Powered By Blogger

Chủ Nhật, 3 tháng 10, 2021

Cây Re gừng

 

Cây Re gừng

Re gừng là một trong những loài cây trồng rừng chính ở nước ta trong những năm gần đây với chiều cao lên tới 30 m. Hiện nay, cây re gừng đang được gây trồng để lấy gỗ trong các vườn rừng ở nhiều địa phương trong cả nước hoặc trồng rừng phòng hộ.

1. Giới thiệu chung về Re gừng


Giới thiệu chung về Re gừng

– Tên gọi khác: Re bầu, re lợn, re lá tù

– Tên khoa học: Cinnamomum bejolghota

– Họ thực vật: Long não (Lauraceae)

Ở nước ta, Re gừng có phân bố trong các trạng thái rừng tự nhiên lá rộng thường xanh từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ đến các tỉnh vùng Tây Nguyên và tỉnh Đồng Nai, thường ở độ cao dưới 800m so với mực nước biển.

2. Đặc điểm của Re gừng

▼ Đặc điểm hình thái Re gừng

re gừng

Hoa của Re gừng

– Re gừng là cây gỗ lớn, cao tới 30m, đường kính có thể đạt 50cm coỏ ngoài màu nâu hay nâu sẫm, nhẵn, thịt vỏ màu nâu hay vàng nhạt, giòn và có mùi thơm.

– Cành non màu xanh đậm, khi già chuyển sang màu nâu

– Lá đơn mọc cách hoặc gần đối có hình mũi mác hay trái xoan thuôn dài từ 9 – 30 cm. Lá có mặt trên nhẵn, mặt dưới xanh bóng, đỉnh có mũi nhọn. Cuống lá dài 12 – 20mm.

– Cụm hoa chuỳ ở nách dài từ 20 – 25cm, là hoa lưỡng tính có 2 dạng. Bao hoa có 6 mảnh, thuôn, có lông ở 2 mặt. Bầu hoa thì hình trứng, nhẵn, vòi dài bằng bầu. Re gừng ra hoa khoảng tháng 3 – 5 hàng năm.

– Quả chín mọng, hình trứng, dài 1cm có màu đen. Quả non màu xanh, lúc chín vỏ quả chuyển màu xanh đen, thịt quả màu tím nhạt, có 1 hạt màu nâu nhạt. Quả chín vào tháng 2 – 3 hàng năm.

– Hạt có dầu. Nếu gặp điều kiện nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng bất lợi thì hạt dễ bị mất sức nảy mầm nhanh chóng.

▼ Đặc điểm sinh thái, sinh lý của Re gừng

re gừng

Re gừng được trồng nhiều tại Việt Nam

Re gừng phân bố ở Việt Nam, Lào, Trung Quốc,… Ở nước ta nó mọc trong các rừng thứ sinh ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hà Nam, Ninh Bình, Hòa Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Nghệ An,…

Re gừng trồng một mình trên cả rừng nhưng cũng có thể trồng được trên đất sau nương rẫy hoặc luân kỳ hai sau khai thác rừng trồng các loài keo, mỡ, bạch đàn và bồ đề.

Re gừng ưa đất thịt pha cát, tầng sâu, thoát nước. Cây non ưa bóng nhẹ nhưng khi lớn lên lại ưa sáng.

Tái sinh hạt tốt và có thể tái sinh chồi. Tốc độ sinh trưởng nhanh, bình quân đường kính đạt 1cm/năm và chiều cao đạt 80 – 100 cm/năm.

3. Tác dụng của Re gừng

re gừng

Gỗ Re rừng rất được yêu thích trên thị trường

– Re gừng được trồng để lấy gỗ lõi làm nhà và thịt gỗ làm đồ nội thật hoặc đồ thủ công mỹ nghệ. Gỗ của nó cũng khá được yêu thích trên thị trường.

