Powered By Blogger

Chủ Nhật, 3 tháng 10, 2021

Cây re hương

 

Cây re hương

Re hương là một trong những loại cây công trình được yêu thích vì giá trị lớn nó mang lại cho người trồng vừa cho gỗ tốt, thân và đặc biệt là rễ cho tinh dầu thơm dùng trong mỹ phẩm, dược phẩm và thực phẩm có giá trị xuất khẩu cao

ây re hương là cây gỗ cao trung bình 20-25m, đường kính 50- 60cm, tối đa có thể đạt 100cm. Thân tròn thẳng, gốc phình to, vỏ màu xám nâu, nứt từng mảnh nhỏ, vỏ dày từ 0.3-0,7cm

1.TÊN GỌI VÀ NGUỒN GỐC CỦA CÂY RE HƯƠNG

Cây re hương

Re hương (Cinnamomum parthenoxylon)

Họ: Long não (Lauraceae)

Tên khác: Cứu mộc, Rè cứu mộc, Xá xị

2.ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CÂY RE HƯƠNG

Cành non thô, có cạnh màu đen xám nhẵn, chồi lá hình trứng, vẩy chồi có lông màu gỉ sắt, toàn thân có mùi thơm đặc trưng của tinh dầu xá xị.

Lá đơn mọc so le; phiến lá nguyên, cứng, hình trứng, bầu dục hay trái xoan, dài 6-15cm, rộng 3-8cm; đầu lá có mũi tù ngắn; gốc lá hình nêm hay tù; mặt trên lá màu sẫm, mặt dưới màu nhạt hơn hay lục bạc, cả hai mặt đều không có lông; gân bên 4-6 đôi, nổi rõ cả hai mặt; cuống lá mảnh, dài 1,5-3cm, không có lông.

Hoa lưỡng tính hợp thành cụm hình chùy hay tán, mỗi cụm có 5-10 hoa, màu trắng vàng ở đầu cành. Hoa có cuống dài 1,5- 2cm, khi thành quả cuống dài 4-6cm, bao hoa và nhị lép có lông thưa ở gốc. Quả mọng hình trái xoan, cao 6-9cm, gốc có lá đài còn lại hình cốc, mép khía răng gợn sóng, khi chín màu xám vàng hay tím đen.

Mùa hoa tháng 3 – 6, mùa quả chín tháng 8 – 10. Tái sinh bằng hạt hoặc chồi.

Nơi sống và sinh thái:

Mọc trong rừng mưa nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, thường ở độ cao 300 – 900 m, trên đất có tầng dày và ẩm..

Phân bố:

Việt Nam: Cao Bằng (Trùng Khánh), Quảng Ninh (Quảng Hà Hà Cối). Bắc Thái; Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị (Đồng Chè), Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam – Đã Nẵng (Đà Nẵng).

Thế giới: Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia.

3.CÔNG DỤNG CỦA CÂY RE HƯƠNG

re hương

Ươm giống cây re hương

Gỗ xá xị có mùi thơm, vân đẹp nên thường được sử dụng làm tượng hoặc bàn ghế, rất ít khi dùng làm cửa gỗ trừ khi gia đình gia chủ thật có điều kiện vì sưu tầm được cây xá xị có bề mặt rộng, vân sâu không phải dễ.

Rễ cho tinh dầu thơm dùng trong mỹ phẩm, dược phẩm và thực phẩm có giá trị xuất khẩu cao; hạt cho dầu béo và tinh dầu dùng làm thuốc chữa được nhiều bệnh.

Re hương còn có thể làm cây kiểng cho công viên và đường phố

4.YÊU CẦU KỸ THUẬT KHI TRỒNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC CÂY RE HƯƠNG

1. Đặc điểm sinh học và phân bố

re hương

Cây re hương cổ thụ

Cây re hương sinh trưởng tự nhiên trong rừng mưa nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, cây thường ở độ cao 300-900m, cây sống ưa trên đất có tầng dày, độ phì cao, tơi xốp, ẩm, thoát nước tốt và ở những nơi khuất gió. Cây ưa sáng, sinh trưởng tốt trong những rừng có mật độ trung bình. Có thể tái sinh bằng hạt hoặc chồi, tái sinh chồi mạnh. Mùa hoa quả: Ra hoa tháng 3-5, quả chín tháng 8-10.

2. Kỹ thuật trồng

+ Đất trồng: Đất dưới rừng nghèo, rừng thứ sinh, đất lùm cây bụi, đất sau nương rẫy, đất vườn rừng có tầng đất dầy 30cm trở lên.

+ Thời vụ trồng: Vụ xuân trồng từ tháng 2-4. Vụ thu đông: tháng 8-12.

3. Phương thức và phương pháp trồng

+ Có thể trồng hỗn loài theo hàng với các loài cây lá rộng khác. Xử lý thực bì nên làm cục bộ để đảm bảo cho cây con trong giai đoạn đầu không bị phơi trống.

+Trồng theo rạch: Rạch mở rộng 2- 2,5m, rạch cách rạch 6m, cây cách cây 3m. Kích thước hố 40x40x40cm. Mật độ trồng từ 500-1.100 cây/ha.

4.Chăm sóc và nuôi dưỡng

Trồng trong các thảm rừng nghèo, cây bụi, phải chăm sóc 3 năm liền. Không để dây leo, cây bụi chèn lấn, quấn ghì cây.

Năm đầu chăm sóc 1-2 lần nếu trồng vụ thu; chăm sóc 2-3 lần nếu trồng vụ xuân. Nội dung chăm sóc: Trồng dặm, phát thực bì xâm lấn, làm cỏ kết hợp xới đất, bón phân và vun gốc theo đúng định kỳ. Năm thứ 2 và 3 chăm sóc 3-4 lần với nội dung như trên. Chú ý phòng chống gia súc gây hại.

Năm thứ 3-4 , Re hương đã có chiều cao có thể hoà vào thảm thực bì phục hồi. Chủ yếu tỉa cành, phòng chống cháy, gia súc và sâu bệnh gây hại.

Cây 20-25 tuổi đường kính ngang ngực đạt 30-35cm, chiều cao 20-25m có thể khai thác, sử dụng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn Quý vị đã góp ý cho trang web.