Powered By Blogger

Chủ Nhật, 3 tháng 10, 2021

Cây Giáng hương

 

Cây Giáng hương

Giáng hương là loại cây trồng lấy gỗ hoặc làm cảnh bởi cây đẹp và có hoa thơm. Hiện nay Giáng hương được trồng ở nhiều nơi trên khắp cả nước.

Bạn hãy Liên Hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn báo giá theo đúng yêu cầu nhé!

Giáng hương là một loại cây thân gỗ, hoa có mùi rất thơm. Nó là cây ưa sáng, chịu được điều kiện hanh khô và phát triển tốt trong điều kiện thời tiết tại Việt Nam.

1. Giới thiệu chung về cây Giáng hương

Giới thiệu chung về cây Giáng hương

– Tên thường gọi: Giáng Hương, Giáng Hương Trái To, Đinh hương

– Tên khoa học: Pterocarpus macrocarpus Kurz

– Họ thực vật: Fabaceae (họ Đậu)

– Nguồn gốc: cây Giáng hương có nguồn gốc ở Đông Nam Á ( các quốc gia như Lào, Thái Lan và Việt Nam) và ở Ấn Độ.

Tại Việt Nam cây phân bố ở nhiều tỉnh như: Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Phú Yên, Đồng Nai và Tây Ninh.

2. Đặc điểm cây Giáng hương

▼ Đặc điểm hình thái

giáng hương

Hoa của Giáng hương có mùi rất thơm

Cây Giáng Hương thuộc nhóm cây thân gỗ. Cây có thể cao đến khoảng 30m, đường kính thân từ 0,7 – 0,9m hoặc có thể hơn.

Gốc cây có bạnh vè, thân thẳng. Vỏ có màu xám, bong những vảy lớn không đều hay hơi nứt dọc. Thân sẽ có nhựa mủ màu đỏ chảy ra khi bị xước.

Giáng hương có cành nhánh mảnh, mềm mại, có lông, cành già nhẵn. Lá kép lông chim lẻ 1 lần, trung bình dài từ 15 – 25cm và có từ 9 – 11 lá chét. Lá chét có hình bầu dục hay hình trứng thuôn dài dài khoảng 4 – 11cm, rộng từ 2 – 5cm.

Cây có cụm hoa hình chùy ở nách lá, phủ lông màu nâu, dài từ 5 – 9cm. Hoa Giáng hương có màu vàng nghệ với cuống dài và nhiều lông, mùi hương rất thơm và được nhiều người yêu thích.

Quả có đường kính từ 5 – 8cm, hình tròn dẹt, có mũi cong về phía cuống, màu vàng nâu, bên trong có một hạt, xung quanh có cánh rộng và lông mịn như nhung.

▼ Đặc điểm sinh thái, sinh lý

giáng hương

Đặc điểm sinh lý cây Giáng hương

Giáng hương thuộc cây ưa sáng, chịu được điều kiện hanh khô, phù hợp ở những vùng khí hậu 2 mùa mưa và khô rõ rệt.

Tốc độ sinh trưởng của cây nhanh

Cây Giáng Hương ưa đất thoát nước, mọc trên nhiều loại đất như đất xám, đất đỏ bazan, chịu được điều kiện đất khô xấu.

Cây được nhân giống bằng hạt, hoặc tái sinh bằng chồi.

Thu quả khi vỏ quả có màu nâu. Khi thu hái cần dùng kéo cắt vỏ và tách hạt ra khỏi quả. Để dự trữ hạt giống cần thu gom hạt,  sau đó đem phơi trong 3 – 4 nắng nhẹ và đựng trong túi ni lông đem bảo quản ở 8 độ C.

3. Tác dụng của Giáng hương

giáng hương

Gỗ của cây Giáng hương

– Gỗ của cây Giáng Hương có lõi và giác phân biệt, giác màu vàng nhạt, lõi màu nâu vàng, vân đẹp, bền và có mùi thơm dễ chịu, khả năng hấp sấy khô chậm nhưng dễ khô kiệt, lõi cứng hơi khó gia công. Gỗ nặng trung bình, thuộc loại gỗ quý, dùng trong xây dựng, đóng đồ dùng cao cấp, đóng bàn ghế, đồ mỹ nghệ đều có giá trị cao hơn các loại gỗ thông thường.

– Cây Giáng Hương có dáng đẹp, hoa thơm được trồng làm cây cảnh, cây bóng mát trong công viên hoặc ven đường phố, khuôn viên trường học, bệnh viện, mang không khí trong lành, cải thiện ô nhiễm.

– Đặc biệt rễ cây có vi sinh vật cộng sinh có khả năng cố định đạm cải tạo đất.Vỏ có chứa tanin và nhựa màu đỏ có thể dùng để nhuộm quần áo.

4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Giáng hương

▼ Chuẩn bị đất trồng Giáng hương

– San ủi đất, đốt dọn cỏ, cày phá tơi đất trồng

– San bằng các gốc cây, gò mối, cày chảo 7 hai lần để đạt độ tơi của đất

Thiết kế mật độ trồng: tùy theo mục đích trồng mà có mật độ trồng khác nhau (1.100 cây/ha, 1.650 cây/ha hoặc 2.200 cây/ha)

–  Kích thước hố đào 30 x 30 x 30 cm

– Hố được đào trước và bón phân NPK (15-15-15) 50gr – 100 gr/hố, phân được trộn đều dưới đáy hố với lớp đất mặt

▼ Trồng cây Giáng hương

giáng hương

Cây Giáng hương giống

– Trước khi bỏ cây xuống hố cần phải xé túi bầu

– Cho cây vào hố, giữ cây thẳng đứng, sau đó lấp đất, cách mặt đất từ 3 – 4cm, dùng tay ấn chặt vào gốc cây

– Sau khi trồng 1 tuần đến 10 ngày, những cây chết phải được dặm ngay

– Làm cỏ vun gốc 1 tháng sau khi trồng

– Hàng năm định kỳ 6 tháng làm cỏ, bón phân, vun gốc một lần, lượng phân bón (100gr NPK)/lần bón. Bón phân trong 3 năm đầu

– Sử dụng cơ giới cày sạch cỏ giữa 2 hàng cây cho năm thứ nhất đến năm thứ ba, thực hiện 2 lần/năm

– Ngăn chặn trâu bò vào phá hoại cây trồng và giáo dục nhân dân xung quanh về ý thức bảo vệ rừng

– Phòng chống cháy rừng bằng cách cày sạch cỏ theo hàng

– Trên hàng cây phải được dãy sạch cỏ, làm đường ranh ngăn lửa, biển báo cấm đốt lửa trong rừng


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn Quý vị đã góp ý cho trang web.