– Vỏ thân được sử dụng làm thuốc trị các chứng đau gan, trướng bụng gió, cảm lạnh, …

– Cây này được trồng làm rừng phòng hộ, chống xạt lở đồi, chống xói mòn đất

4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

▼ Thời vụ

– Miền Bắc: trồng vào mùa Xuân hè hoặc Hè thu

– Miền Trung và Tây Nguyên thường trồng vào mùa mưa

▼ Mật độ và phương thức trồng

– Mật độ trồng:

+ Re gừng trồng trên đất rừng sau nương rẫy với mật độ trồng 1100 cây/ha

+ Trên những nơi đất xấu thì cần trồng cây phù trợ. Khi đó mật độ cây Re gừng là 600 cây/ha, cây phù trợ là 1000 cây/ha

+ Trồng làm giàu theo rạch với mật độ 420 cây/ha

– Phương thức trồng:

+ Trồng thuần mình Re gừng hoặc hỗn giao với cây khác

+ Làm giàu rừng theo rạch và theo đám

▼ Kỹ thuật trồng

– Đào hố: kích thước 40 x 40 x 30 cm trước khi trồng 1 tháng

– Lấp hố kết hợp với bón lót từ 0,1 – 0,3 kg phân NPK/hố.

– Dùng cuốc bổ giữa hố sâu bằng chiều cao của bầu

– Bóc bầu sau đó đặt cây sao cho cổ rễ ngang mặt đất, rồi vun đất xung quanh cho kín, ấn chặt

– Có thể trồng theo rạch cải tiến với chiều rộng rạch 5 m

▼ Kỹ thuật chăm sóc

– Cần tập trung chăm sóc 3 năm đầu để cây đươc phát triển mạnh nhất

– Phát dọn dây leo, cỏ dại, cây bụi

– Xới đất xung quanh gốc, đường kính rộng 60 – 80cm, sâu 3  -4 cm

– Vun gốc kết hợp bón thúc 0,1-0,3 kg phân NPK/cây vào lần chăm sóc đầu

– Chăm sóc kết hợp với trồng dặm để đảm bảo tỷ lệ thành rừng và kết hợp công tác phòng chống cháy rừng, bảo vệ rừng không để cho người và gia súc phá hại

Re gừng là loài cây gỗ bản địa, lá rộng thường xanh, có giá trị cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Đây là một trong những loài cây trồng rừng chính của nhiều địa phương trong những năm qua ở Việt Nam.

Re gừng là một trong những loài cây trồng rừng chính ở nước ta trong những năm gần đây với chiều cao lên tới 30 m. Hiện nay, cây re gừng đang được gây trồng để lấy gỗ trong các vườn rừng ở nhiều địa phương trong cả nước hoặc trồng rừng phòng hộ.

1. Giới thiệu chung về Re gừng

re gừng

Giới thiệu chung về Re gừng

– Tên gọi khác: Re bầu, re lợn, re lá tù

– Tên khoa học: Cinnamomum bejolghota

– Họ thực vật: Long não (Lauraceae)

Ở nước ta, Re gừng có phân bố trong các trạng thái rừng tự nhiên lá rộng thường xanh từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ đến các tỉnh vùng Tây Nguyên và tỉnh Đồng Nai, thường ở độ cao dưới 800m so với mực nước biển.

2. Đặc điểm của Re gừng

▼ Đặc điểm hình thái Re gừng

re gừng

Hoa của Re gừng

– Re gừng là cây gỗ lớn, cao tới 30m, đường kính có thể đạt 50cm coỏ ngoài màu nâu hay nâu sẫm, nhẵn, thịt vỏ màu nâu hay vàng nhạt, giòn và có mùi thơm.

– Cành non màu xanh đậm, khi già chuyển sang màu nâu

– Lá đơn mọc cách hoặc gần đối có hình mũi mác hay trái xoan thuôn dài từ 9 – 30 cm. Lá có mặt trên nhẵn, mặt dưới xanh bóng, đỉnh có mũi nhọn. Cuống lá dài 12 – 20mm.

– Cụm hoa chuỳ ở nách dài từ 20 – 25cm, là hoa lưỡng tính có 2 dạng. Bao hoa có 6 mảnh, thuôn, có lông ở 2 mặt. Bầu hoa thì hình trứng, nhẵn, vòi dài bằng bầu. Re gừng ra hoa khoảng tháng 3 – 5 hàng năm.

