Powered By Blogger

Chủ Nhật, 3 tháng 10, 2021

Cây Gạo

 

Cây Gạo

Cây Gạo là loài cây ở vùng nhiệt đới với thân cây cao và thẳng với lá rụng vào mùa đông. Các hoa đỏ với 5 cánh hoa mọc vào mùa xuân trước khi cây ra lá non.

1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY GẠO

Cây gạo nở hoa giữa mênh mông đất trời

Tên khoa học Bombax ceiba

Thuộc họ : Gạo – Bombacaceae

Phân bố: Cây hoa gạo được phân bố rộng dãi khắp khu vực Đông Nam Á và vùng Cận nhiệt đới Trung Hoa.

Chưa xác định được nguồn gốc cây hoa gạo, người ta cho rằng cây có nguồn gốc từ Ấn Độ sau đó phát tán rộng tới Malaysia, nam Trung Quốc và đến Việt Nam. Ở nước ta, cây phân bố rộng khắp ở đồng bằng tới miền núi.

2.ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CÂY GẠO

cây gạo

Vẻ đẹp rực rỡ của cây gạo

Là giống cây xanh khoẻ mạnh, có khả năng thích nghi nhanh với môi trường và sinh trưởng tốt.
Gạo là giống cây có kích thước lớn, thân gỗ có thể cao từ 10 – 20m, đường kính khoảng 3m. Bề mặt thân có gai nhỏ. Tuy nhiên, gỗ bên trong rất mềm, yếu, khó ứng dụng vào việc sản xuất các sản phẩm, đồ dùng.

Bộ rễ khoẻ mạnh, ăn sâu vào lòng đất giúp cây đứng vững vàng ở mọi địa hình khác nhau.
Hình dáng cây gạo rất khẳng khiu. Từ thân cây vươn dài các cành lớn sang ngang, các cành nhỏ tập trung ở phía ngọn. Cây cổ thụ có thể cho nhiều bóng mát.
Lá cây thuộc loại lá kép chân vịt, có 5 lá chét nhỏ. Mùa rụng lá thường vào mùa khô.

hoa gạo

Bông hoa gạo

Hoa cây gạo có kích thước lớn rất nổi bật và đẹp mắt. Gồm 5 cánh, màu sắc đỏ tươi rực rỡ. Cánh hoa dài, dày dặn. Nhị bên trong thuôn, nhỏ, có những hạt đen trên đỉnh. Hoa nở rất dày phía ngọn cây. Chúng hường bắt đầu nở vào mùa xuân ngay sau khi rụng lá.
Cây gạo đậu quả vào mùa hè. Hình dáng giống với quả cây phượng, khá dài, tách từng hạt riêng biệt. Bên trong quả có chứa nhiều sợi nhỏ như những sợi bông.

3.CÔNG DỤNG CỦA CÂY GẠO

cây gạo

Cây được trồng để tạo cảnh quan đô thị.

– Vỏ của cây hoa gạo có vị cay, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết tiêu thũng, dùng để chữa các bệnh viêm loét dạ dày, kiết lỵ, đi phân lỏng, đau khớp cổ chân và khớp gối, chấn thương, viêm loét ở ngoài da…

– Vỏ thân, rễ, hoa, lá đều chữa được bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường tiết niệu, trĩ, bong gân, phù nền, gẫy xương, đau răng…

– Ngoài ra, Vỏ thân cây gạo còn có tác dụng ức chế trực khuẩn lỵ mạnh hơn so với Chloromycetine và Berberine, bởi nó có chứa nhiều chất nhầy: phần hoa chứa 85.66 % nước, 1.38% chất đạm, 11.95% đường, 1.09% chất khoáng, hạt chưa 25% tinh dầu.

– Hoa gạo: có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, giải nhiệt cho cơ thể, sản hậu nhũ thũng, viêm loét dạ dày…

4.YÊU CẦU KỸ THUẬT KHI TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY GẠO

cây gạo

Cây gạo ở nông thôn

-Cây gạo thích hợp với thời tiết nhiệt đới nên rất dễ được trồng và nhân giống tại Việt Nam.
-Trồng cây gạo không yêu cầu phải trên đất màu mỡ, chúng ta có thể lựa chọn loại đất tiện lợi và dễ kiếm nhất với gia đình.
-Thường xuyên cung cấp nước cho cây phát triển. Tránh tưới quá liên tục với lượng lớn làm cho cây có thể bị ngập úng, thối rễ.
-Vị trí trồng cây: Theo truyền thống Việt Nam, cây gạo không nên trồng trong nhà, vì vậy, chúng được các công ty cây xanh sử dụng để trồng tại các khu vực công cộng như khu công nghiệp, công viên.
-Thời điểm thích hợp nhất để trồng gạo là mùa hè hoặc mùa xuân.
-Thường xuyên cắt tỉa cành con, cành bệnh đồng thời tạo thế đẹp, gọn gàng cho cây.
-Người trồng cây phải thường xuyên theo dõi, hạn chế sâu bệnh có thể tấn công trong những mùa ẩm ướt.
-Một số phương pháp phổ biến để nhân giống cây là giâm cành, chiết cành, gieo hạt,…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn Quý vị đã góp ý cho trang web.