Powered By Blogger

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2019

15 thay đổi cơ thể khi mang thai mẹ phải thuộc nằm lòng để bảo vệ mình

15 thay đổi cơ thể khi mang thai mẹ phải thuộc nằm lòng để bảo vệ mìnhNhững thay đổi cơ thể khi mang thai khiến mẹ vừa có cảm giác lạ lẫm vừa lo lắng. Chỉ cần tìm hiểu trước, biết cách khắc phục thì sẽ không gây hại gì cho hai mẹ con cả.

Mang thai lần đầu ắt hẳn mẹ nào cũng sẽ có những phút giây hoảng hốt vì cơ thể thay đổi một cách xấu xí, kì cục. Chẳng hạn có mẹ hoảng hốt vì một sáng ngủ dậy bị chảy máu cam hoặc ra máu nhẹ ở vùng nhạy cảm. Có mẹ lại cảm thấy nóng nực, bị muỗi đốt liên tục khi xung quanh chẳng ai bị làm sao. Nhớ hồi có bầu, nhiều lần em căng thẳng đến phát khóc, chồng em thì vốn cũng thương vợ nhưng không giỏi thể hiện ra bên ngoài nên nhiều lúc thấy tủi thân kinh khủng. Được cái sinh xong, chồng em giúp vợ mọi việc, đỡ đần chuyện tã sữa con cái nên em cũng bù đắp phần nào.

1/ Da đổi màu, thâm sạm, mất thẩm mĩ
Khi mang thai, hormone thai kỳ tác động khiến da dẻ của mẹ xấu đi thấy rõ. Đặc biệt là mặt, nách, bẹn, vùng nhạy cảm. Điều này khiến mẹ mất tự tin hẳn. Không sao! Đa số các bà bầu đều như vậy nên mẹ không cần phải lo. Đồng thời, mẹ có thể dùng các loại tinh dầu, kem dưỡng chiết xuất từ thiên nhiên để chăm da khỏe đẹp. 

2/ Mọc rất nhiều mụn trứng cá

Mụn trứng cá có thể mọc mọi chỗ trên cơ thể mẹ. Từ mặt, ngực, lưng, mông. Mẹ chỉ cần siêng ăn nhiều món thanh mát, uống nhiều nước, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và nhớ ngủ sớm để khắc phục bớt tình trạng này.

3/ Ngực thay đổi 

Mẹ có thể nhìn thấy một tĩnh mạch ở ngực vào giai đoạn đầu của thai kỳ. Khi mang thai, ngực mẹ sẽ có kích thước lớn hơn, có thể sẽ không đồng đều ở hai bên.

15-thay-doi-co-the-khi-mang-thai-me-phai-thuoc-nam-long-de-bao-ve-minh-01
Thay đổi cơ thể khi mang thai khiến mẹ khiến mẹ lạ lẫm và lo lắng vô cùng
4/ Mẹ dễ bị chảy máu

Có thai, các mạch máu trong cơ thể mẹ xung huyết, phình to để đáp ứng nhu cầu lưu thông máu tốc độ cao và nhiều đến thai nhi. Vì thế thành mạch máu trở nên mỏng manh, dễ bị vỡ gây chảy máu. Đó là lý do vì sao mẹ bầu chỉ cần tác động nhẹ là dễ bị chảy máu cam, dễ ra máu, bị bầm tay chân… Những biểu hiện phía trên là bình thường, tuy nhiên nếu là chảy máu ở vùng kín thì đây là thay đổi cơ thể khi mang thai mẹ cần cảnh giácđể tránh trường hợp bị động thai…

5/ Sưng phù

Bắp chân, cổ tay, ngón tay, mũi mẹ sẽ sưng phù lên, nhiều lúc cảm thấy rất khó chịu, tê chân tê tay. Điều này trầm trọng hơn khi mẹ đứng ngồi, giữ yên một tư thế lâu.

6/ Tóc mẹ đẹp ra

Các hormone thai kỳ sẽ khiến mái tóc của mẹ đen mượt, nhanh dài và dày, bồng bềnh lên trông thấy. Mẹ nên tận hưởng khoảng thời gian này vì sau sinh, tóc sẽ rụng rất nhanh và rất nhiều đấy.

