Powered By Blogger

Chủ Nhật, 3 tháng 10, 2021

Cây Ô Môi

 

Cây Ô Môi

Hoa màu hồng tươi mọc thành chùm ở những kẽ lá đã rụng. Chùm hoa thõng xuống, dài tới 20-40cm.

Lá cây ô môi dùng tươi đem giã nát, xát vào những vết hắc lào, lở ngứa, có thể chữa khỏi. Sắc nước làm thuốc cũng có công dụng chữa đau lưng, nhức mỏi .

1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY Ô MÔI

Hoa ô môi hiên ngang giữa trời

-Phân loại khoa học
-Giới (regnum) Plantae
-Bộ (ordo) Fabales
-Họ (familia) Fabaceae
-Phân họ (subfamilia) Caesalpinioideae
-Chi (genus) Cassia
-Loài (species) C. grandis
-Ô môi là loài thực vật có danh pháp khoa học: Cassia grandis L.f., thuộc phân họ Vang.

2.ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CÂY Ô MÔI

ô môi

Quả ô môi đen, dài, gần giống quả cây phượng

Cây thân cao tới 10-12m, vỏ thân nhẵn, những cành non có lông màu rỉ sắt, cành già màu nâu đen. Lá kép lông chim gồm hàng chục đôi lá chét dài 7-12cm, rộng 4-8cm, có phủ lông mịn.

Quả hình trụ, cong như lưỡi liềm, dài 40-60cm, đường kính 3-4cm, có 50-60 ô, mỗi ô chứa một hạt dẹt, quanh hạt có cơm màu nâu đen, vị ngọt, mùi hắc

Cây ô môi có nhiều ở các tỉnh miền Tây, đây là loại trái cây dân dã gắng liền với tuổi thơ của những trẻ em miền sông nước. Cây Ô môi thân gỗ cao 10-12m.

Trái dài ngoằng và cứng màu nâu đen, nó được kết thành trái từ những bông hoa Ô môi hồng tươi xinh xắn, nhìn xa giống hoa ti-gôn.

Trái của cây hơi giống trái Phượng nhưng to hơn, khi ăn dung dao chặt thành từng khúc ngắn, vạt hai bên vó trái cho lộ lớp hạt xếp đều đặn và đươch dính liền nhau bởi một lớp cơm màu nâu đen như nước màu kho cá, và cái mùi khăn khẳn hăng hắc, nếu mới ăn lần đầu sẽ chẳng gì thu hút.

Trái chin mang về đặt dưới nền nhà vài hôm rồi mới ăn. Càng để lâu, chất lượng càng tăng, ăn vị ngon ngót có hương vị đặc biệt.

Hoa Ô Môi bắt nguồn từ câu chuyện tình yêu son sắc của người Khơ – me. Nàng là một tiểu thư đài cát, yêu chàng trai khoẻ mạnh nhà nghèo, những ngăn cấm trong tình yêu về “môn đăng hộ đối” là không tránh khỏi, chàng buồn lòng bỏ đi biền biệt, để nàng kiệt sức đi tìm để rồi gục chết hoá thân thành Ô Môi.

3.CÔNG DỤNG CỦA CÂY Ô MÔI

ô môi

Cành ô môi

Không chỉ là một loại quả ngon độc đáo của vùng đồng bằng châu thổ mà còn là vị thuốc bổ được so sánh ngang với Canh-ki-na. Ruột ô môi thường được ngâm rượu làm thuốc bổ uống.

Người ta thấy trong cơm quả có glucid, chất nhày, tanin, saponin, calci oxalat, antraglucozit, tinh dầu và chất nhựa. Rượu ô môi được nhân dân ta dùng làm thuốc bổ, giúp sự tiêu hóa, làm ăn ngon miệng, ngoài ra còn có tác dụng chữa đau lưng, đau xương. Liều dùng: ngày uống hai lần, mỗi lần một chén nhỏ trước bữa ăn.

Nguời ta thường ngâm quả ô môi với rượu để :
Chữa trị đau thấp khớp

Giúp sự tiêu hóa tốt ăn ngon miệng ngủ tốt

Trị đau lưng, đau xương ở người cao tuổi

Điều kiện bảo quản và cách dùng rượu ô môi

Sau khi chế biến rượu ô môi xong đến bước bảo quản cũng như hướng dẫn bạn đọc cách dùng sao cho hiệu quả nhất và chúng ta sẽ có một bình rượu hiệu quả.

Hạt ngâm nước nóng tới khi lớp vỏ cứng bong mềm ra, lấy nhân bên trong, đem nấu với nước đường cho mềm, dùng trong chè giải khát, tương tự như các loại hạt trong sâm bổ lương.

Cao cơm quả là thuốc kích thích tiêu hóa, nhuận tràng.

Cây ô môi còn dùng để làm cây cảnh, cây được trồng nhiều ở hai bên đường, trong vườn nhà, hay ở công viên…

Lá còn có tác dụng trị lở ngứa da, lang ben, hắc lào (lác): Lấy lá ô môi giã nát xát tại chỗ hoặc giã nát ngâm với rượu tỷ lệ 1/1 để bôi ngày vài lần.

4.YÊU CẦU KỸ THUẬT KHI TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY

ô môi

Ở Việt Nam cây được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền trung và ở miền nam.  Nam bộ, cây sẽ thường được trồng theo các bờ kênh rạch, làm bóng mát cho các cây cầu khỉ.

Ở Đắk Lắk cây cũng được trồng nhiều chủ yếu làm cảnh do có hoa đẹp. Trẻ em ngày nay không còn mấy đứa được biết đế hương vị của quả nhưng lứa của chúng tôi thì có lẽ có ít người quên được cái hương vị ngọt mà hắc hắc của những lát Ô môi ngậm tím cả miệng thay cho kẹo làm món quà vặt dân dã ngày xưa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn Quý vị đã góp ý cho trang web.