Mách mẹ cách vượt qua 4 nỗi xấu hổ về vùng nhạy cảm khi bà bầu đi đẻ
Bà bầu đi đẻ lần đầu sẽ gặp rất nhiều điều lạ lẫm. Đặc biệt là những giây phút xấu hổ khi bác sĩ đụng chạm đến vùng nhạy cảm. Chỉ cần thông minh một chút, mẹ sẽ vượt qua nó một cách dễ dàng.
Mặc dù đã biết ngày dự sinh, có sự chuẩn bị tinh thần từ trước nhưng việc bé yêu chào đời vào lúc nào luôn là một bất ngờ đón chờ mẹ. Và thực tế đã có rất nhiều mẹ rơi vào hoàn cảnh dở khóc dở cười khi bỗng dưng lên cơn đau đẻ, trải nghiệm những động chạm, quan sát, thăm khám từ phía bác sĩ.
Tuần trước, vợ chồng em rủ vợ chồng con bạn bầu đi ăn uống, hát karaoke để xả stress, giúp nó lấy tinh thần chuẩn bị nằm ổ. Nghe nó bảo còn gần nửa tháng nữa mới sinh nên ai nấy đều chủ quan chơi bời tới bến. Ngờ đâu trong lúc cao hứng nhún nhảy, hét khan cả cổ, nó tự dưng thấy lạnh người rồi cơn đau chuyển dạ kéo tới. Tụi em phải khệ nệ dìu đỡ nó ra taxi đi thẳng đến bệnh viện mà quên luôn chuyện bà bầu đi đẻ phải chuẩn bị những gì. Con so nhưng cũng may là đẻ dễ, tầm 1 tiếng sau là em bé chui ra rồi. Đẻ xong 3 ngày sau là xuất viện về nhà. Chỗ bạn bè thân thiết nên em chẳng sợ mắc phong long như ông bà vẫn đồn, đến thăm nó liền ạ. Hihi. Nó mới đẻ mà còn khỏe lắm, nằm kể chuyện mắc cỡ lúc đi sinh mà cười muốn lộn ruột. Đúng là với những ai chưa từng sinh nở thì phòng sinh là cả một thế giới lạ lẫm khiến mẹ bầu nhiều khi xấu hổ, chới với đến cực độ. Thực tế thì bước vào phòng sinh không chỉ đau đớn mà còn phải trải qua những cảm giác đó. Khi sinh con tiếp lần 2, lần 3 thì mọi chuyện trở nên đơn giản, “vặt vãnh” thôi mà! Em sinh rồi nên biết rõ. Nếu mẹ được mách trước 4 việc dưới đây, có sự chuẩn bị thì lúc đó đỡ “quê” lắm!
1/ Cạo sạch vi-ô-lông vùng nhạy cảm
Khi đi sinh, dù là sinh thường hay mổ, y tá cũng đều sẽ bắt mẹ cởi đồ ra, leo lên bàn nằm, lấy dao lam cạo sạch vi-ô-lông vùng kín trước khi cho mẹ sang phòng sinh. Mục đích của việc này là để vệ sinh sạch sẽ, không gây nguy cơ nhiễm trùng khi mổ và tránh cản trở tầm nhìn của bác sĩ. Tuy nhiên, nó sẽ khiến mẹ rất xấu hổ đấy. Mách mẹ cách hay là gần sinh hoặc lúc có dấu hiệu sinh chuẩn bị đến bệnh viện thì nhờ bố khéo léo làm việc này cho mẹ luôn nhé! Là Như vậy, y tá sẽ không có cơ hội làm gì nữa đâu nè!
2/ Nằm yên cho bác sĩ khám trong
Trước khi tử cung mở hết để chính thức rặn đẻ, thỉnh thoảng bác sĩ sẽ lấy 1 hoặc nhiều ngón tay (tùy vào giai đoạn giãn nở cổ tử cung) chọc vào bên trong tử cung của mẹ. Họ làm vậy để biết mẹ đã sẵn sàng cho việc rặn đẻ hay chưa, chắc chắn không xảy ra bất trắc gì. Ngoài ra, bác sĩ cũng cần phải thăm dò các kiểu để biết chính xác vị trí nằm của thai nhi, ca sinh này dễ hay khó. Mẹ nào sinh mổ thì còn có thêm khâu thông tiểu khá đau đớn nữa (người ta luồn một ống nhỏ vào trong buồng chứa nước tiểu để nước tiểu tự chảy ra ngoài theo ống đó). Để tránh bị đau nhiều và xấu hổ thì mẹ nên nằm yên, lắng nghe hướng dẫn của y tá, bác sĩ để làm theo. Tránh căng thẳng, cử động làm ảnh hưởng kết quả khám và khiến mẹ bị đau nhiều hơn.
