Bầu em tăng 9kg, con sinh ra dài 53cm nặng 3,5kg nhờ uống top 5 loại nước này suốt thai kỳ
Bầu em tăng 9kg, con sinh ra dài 53cm nặng 3,5kg nhờ uống top 5 loại nước này suốt thai kỳ
Khi em bầu tới tuần 39, cân nặng em chỉ tăng 9kg trong khi chuẩn của bà bầu tăng từ 11 – 13kg. Trộm vía vậy nhưng con trai em vẫn phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ, chiều căn cân nặng lúc sinh ra đạt chuẩn luôn nhé các mẹ, dài 53cm, nặng 3,5kg.
Chưa kể, trong thai kỳ em rất khỏe không bệnh vặt gì hết nhé. Cảm cúm không này, táo bón không này, nghén không này, chân tay phù nề không này. Bầu đến tuần 36 mà em vẫn phăm phăm đi làm, chạy sự kiện cho đến lúc đẻ luôn í.
Bí quyết bầu khỏe mạnh – ít tăng cân – con sinh ra chiều cao cân nặng đạt chuẩn của em gói gọn trong các loại nước không chỉ giúp bà bầu giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, tăng sức đề kháng mà còn cung cấp nhiều vitamin quan trọng giúp thai nhi phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí não dưới đây:
(*) Một chút lưu ý nè: Khi mang bầu em uống nhiều hơn ăn đấy ạ. Khầu phần ăn của em vẫn giữ như lúc chưa có bầu, em chú ý ăn nhiều rau xanh, hải sản, trái cây, các thực phẩm như thít – cá – trứng, hạn chế tinh bột, ăn ngọt, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ.
3 THÁNG ĐẦU THAI KỲ
Nước cam, chanh
- Lượng vitamin và khoáng chất trong nước cam: Nước cam tươi dồi dào canxi, kali, axit folic, vitamin C…
- Lợi ích của nước cam, chanh đối với bà bầu: Nước cam chứa nhiều vitamin C giúp bà bầu trăng sức đề kháng; axit folic giúp sản xuất các tế bào khỏe mạnh, ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi; giàu canxi giúp xương và răng chắc khỏe… Ngoài ra, nước cam còn giàu kali giúp điều hòa và ổn định huyết áp cho bà bầu cao huyết áp.
Lưu ý khi uống nước cam: Nên uống sau khi ăn từ 1-2 tiếng, khi cơ thể không quá no cũng như quá đói, không nên uống nước cam vào buổi tối, không nên uống quá nhiều nước cam trong ngày; không nên uống nước cam khi bị tiêu chảy; ưu tiên uống nước cam tươi thay vì nước cam đóng hộp…
-> 1 tuần em uống 3 – 4 lần nước cam, mỗi lần uống 1 cốc khoảng 150ml
-> Em uống bắt đầu từ khi mang thai cho đến hết thai kỳ
Nước mía
- Các vitamin và khoáng chất trong nước mía: Đường tự nhiên chiếm 70%, ngoài ra nước mía còn giàu canxi, đồng, kali, sắt, magie, các loại vitamin A, B, C và 30 axit hữu cơ khác cần thiết cho sự phát triển của thai nhi
- Lợi ích của nước mía đối với bà bầu: tăng cường hệ miễn dịch chống các bệnh vặt, tốt cho hệ tiêu hóa ngừa táo bón, giúp da luôn căng mịn ngừa mụn, giảm tình trạng ốm nghén hiệu quả…
Với những bà bầu ốm nghén nặng, có thể giảm tình trạng này bằng nước mía như sau: Lấy một bát con nước mía khoảng 150ml, trộn thêm chút nước cốt gừng vào (khoảng 5ml) uống 2 – 3 lần trong ngày sẽ đỡ buồn nôn và ăn ngon miệng hơn.
Lưu ý cho bà bầu khi uống nước mía: Vì chứa lượng đường tự nhiên khá cao do đó bà bầu không nên uống quá nhiều nước mía, lượng tối đa nên là 1 ly nhỏ/ngày, với những bà bầu tăng cân quá nhanh hay có biểu hiện của bệnh đái tháo đường không nên uống nhiều loại nước này.
-> Em uống tuần ít nhất 1 lần, 1 lần 1 ly cối.
