Cây Mý
Cây mý là một trong những loài cây công trình được yêu thích nhất vì vẻ đẹp mong manh nhưng không kém phần cuốn hút của nó.
Cây mý |
Cây mý có tán rậm, hoa đẹp cho nên có thể trồng làm cây cảnh trong công viên hay trồng cây bóng mát đường phố. Vỏ nhiều ta nanh
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY MÝ
Vẻ đẹp mong manh của hoa mý |
-Tên việt nam: CÂY MÝ
-Cấp bậc sinh giới
-Ngành: Thực vật
-Thuộc: Thông thường
-Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)
-Đặc điểm nhận dạng:
-Tên khoa học: Lysidice rhodostegia Hance.
-Cây thuộc nhóm gỗ: V
2.ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CÂY MÝ
Hoa mý có màu tím, nhụy màu trắng |
Cây gỗ cao từ 20 – 25m, dường kính có thể tới đến 70cm. Thân tròn đều.
Vỏ nhẵn màu nâu, nhiều nốt sần màu nhạt hơn. Phân cành thấp, cành thường gãy khúc.
Lá kép lông chim 1 lần chẵn mọc nách; lá chét 2-4 đôi, hình trái xoan dài hơi lệch, đầu có mũi nhọn ngắn đuôi nêm rộng hoặc gần tròn, phiến lá dày nhẵn bóng. Cuống lá bẹt và vặn, gốc mỗi đôi lá chét có hai tuyến hình giải.
Cụm hoa hình xim viên chuỳ; hoa lưỡng tính không đều. Đài hoa hình chuông. Tràng màu tím có 3 cánh, cánh tràng có móng dài; Nhị 2 thường cong; Nhuỵ phủ lông mềm, đầu nhuỵ thường cuộn. Lá bắc trên cuống hoa lớn, màu tím hồng.
Quả đậu thuôn dài và bẹt, dài 15cm rộng 3,5 – 4cm có mũi nhọn ngắn, khi chín màu đen, tự nứt.
Mô tả nhận dạng gỗ.
Gỗ có giác và lõi giống nhau, màu nâu vàng nhạt, cứng, nặng nhưng không bền.
3.CÔNG DỤNG CỦA CÂY MÝ
Có thể dùng để đóng các đồ dùng thông thường. Cây có tán rậm, hoa đẹp cho nên có thể trồng làm cây cảnh trong công viên hay trồng cây bóng mát đường phố. Vỏ nhiều ta nanh.
Tính vị, tác dụng: Vị hơi đắng, cay, tính ấm, có ít độc, có tác dụng tán ứ tiêu thũng, cầm máu.
Bộ phận dùng: Rễ – Radix Lysidices Rhodostegiae. Thân, lá cũng được dùng.
Nơi sống và thu hái: Loài cây mý phân bố ở Trung Quốc và Việt Nam. Ở Việt Nam, cây mý mọc ở rừng trung du miền Bắc. Dùng để thu hái rễ, thân lá quanh năm dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ðược dùng ở Trung Quốc để trị: đòn ngã tổn thương, gẫy xương, đau nhức khớp do phong thấp và ngoại thương xuất huyết.
Liều dùng: Rễ tươi 15-30g, rễ khô 9-15g.
4.YÊU CẦU KỸ THUẬT KHI TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY MÝ
Ngoài làm cảnh cây mí còn có thể làm thuốc |
Cách chăm sóc cây mý
Bón phân
Người chăm nên bón lót mỗi hố bón từ 5 kg phân chuồng hoai mục + 1 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401B + 100g vi lượng HVP Oganic + 0,5-1,0 kg lân super + 100g đạm urea + 100g kali + 0,5 kg vôi, đảo đều với đất bột (khoảng 2/3 độ sâu hố), sau đó đặt cây và cho đất bột lên trên dày từ 10-15 cm.
Bón thúc
Sau khi trồng một tháng, người trồng cần bón từ 0,1 – 0,2 kg NPK (16 – 16 -8)/cây; sau đó mỗi tháng bón từ 0,1-0,2 kg/cây. Khi cây mang trái, người nông dân cần bón NPK (20 – 20 – 15) bón mỗi tháng 0,2 – 0,3 kgđến khi quả bắt đầu chín.
Sau khi trồng khoảng 10 ngày, người chăm bón có thể sử dụng HVP 6-4-4 K-HUMAT phun và tưới gốc 2 lần mỗi lần cách nhau 7 -10 ngày để giúp cây phục hồi nhanh sau trồng. Sau đó, người trồng nên phun HVP 1001.S (16-16-8) để cây ra nhiều nhánh và dưỡng lá. Sau trồng khoảng 6 – 12 tháng, tùy từng giống người nông dân nên phun HVP 1601 (10 – 50 – 10) 2 lần mỗi lần cánh nhau 7 – 10 ngày.
Trong thời kỳ cây ra nụ và chuẩn bị nở hoa, người chăm cây nên dùng HVP TĐT . Cây cần được dùng HVP Siêu canxi siêu Bo và HVP 1001.S (6 – 20 – 20) phun 2 lần cách nhau 10 ngày. Cuối cùng, trước khi thu hoạch 20 ngày, người trồng cây nên phun HVP 1001.S (0 – 25 – 25)
Cách phòng trừ sâu bệnh
Người trồng không được tưới phân tươi, nước đã bị ô nhiễm cho cây để chống các bệnh chết cây. Khi xuất hiện bọ nẹt, rệp, sâu ăn lá, cây cần được phun Sherpa 0,2-0,3%, Trebon 0,2% hoặc bẫy bả sinh học như Vizubon,… Để phòng bệnh sương mai, người dân cần phun Ridomil 0,2%, Anvil 0,2% và có thể phòng bệnh hại và làm cho màu sắc quả đẹp bằng cách bao quả bằng túi polyetylen hoặc các vật việu khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn Quý vị đã góp ý cho trang web.