Kinh nghiệm bà bầu đi đẻ là nằm yên, thả lỏng người để bác sĩ khám trong
3/ Cứ thoải mái nếu được chăm sóc, đỡ đẻ bởi bác sĩ nam
Bà bầu đi đẻ mà gặp phải bác sĩ nam mổ hoặc đỡ đẻ cho sẽ rất ngượng đúng không nào? Vì nếu là sinh mổ thì mẹ đang “trần như nhộng”, còn sinh thường thì phần dưới cũng bị “bán khỏa thân” nên bị người nam nhìn thấy thì ngại lắm chứ. Thực tế thì khi đau đẻ, cơn đau đã lấn át hết nỗi sợ hãi, xấu hổ. Mẹ cứ vậy mà thoải mái vì bác sĩ nam hay nữ cũng đều xem đó là một ca bệnh bình thường mà thôi, không hơn không kém. Họ chỉ quan tâm làm sao để ca sinh nở diễn ra êm đẹp, “mẹ tròn con vuông” chứ chẳng quan tâm mẹ là ai, mẹ nghĩ gì, có xấu hổ hay không! Thậm chí nhiều mẹ lại còn nhận xét bác sĩ nam đỡ đẻ “mát tay” hơn bác sĩ nữ nên không cần phải lo lắng bất cứ điều gì cả nha!
4/ Cố gắng tiểu tiện, đại tiện trước lúc leo lên bàn sinh
Đối với sinh thường, khi mẹ rặn đẻ, các cơ co thắt đẩy em bé ra ngoài đồng thời đẩy luôn những khối phân ở ruột già ra. Chuyện tiểu tiện cũng tương tự như thế. Mẹ có lâm vào cảnh dở khóc dở cười đó thì cũng thật bình tĩnh nha, bác sĩ sẽ xem đó là chuyện thường như cơm bữa thôi. Tuy nhiên, theo một số kinh nghiệm bà bầu đi đẻ thì mẹ cũng có thể tránh gặp phải tình trạng này bằng cách cố gắng đi tiểu tiện, đại tiện trước khi sinh cho “nhẹ ruột”, “sạch bóng đái”. Có nhiều bệnh viện, người ta cũng làm thủ thuật thụt hậu môn cho mẹ đại tiện nữa nên không cần phải lo lắng lắm đâu.
Còn với các mẹ sinh mổ, tiểu tiện không phải lo mất kiểm soát nữa (vì có ống thông tiểu). Với đại tiện thì mình nên đi trước khi mổ để mới mổ xong nhiều khi hết thuốc tê, đau quá có buồn đi cũng rất bất tiện. Thế nên đi sớm là phương án phòng bị tốt dành cho mẹ.
Bà bầu đi đẻ nên cố gắng tiểu tiện, đại tiện trước khi leo lên bàn sinh
Dưới đây là một số kinh nghiệm bổ ích mà các sản phụ khác đã sinh rồi truyền lại để các mẹ sắp sinh tham khảo trước cho bớt bỡ ngỡ:
- Thời điểm tốt nhất để chuẩn bị cho sinh đẻ: khoảng 2 tuần trước ngày dự sinh thì mẹ nên chuẩn bị sẵn sàng đồ đạc, giấy tờ cá nhân, sổ khám thai là vừa. Nên ghi ra giấy và cân nhắc kĩ vì có một số thứ không thể thiếu trong giỏ đồ đi sinh.
- Tùy cơ địa mỗi mẹ mà có thời gian chuyển dạ khác nhau. Có người rất nhanh (vài tiếng đồng hồ) nhưng cũng có người kéo dài tới 1-2 ngày.
- Khi vào phòng chờ sinh thì có thể mang theo miếng giấy lót (với mẹ đã bị rỉ ối, vỡ ối), túi nhỏ đựng đồ hoặc tùy theo sự hướng dẫn của y tá, bác sĩ.