-> Uống tứ khi mang bầu cho đến khi sinh
-> Lúc mới mang thai nghén em đã uống mía gừng thấy bớt nghén hẳn đấy ạ!
3 THÁNG GIỮA THAI KỲ: Ngoài nước cam, nước mía em còn uống thêm nước dừa
Nước dừa
- Các vitamin và khoáng chất trong nước dừa: canxi, kali, vitamin A, E, axit uric…
- Lợi ích của nước dừa đối với bà bầu: tốt cho đường ruột, ngăn ngừa táo bón; tránh viêm đường tiết niệu giảm nguy cơ sỏi thận; bổ sung lượng chất lỏng cho cơ thể; tốt cho nước ối; tăng cường hệ miễn dịch…
Là loại thức uống tự nhiên tốt cho cơ thể nên nước dừa được các bác sĩ sản khoa khuyên bà bầu nên uống 2 – 3 lần/tuần. Tuy nhiên có một lưu ý nhỏ cho các bà bầu mang thai 3 tháng đầu là nên hạn chế uống thức uống này nhé, nhất là những mẹ có tiền sử sảy thai, thai yếu hay ốm nghén nặng… Thêm nữa là không nên uống nước dừa khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi!
-> Em bắt đầu uống khi bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ, tuần uống 2 – 3 lần. 1 lần một trái dừa xiêm nho nhỏ. Các mẹ lưu ý mua dừa vỏ còn xanh, không lấy dừa đã gọt vỏ trắng hếu nhé!
-> Em uống từ tháng 4 cho đến khi gần sinh
3 THÁNG CUỐI THAI KỲ
Ngoài nước cam, mía, dừa em còn uống thêm nước bí đao hoặc ăn canh đều tốt ạ. Vì những tháng cuối thai to dễ gây chèn ép các mạch máu khiến chân tay hay phù nề. Em uống nước bí đao + ăn canh nên không thấy hiện tượng này xảy ra. Cũng có thể do cơ địa em ạ!
Nước bí đao
- Lượng vitamin và khoáng chất trong bí đao: canxi, photpho, sắt và nhiều loại vitamin như caroten, B1, B2, B3, C…
- Lợi ích của bí đao với bà bầu: Bí đao tính mát giúp bà bầu thanh nhiệt, giải độc cơ thể, nhuận tràng… Đặc biệt, những mẹ bị phù chân ăn bí đao sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng này.
-> Em bắt đầu uống khi bước sang tháng thứ 7 của thai kỳ. Uống nước bí đao không chỉ giúp lợi tiểu, hạn chế phù nề mà còn giúp giữ cân nặng ổn định
-> 1 tháng em uống 1 – 2 lần thôi ạ, 1 lần khoảng 1 cốc nhỏ
Ngoài các loại nước trái cây tự nhiên trên, một loại nước mà em ưu tiên uống nhiều hơn hẳn và ngày nào cũng uống một lượng nhất định đó là nước lọc. Khi mang thai, nếu không bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể, bà bầu có thể gặp tình trạng nguy hiểm như đau đầu, buồn nôn, táo bón, chuột rút, chóng mặt, ngất… Đặc biệt trong 3 tháng cuối mẹ bầu có thể bị sinh non nếu cơ thể thiếu nước đó là lý do em uống nước nhiều hơn ăn đấy ạ.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI UỐNG NƯỚC
Lượng nước đủ bà bầu nên uống mỗi ngày khoảng 3 lít nước (bao gồm nước trái cây, canh, sữa, nước lọc…), tương đương 10 – 12 ly nước. Tuyệt đối tránh trà, cà phê, nước có ga vì chúng sẽ khiến cơ thể mất nước nhiều hơn.
Để biết lượng nước nạp vào cơ thể có đủ không, các mẹ nên kiểm tra màu nước tiểu nhé, nếu thiếu nước nước tiểu sẽ có màu sậm, tối ngược lại nước tiểu trong là lượng nước mẹ đã cung cấp đủ.
Vài chia sẻ cùng các mẹ!
https://www.webtretho.com/forum/f13/t...-manh-2227797/
https://www.webtretho.com/forum/f13/l...en-an-2230488/
https://www.webtretho.com/forum/f92/m...-thai-2234084/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn Quý vị đã góp ý cho trang web.