Các mẹ bầu vẫn thường thắc mắc phụ nữ mang thai không nên ăn cá gì để tránh gây nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là câu trả lời.

6-loai-ca-phu-nu-dang-mang-thai-co-chet-doi-cung-khong-duoc-an-02
Phụ nữ mang thai không nên ăn những loại cá độc hại (Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa)

Việc ăn uống khi mang thai là rất quan trọng đấy các mẹ ạ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bà bầu và sự phát triển của con. Em đang trong giai đoạn giữa chu kì, bác sĩ có dặn đây là khoảng thời gian mẹ cần bổ sung những thực phẩm tốt để bồi bổ sức khỏe của bản thân và truyền dưỡng chất nuôi thai nhi phát triển. Nhưng bên cạnh đó, mẹ cũng phải lưu ý tránh ăn một số loại thực phẩm độc hại. Trong danh sách nguy hiểm đó, có những loại cá phụ nữ mang thai không nên ăn để tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của thai nhi, có thể khiến bé chậm nói, chậm biết đi, chậm phát triển khả năng tư duy.

1. Cá thu, cá kình, cá kiếm các loại cá thuộc họ cá mập
6-loai-ca-phu-nu-dang-mang-thai-co-chet-doi-cung-khong-duoc-an-03
Các loại cá biển tuy giàu vitamin B, chất béo omega-3, selen, iốt, vitamin D… tốt cho sức khoẻ bà bầu, kích thích phát triển não bộ thai nhi, trẻ sơ sinh và trẻ đang bú mẹ. Nhưng một số loại cá biển như cá kiếm, cá kình, cá thu, cá mập lại không tốt cho phụ nữ mang thai bởi chúng có hàm lượng thủy ngân cao. Nếu mẹ ăn nhiều sẽ tăng nguy cơ đẻ non, ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh, não của thai nhi.

2. Cá nóc
6-loai-ca-phu-nu-dang-mang-thai-co-chet-doi-cung-khong-duoc-an-04
Độc tố trong cá nóc chính là tetradotoxin có trong buồng trứng, hepatoxin ở gan cá nóc có thể gây ngộ độc và nguy hiểm nhất là có thể gây tử vong. Vì thế bà bầu tuyệt đối không ăn cá nóc tránh ngộ độc, sảy thai.

3. Cá ngừ
6-loai-ca-phu-nu-dang-mang-thai-co-chet-doi-cung-khong-duoc-an-05
Cá ngừ có chứa nhiều chất dinh dưỡng, được coi là rất tốt cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bà bầu chỉ nên ăn 170g cá ngừ/tuần, nếu vượt quá mức đó có thể sẽ gây hại cho cả mẹ và con bởi hàm lượng thủy ngân trong cá ngừ thuộc mức cao, hơn 7 lần so với các loại cá biển khác.

Cụ thể là khi cơ thể mẹ bị nhiễm thủy ngân sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của đứa trẻ sau này như chậm đi, chậm nói, tư duy kém phát triển.

4. Cá khô
6-loai-ca-phu-nu-dang-mang-thai-co-chet-doi-cung-khong-duoc-an-06
Thực chất, các loại cá khô đều tiềm ẩn những mối nguy cho các mẹ bầu. Lý do là chính phương pháp chế biến bằng cách ướp muối và phơi khô trong điều kiện tự nhiên rất dễ làm xuất hiện một loại vi khuẩn có tên là listeria gây nguy hại cho thai nhi.

Ngoài ra, cá khô chứa hàm lượng muối khá cao nên khi ăn vào có thể khiến cơ thể mẹ tăng tuyến nước bọt, pha loãng dịch dạ dày và làm giảm khả năng tiêu hóa gây ra bệnh cao huyết áp, xơ cứng động mạch. Hơn nữa, nó còn làm tổn thương huyết quản, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho các tổ chức ở não, gây ra tình trạng thiếu máu, thiếu dưỡng khí ở tế bào não, dẫn đến trí nhớ bị giảm sút, phản ứng chậm chạp.

5. Cá hộp
6-loai-ca-phu-nu-dang-mang-thai-co-chet-doi-cung-khong-duoc-an-07
Trong quá trình sản xuất, để tạo mùi vị hấp dẫn và bảo quản được lâu ngày, nhà sản xuất thường thêm một lượng chất phụ gia như chất tạo mùi, sắc tố, vị thơm, đường hóa học… để phòng chống thối rữa, chống ôxi hóa. Và còn có chất tạo xốp, chất làm trắng, chất làm kết tủa. Vì thế, nếu mẹ bầu sử dụng cá hộp nói riêng hay đồ hộp nói chung sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, khiến mẹ bị ngộ độc gây nguy hiểm cho sức khoẻ của mẹ và thai nhi.

6. Các loại gỏi cá, cá sống 
6-loai-ca-phu-nu-dang-mang-thai-co-chet-doi-cung-khong-duoc-an-08
Loại cá phụ nữ mang thai không nên ăn là các món chưa chín kỹ, hoặc tái chín, đặc biệt là gỏi cá vì trong đồ ăn sống có chứa rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng bao gồm salmonella, toxoplasmosis, sán… có hại cho sức khỏe bà bầu và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trí não thai nhi.

Các nguyên tắc cơ bản mẹ bầu cần nhớ khi ăn cá
- Chỉ nên ăn dưới 350g cá và các loại thủy hải sản trong một tuần.

- Mẹ phải đảm bảo rằng cá thật tươi sống, vì vậy nếu cá đã xuất hiện hiện tượng thối rữa, ươn sình sẽ cực nguy hiểm cho sức khỏe.

- Các dụng cụ trong nhà bếp nên chia khu vực bảo quản hợp lý. Sau khi làm cá, thịt phải kịp thời rửa sạch dao kéo, thớt v.v… để đảm bảo vệ sinh, không bị vi khuẩn thâm nhập.

- Khi làm cá, bố mẹ nên làm sạch nội tạng và khoang bụng cá để thanh trừ triệt để các nguồn bệnh tiềm ẩn

- Thay vì sử dụng các loại cá được đánh bắt từ biển thì bà bầu có thể ăn cá nước ngọt được khai thác trực tiếp và đảm bảo an toàn.

- Không nên ăn cá khi không rõ nguồn gốc hoặc không xác định được độ an toàn với sức khỏe.

- Mẹ nên bổ sung thêm omega 3 từ trứng, sữa, trái cây, các loại hạt, ngũ cốc… thay cá vào thực đơn dinh dưỡng của mình.

Thực phẩm bà bầu không nên ăn để thai nhi khỏe mạnh