- Nếu mẹ đau quá, cơn đau dồn dập thì nên yêu cầu bác sỹ kiểm tra. Khi các cơn co chỉ cách nhau khoảng 1-2 phút là dấu hiệu sắp sinh. Lúc này, mẹ cảm thấy đau đớn đạt tới ngưỡng giới hạn nhưng cố gắng đừng la hét vì la hét dễ bị mất sức, không rặn đẻ nổi. Tốt nhất là hít thở thật sâu rồi làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Khi rặn đẻ, mẹ cố gắng rặn một hơi thật dài thì sẽ không mất sức so với rặn từng hơi ngắn và hít thở thật sâu.
- Khi sinh xong, nếu đói bụng, mẹ phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn uống bất cứ thứ gì.
Bà bầu đi đẻ khi vào phòng sinh chắc hẳn sẽ phải trải qua những cảm giác đau đớn, thốn và ngại ngùng hết cỡ. Tuy nhiên, vì cả mẹ lẫn bác sĩ đều mong muốn em bé ra đời một cách an toàn và suôn sẻ nhất nên mẹ cứ thả lõng cơ thể, áp dụng một số cách hướng dẫn trên để có cuộc vượt cạn thành công tốt đẹp.
Mặc dù đã biết ngày dự sinh, có sự chuẩn bị tinh thần từ trước nhưng việc bé yêu chào đời vào lúc nào luôn là một bất ngờ đón chờ mẹ. Và thực tế đã có rất nhiều mẹ rơi vào hoàn cảnh dở khóc dở cười khi bỗng dưng lên cơn đau đẻ, trải nghiệm những động chạm, quan sát, thăm khám từ phía bác sĩ.
Tuần trước, vợ chồng em rủ vợ chồng con bạn bầu đi ăn uống, hát karaoke để xả stress, giúp nó lấy tinh thần chuẩn bị nằm ổ. Nghe nó bảo còn gần nửa tháng nữa mới sinh nên ai nấy đều chủ quan chơi bời tới bến. Ngờ đâu trong lúc cao hứng nhún nhảy, hét khan cả cổ, nó tự dưng thấy lạnh người rồi cơn đau chuyển dạ kéo tới. Tụi em phải khệ nệ dìu đỡ nó ra taxi đi thẳng đến bệnh viện mà quên luôn chuyện bà bầu đi đẻ phải chuẩn bị những gì. Con so nhưng cũng may là đẻ dễ, tầm 1 tiếng sau là em bé chui ra rồi. Đẻ xong 3 ngày sau là xuất viện về nhà. Chỗ bạn bè thân thiết nên em chẳng sợ mắc phong long như ông bà vẫn đồn, đến thăm nó liền ạ. Hihi. Nó mới đẻ mà còn khỏe lắm, nằm kể chuyện mắc cỡ lúc đi sinh mà cười muốn lộn ruột. Đúng là với những ai chưa từng sinh nở thì phòng sinh là cả một thế giới lạ lẫm khiến mẹ bầu nhiều khi xấu hổ, chới với đến cực độ. Thực tế thì bước vào phòng sinh không chỉ đau đớn mà còn phải trải qua những cảm giác đó. Khi sinh con tiếp lần 2, lần 3 thì mọi chuyện trở nên đơn giản, “vặt vãnh” thôi mà! Em sinh rồi nên biết rõ. Nếu mẹ được mách trước 4 việc dưới đây, có sự chuẩn bị thì lúc đó đỡ “quê” lắm!
1/ Cạo sạch vi-ô-lông vùng nhạy cảm
Khi đi sinh, dù là sinh thường hay mổ, y tá cũng đều sẽ bắt mẹ cởi đồ ra, leo lên bàn nằm, lấy dao lam cạo sạch vi-ô-lông vùng kín trước khi cho mẹ sang phòng sinh. Mục đích của việc này là để vệ sinh sạch sẽ, không gây nguy cơ nhiễm trùng khi mổ và tránh cản trở tầm nhìn của bác sĩ. Tuy nhiên, nó sẽ khiến mẹ rất xấu hổ đấy. Mách mẹ cách hay là gần sinh hoặc lúc có dấu hiệu sinh chuẩn bị đến bệnh viện thì nhờ bố khéo léo làm việc này cho mẹ luôn nhé! Là Như vậy, y tá sẽ không có cơ hội làm gì nữa đâu nè!
