Quý vị đã góp ý cho trang web.