15-thay-doi-co-the-khi-mang-thai-me-phai-thuoc-nam-long-de-bao-ve-minh-02
Rạn da, bụng méo mó, vùng kín tiết dịch bất thường là thay đổi cơ thể khi mang thai mẹ nào cũng gặp phải
7/ Cảm thấy đói rất nhanh, đói mọi lúc mọi nơi
Chất dinh dưỡng mẹ ăn vào sẽ chuyển đi nuôi thai nhi nên mẹ sẽ rất mau cảm thấy đói. Nếu mẹ nào bị nghén hoặc kén ăn, ăn ít, thiếu chất thì bào thai sẽ hút dinh dưỡng dự trữ từ cơ thể mẹ. Đó là nguyên nhân khiến mẹ sinh xong sẽ dễ bị “hậu sản”, sụt ký nhiều và nhanh, mắc các chứng như rụng tóc, loãng xương, xanh xao, gầy ốm.

8/ Dịch tiết âm đạo thay đổi màu sắc
Ở quý cuối, thay đổi cơ thể khi mang thai là dịch tiết âm đạo của mẹ rất có thể sẽ có màu đỏ, nâu, đặc hơn. Đây là hiện tượng bình thường cho thấy mẹ có thể sắp sinh. Nên chú ý mặc nội y sáng màu, chất liệu khô thoáng để tránh bị viêm nhiễm và tiện quan sát tình hình tiết dịch.

9/ Đường sọc nâu trên bụng

Đường sọc nâu này có tên là Linea Nigra, nó có thể thẳng hoặc hơi lệch hướng từ rốn đến gần xương mu. Nhiều mẹ tự ti vì đường này trông xấu nhưng đừng quá lo lắng vì sinh xong nó sẽ mờ dần.

10/ Đi tiểu thường xuyên

Mẹ sẽ rất hay có cảm giác buồn tiểu, nhiều khi không tiểu nhiều nhưng cứ muốn đi. Vì khi bào thai lớn sẽ chèn ép lên bàng quang khiến mẹ có cảm giác muốn đi vệ sinh.

11/ Cảm thấy nóng nực, bức bối

Thân nhiệt phụ nữ mang thai thường ở mức cao hơn so với bình thường nên nếu người khác thấy thời tiết ấm áp dễ chịu thì mẹ lại cảm thấy nóng. Chỉ cần đi bộ một chút, làm việc nhà một chút cũng đủ đổ mồ hôi, mệt mỏi, khó chịu rồi. Vì vậy, nên nhường bớt công việc nhà cho bố nhé mẹ.

12/ Cực kỳ thèm ngọt hoặc thèm chua

Hormone tiết ra từ nhau thai sẽ ảnh hưởng đến tăng tiết axit, dịch vị của dạ dày nên mẹ sẽ có cảm giác cồn cào, thèm ngọt hoặc thèm chua bất cứ khi nào. Mẹ nào thắc mắc về chuyện nghén ngẩm thì nên tham khảo thêm kiến thức ốm nghén nhiều ít, thèm ngọt thèm chua để bảo vệ thai nhi một cách tốt nhất.

13/ Không thể cúi người xuống để làm vệ sinh phần dưới cơ thể

Bụng to cản trở khiến mẹ không thể cắt móng chân, kì cọ chân, mang giày mang tất, cúi xuống nhặt nhạnh đồ làm rơi. Vậy thì mẹ nên làm gì với những thay đổi cơ thể khi mang thai này? Mọi thứ sẽ đơn giản hơn nếu nững việc này nên có sự hỗ trợ từ người thân trong gia đình.

14/ Khổ sở vì bị són tiểu

Áp lực bàng quang phải chịu khá lớn cùng với các cơ vân ở vùng nhạy cảm bị kéo giãn sẽ khiến mẹ bị són tiểu mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt là những lúc ho, hắt hơi, cười mạnh… là lại bị ướt quần ngay. Ở nhà thì không sao chứ đi làm thì phải sử dụng băng vệ sinh hằng ngày rất bất tiện và tăng độ ẩm, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh viêm đường tiết niệu.

15/ Táo bón và bệnh trĩ khiến mẹ đau đến ám ảnh
Vì cơ thể bị nóng trong nên mẹ cần ăn nhiều rau củ quả, uống nhiều nước (đặc biệt là nước chanh pha mật ong vào buổi sáng để thanh lọc đường ruột, đỡ bị táo bón, giảm bớt tình trạng bệnh trĩ.

Những thay đổi cơ thể khi mang thai này hầu như mẹ bầu nào cũng đều mắc phải. Mẹ nên học cách chấp 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn Quý vị đã góp ý cho trang web.