– Quả chín mọng, hình trứng, dài 1cm có màu đen. Quả non màu xanh, lúc chín vỏ quả chuyển màu xanh đen, thịt quả màu tím nhạt, có 1 hạt màu nâu nhạt. Quả chín vào tháng 2 – 3 hàng năm.

– Hạt có dầu. Nếu gặp điều kiện nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng bất lợi thì hạt dễ bị mất sức nảy mầm nhanh chóng.

▼ Đặc điểm sinh thái, sinh lý của Re gừng

re gừng

Re gừng được trồng nhiều tại Việt Nam

Re gừng phân bố ở Việt Nam, Lào, Trung Quốc,… Ở nước ta nó mọc trong các rừng thứ sinh ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hà Nam, Ninh Bình, Hòa Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Nghệ An,…

Re gừng trồng một mình trên cả rừng nhưng cũng có thể trồng được trên đất sau nương rẫy hoặc luân kỳ hai sau khai thác rừng trồng các loài keo, mỡ, bạch đàn và bồ đề.

Re gừng ưa đất thịt pha cát, tầng sâu, thoát nước. Cây non ưa bóng nhẹ nhưng khi lớn lên lại ưa sáng.

Tái sinh hạt tốt và có thể tái sinh chồi. Tốc độ sinh trưởng nhanh, bình quân đường kính đạt 1cm/năm và chiều cao đạt 80 – 100 cm/năm.

3. Tác dụng của Re gừng

re gừng

Gỗ Re rừng rất được yêu thích trên thị trường

– Re gừng được trồng để lấy gỗ lõi làm nhà và thịt gỗ làm đồ nội thật hoặc đồ thủ công mỹ nghệ. Gỗ của nó cũng khá được yêu thích trên thị trường.

– Vỏ thân được sử dụng làm thuốc trị các chứng đau gan, trướng bụng gió, cảm lạnh, …

– Cây này được trồng làm rừng phòng hộ, chống xạt lở đồi, chống xói mòn đất

4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

▼ Thời vụ

– Miền Bắc: trồng vào mùa Xuân hè hoặc Hè thu

– Miền Trung và Tây Nguyên thường trồng vào mùa mưa

▼ Mật độ và phương thức trồng

– Mật độ trồng:

+ Re gừng trồng trên đất rừng sau nương rẫy với mật độ trồng 1100 cây/ha

+ Trên những nơi đất xấu thì cần trồng cây phù trợ. Khi đó mật độ cây Re gừng là 600 cây/ha, cây phù trợ là 1000 cây/ha

+ Trồng làm giàu theo rạch với mật độ 420 cây/ha

– Phương thức trồng:

+ Trồng thuần mình Re gừng hoặc hỗn giao với cây khác

+ Làm giàu rừng theo rạch và theo đám

▼ Kỹ thuật trồng

– Đào hố: kích thước 40 x 40 x 30 cm trước khi trồng 1 tháng

– Lấp hố kết hợp với bón lót từ 0,1 – 0,3 kg phân NPK/hố.

– Dùng cuốc bổ giữa hố sâu bằng chiều cao của bầu

– Bóc bầu sau đó đặt cây sao cho cổ rễ ngang mặt đất, rồi vun đất xung quanh cho kín, ấn chặt

– Có thể trồng theo rạch cải tiến với chiều rộng rạch 5 m

▼ Kỹ thuật chăm sóc

– Cần tập trung chăm sóc 3 năm đầu để cây đươc phát triển mạnh nhất

– Phát dọn dây leo, cỏ dại, cây bụi

– Xới đất xung quanh gốc, đường kính rộng 60 – 80cm, sâu 3  -4 cm

– Vun gốc kết hợp bón thúc 0,1-0,3 kg phân NPK/cây vào lần chăm sóc đầu

– Chăm sóc kết hợp với trồng dặm để đảm bảo tỷ lệ thành rừng và kết hợp công tác phòng chống cháy rừng, bảo vệ rừng không để cho người và gia súc phá hại


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn Quý vị đã góp ý cho trang web.