Powered By Blogger

Chủ Nhật, 3 tháng 10, 2021

Cây Thàn Mát

Cây Thàn Mát

Sẽ tùy thuộc vào ánh sáng, hoa thàn mát sẽ có lúc là tím nhạt trắng, lúc tím xanh, hoặc tím hồng có lúc tím biếc





Những chùm hoa Thàn mát có màu tím rất riêng, nở rộ và rũ xuống từng tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ, chùm ngào ngạt hương thơm mát

1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY THÀN MÁT
Cây thàn mát

-Tên gọi khác : Còn gọi là mác bát, hột mát, duốc cá, thân mút.

-Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).

-Tên khoa học Millelia ichthyochtona Drake.

-Hạt cây thân mát được nhân dân miển núi nước ta dùng đế duốc cá (làm cho cá say thuốc mà bắt).

2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CÂY THÀN MÁT

Sắc tím của hoa và màu xanh của lá hòa quyện vào tạo nên vẻ đẹp của đất trời





Cây thàn mát thuộc loại cây to, cao chừng khoảng 5-10m, có lá kép 2 lần lông chim lẻ, sớm rụng, lá non dài khoảng 12cm, cuống chung dài từ 7-8cm, gầy, cuống lá chét dài từ 3- 4mm, lá chét 5-6cm, rộng 15-25mm. Hoa trắng và mọc thành chùm, thường mọc trước lá làm cho cây có một dáng rất đặc biệt trong rừng. Quả là một giáp, dài 13cm (cuống 1cm), rộng 2-3cm, từ 1/3 phía trên hẹp lại trông rất giống con dao mã tấu lưỡi rộng, bên trong chứa một hạt hình đĩa màu vàng, đường kính khoảng 20mm. Thường người ta thu hoạch hạt vào tháng tư.

Nơi sống và thu hái: Cây có nhiều trên các vùng đá vôi vùng Tây Bắc, Hoà Bình, Lạng Sơn, Bắc Thái và nhiều nơi khác nữa . Ngoài ra cây cũng được trồng quanh các làng làm cây bóng mát. Thu hái quả già, đập lấy hạt phơi khô.

Tính vị, tác dụng: Rễ và thân cây có vị đắng, tính mát; có tác dụng khư phong, trừ thấp và chống ngứa. Hạt cây có độc; có tác dụng sát trùng và trừ sâu.

Cây thàn mát mọc ở vách núi

3.CÔNG DỤNG CỦA CÂY THÀN MÁT

Sắc tím của hoa và màu xanh của lá hòa quyện vào tạo nên vẻ đẹp của đất trời

Thành phần hóa học: Hạt có chứa 38% chất dầu màu nâu có mùi thơm và các chứa các chất độc đối với cá như rotenon, sapotoxin, chất gôm và các chất albumin.

Công dụng cây thàn mát, chỉ định và phối hợp:
Hạt cây thàn mát thường được dùng để duốc cá: tán nhỏ rồi trộn với tro bếp, rắc vào dòng nước suối đã ngăn lại, cá sẽ chết và nổi lên. Hạt được tán nhỏ, thêm nước phun để diệt chấy, rận.

Hạt giã nhỏ, gói vào vải thấm nước xát vào các nốt ghẻ để trị các bệnh ghẻ. Cũng có thể dùng hạt nấu thành cao cho đặc rồi chế thuốc mỡ 10% bôi ngày 2 lần để trị ghẻ rất hữu hiệu.

Ở Trung Quốc rễ cây thàn mát, thân cây nấu nước dùng ngoài rửa các vết lở loét; dùng trị mụn lở, bệnh mẩn ngứa, nấm.

Thàn mát được trồng rât nhiều trong các biệt thự sang trọng và các công viên các thành phố lớn đang trồng rât nhiều. Với vẻ đẹp không thể cưỡng luôn được nhiều nhà thơ nhạc sỹ đã viết lên nhiều tác phẩm nói đến.

Gỗ thàn mát rủ có màu trắng, giá thể cấy nấm, mộc nhĩ hay đóng đồ dùng gia đình. Cây còn có tác dụng phòng hộ đầu nguồn, giữ nước, bám đất, chống sói mòn, điều hoà khí hậu và đặc biệt góp phần cải tạo môi trường.

4.YÊU CẦU KỸ THUẬT KHI TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY THÀN MÁT

Cây Thàn Mát

+Đất: Phải tơi xốp, dùng đất trồng bình thường, khoảng 2 năm đảo chậu một lần, đồng thời loại bỏ những thân cây trụi lá để thúc đẩy ra chồi non.

+ Nước: Cây có nhu cầu nước cao, hãy tưới nước có độ ấm bằng nhiệt độ phòng. Mùa xuân và mùa hè đặc biệt cần phải tưới nhiều nước hơn, đất quá khô hay quá ẩm đều xuất hiện đốm trên lá. Cần phun đều nước đều trên mặt lá.

+ Ánh sáng: Là loại cây ưa sáng, cây có thể sống ở vách núi hay nơi nhiều ánh sáng.

+ Nhiệt độ: Để cây sinh trưởng, cần giữ ở nhiệt độ dưới 25 độ C cho cây.

+ Độ ẩm: Lưu ý luôn giữ độ ẩm cho cây.

+ Dinh dưỡng: ở trong thời kỳ sinh trưởng, cần bón phân đạm để cho cây nhanh lớn. Cây đã trưởng thành thì hạn chế bón phân để giữ cho hình dáng cây luôn ổn định.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn Quý vị đã góp ý cho trang web.