Bằng Lăng Nước
Bằng lăng nước là một trong những loại cây thuộc nhóm cây công trình được rất nhiều người yêu thích và sử dụng làm cây cảnh vì vẻ đẹp cũng như ý nghĩa loại cây này mang lại .
Ở Nam Trung Quốc và Australia cũng gặp loài này. Đặc điểm sinh học Ở Việt Nam bàng lang nước là loài cây phân bố trong các kiểu rừng nửa rụng lá và rừng khô rụng lá cùng với loài bàng lang vỏ nhẵn (Lagertroemia calyculata), nhưng không phổ biến và nhiều cá thể bằng loài bàng lăng này, vì bàng lang nước đòi hỏi đất sâu. dày và ẩm hơn.
TÊN GỌI VÀ NGUỒN GÓC CỦA BẰNG LĂNG NƯỚC
Cây bằng lăng nước
Cây bằng lăng nước Lagerstroemia speciosa (L.) Pers., 1806 Tên đồng nghĩa: Lagertroemia flos – reginae Retz. 1789; L. reginae Roxb. 1795
Có các tên gọi khác: Tử vi tàu, bàng lang tiên
Họ: Tử vi – Lythraceae
Tên thương phẩm: Queen Crape Myrtle, Entravel
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CÂY BẰNG LĂNG NƯỚC
– Hình thái là loại cây gỗ trung bình, rụng lá, cao 12-18m, đường kính 20-40cm. Tán hình trứng rộng, dầy, xanh thẫm.
-Thân không thật thẳng, phân cành sớm, cành mọc ngang với rất nhiều cành nhỏ mang lá. Vỏ nâu xám, ít nứt, thịt vỏ mỏng màu vàng nhạt, dày 1-1,2cm, Cành nhẵn, màu xanh. Lá đơn, nguyên, mọc cách hay gần đối, không lá kèm, hình trứng rộng hay bầu dục, dài 10-18cm, rộng 6-12cm; phiến dai, dày, khi non màu xanh nhạt, khi già màu đỏ.
-Cụm hoa chùm, mọc ở đỉnh cành, hình tháp, mang nhiều hoa, Nụ hoa hình cầu, màu tím hồng. Lá đài 6 hợp thành ống với 6 dải lồi và 6 rãnh nông. Cánh hoa 6, nhăn nheo trong nụ và khi mới nở, màu đỏ tím hay tím hồng, có cựa ngắn.
-Nhị đực nhiều, đính ở giữa ống đài; ô phấn có trung đới tròn; bầu 6 ô. Quả nang, hình trứng, kích thước 20x18mm, nằm trong đài tồn tại, mở theo 6 mảnh, tồn tại rất lâu trên cây. Hạt có cánh mềm.
-Bàng lăng trung (L. lecomtei Gagn.) Cây từ vùng núi đá và rừng còi vùng Phan Rang, miền Trung, có gốc xù xì, lá nhỏ 6x3cm, hoa lớn màu hồng tím đậm rất đẹp để làm bonsai và cây cảnh. Phân bố Việt Nam: Bàng lang nước mọc hoang dại ở các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ như: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế; vùng Tây Nguyên như: KonTum, Gia Lai, Đắk Lắk và vùng Đông Nam Bộ: Đồng Nai, Bình Phước. Hiện nay được trồng ở hầu hết các thành phố và thị xã của các tỉnh ở Việt Nam. Thế giới: Bàng lang nước phân bố ở các nước vùng Nam và Đông Nam Á như: Myanmar, Malaysia, Thái Lan, Lào, Cămpuchia, Philippine
-Cây có biên độ sinh thái rộng; thường gặp mọc ven bờ sông suối, hồ và đầm nước ngọt, thường phân bố ven các rừng nguyên sinh hoặc rừng thứ sinh của các khu rừng nêu trên. Độ cao phân bố của bàng lang nước không quá 700m trên mặt biển, thường mọc trên đất feralit đỏ vàng phát triển trên sa thạch hoặc phiến thạch sét, ở vùng có khí hậu nhiệt đới với hai mùa mưa và khô rõ rệt. Thường mọc xen với các loài cây rụng lá khác như:
CÔNG DỤNG CÂY BẰNG LĂNG NƯỚC
Bằng lăng nước được yêu thích và trông ở rất nhiều nơi
+ Cây xanh công trình, công ty, nhà ở, có thể trồng trước cửa nhà , công viên, hay các nhà hàng
+ Cây bằng lăng nước không những mang đến không gian mát mẽ, trong lành, mà chính vì vẻ đẹp mềm mại, xanh tốt của mình cây còn được sử dụng để:
+ Làm cây kiểng trồng sân vườn, công viên…
+ Trang trí giàn hoa, ban công, tường nhà hoặc đặt trên bàn rất đẹp.
+ Trồng trong chậu nhỏ để bàn đến những cây trong chậu đứng đều tạo nên một không gian làm việc sinh động, thoáng mát
YÊU CẦU KỸ THUẬT KHI TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY BẰNG LĂNG NƯỚC
Vẻ đẹp của hoa bằng lăng nước
Đất trồng:
Bằng lăng phải có tầng đất mặt tơi xốp, dễ thoát nước, nếu đất có độ pH thấp, cần bón vôi thêm.
Cách trồng :
Trước khi trồng tiến hành đào hố trước ít nhất 1 tháng, kích thước hố và lượng phân bón lót tùy thuộc vào đất giàu hoặc nghèo dinh dưỡng, thông thường 50 x 50 x 50 cm, trộn đều lớp đất mặt với phân hữu cơ, NPK, phân bón lót, phân lân, vôi…… Sau đó phai dồn hỗn hợp đất phân cho xuống hố. Công việc trên cần thực hiện trước khi trồng cây ít nhất là 1/2 tháng.
Chăm sóc
:Cây được trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5, 6) và được trồng dặm trước tháng 9 hàng năm. Mật độ trồng thích hợp từ 500 đến 834 cây/ha. Cây cách cây 3 mét, hàng cách hàng 4 mét, hoặc cây cách cây 4 mét, hàng cách hàng 5 mét.
Sau khi trồng cần làm cỏ, xới đất kết hợp tủ gốc giữ ẩm cho cây 4-5 lần/năm. Trong 3 năm đầu khi cây chưa kép tán cần trồng thêm cây che bóng giữa các hàng để bảo vệ đất, nhằm tăng cường chất hữu cơ và giảm công làm cỏ…
Phân bón
Lượng phân bón trong 3 năm đầu như sau: phân chuồng 5–10 kg, phân NPK 150g/gốc/năm. Các năm sau tăng dần lượng phân lên, nên bón phân vào lúc làm cỏ và vun gốc vào đầu, giữa và cuối mùa mưa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn Quý vị đã góp ý cho trang web.