2/ Nằm yên cho bác sĩ khám trong
Trước khi tử cung mở hết để chính thức rặn đẻ, thỉnh thoảng bác sĩ sẽ lấy 1 hoặc nhiều ngón tay (tùy vào giai đoạn giãn nở cổ tử cung) chọc vào bên trong tử cung của mẹ. Họ làm vậy để biết mẹ đã sẵn sàng cho việc rặn đẻ hay chưa, chắc chắn không xảy ra bất trắc gì. Ngoài ra, bác sĩ cũng cần phải thăm dò các kiểu để biết chính xác vị trí nằm của thai nhi, ca sinh này dễ hay khó. Mẹ nào sinh mổ thì còn có thêm khâu thông tiểu khá đau đớn nữa (người ta luồn một ống nhỏ vào trong buồng chứa nước tiểu để nước tiểu tự chảy ra ngoài theo ống đó). Để tránh bị đau nhiều và xấu hổ thì mẹ nên nằm yên, lắng nghe hướng dẫn của y tá, bác sĩ để làm theo. Tránh căng thẳng, cử động làm ảnh hưởng kết quả khám và khiến mẹ bị đau nhiều hơn.
Kinh nghiệm bà bầu đi đẻ là nằm yên, thả lỏng người để bác sĩ khám trong
Bà bầu đi đẻ mà gặp phải bác sĩ nam mổ hoặc đỡ đẻ cho sẽ rất ngượng đúng không nào? Vì nếu là sinh mổ thì mẹ đang “trần như nhộng”, còn sinh thường thì phần dưới cũng bị “bán khỏa thân” nên bị người nam nhìn thấy thì ngại lắm chứ. Thực tế thì khi đau đẻ, cơn đau đã lấn át hết nỗi sợ hãi, xấu hổ. Mẹ cứ vậy mà thoải mái vì bác sĩ nam hay nữ cũng đều xem đó là một ca bệnh bình thường mà thôi, không hơn không kém. Họ chỉ quan tâm làm sao để ca sinh nở diễn ra êm đẹp, “mẹ tròn con vuông” chứ chẳng quan tâm mẹ là ai, mẹ nghĩ gì, có xấu hổ hay không! Thậm chí nhiều mẹ lại còn nhận xét bác sĩ nam đỡ đẻ “mát tay” hơn bác sĩ nữ nên không cần phải lo lắng bất cứ điều gì cả nha!
4/ Cố gắng tiểu tiện, đại tiện trước lúc leo lên bàn sinh
Đối với sinh thường, khi mẹ rặn đẻ, các cơ co thắt đẩy em bé ra ngoài đồng thời đẩy luôn những khối phân ở ruột già ra. Chuyện tiểu tiện cũng tương tự như thế. Mẹ có lâm vào cảnh dở khóc dở cười đó thì cũng thật bình tĩnh nha, bác sĩ sẽ xem đó là chuyện thường như cơm bữa thôi. Tuy nhiên, theo một số kinh nghiệm bà bầu đi đẻ thì mẹ cũng có thể tránh gặp phải tình trạng này bằng cách cố gắng đi tiểu tiện, đại tiện trước khi sinh cho “nhẹ ruột”, “sạch bóng đái”. Có nhiều bệnh viện, người ta cũng làm thủ thuật thụt hậu môn cho mẹ đại tiện nữa nên không cần phải lo lắng lắm đâu.
Còn với các mẹ sinh mổ, tiểu tiện không phải lo mất kiểm soát nữa (vì có ống thông tiểu). Với đại tiện thì mình nên đi trước khi mổ để mới mổ xong nhiều khi hết thuốc tê, đau quá có buồn đi cũng rất bất tiện. Thế nên đi sớm là phương án phòng bị tốt dành cho mẹ.
Bà bầu đi đẻ nên cố gắng tiểu tiện, đại tiện trước khi leo lên bàn sinh
- Thời điểm tốt nhất để chuẩn bị cho sinh đẻ: khoảng 2 tuần trước ngày dự sinh thì mẹ nên chuẩn bị sẵn sàng đồ đạc, giấy tờ cá nhân, sổ khám thai là vừa. Nên ghi ra giấy và cân nhắc kĩ vì có một số thứ không thể thiếu trong giỏ đồ đi sinh.
- Tùy cơ địa mỗi mẹ mà có thời gian chuyển dạ khác nhau. Có người rất nhanh (vài tiếng đồng hồ) nhưng cũng có người kéo dài tới 1-2 ngày.
- Khi vào phòng chờ sinh thì có thể mang theo miếng giấy lót (với mẹ đã bị rỉ ối, vỡ ối), túi nhỏ đựng đồ hoặc tùy theo sự hướng dẫn của y tá, bác sĩ.
- Nếu mẹ đau quá, cơn đau dồn dập thì nên yêu cầu bác sỹ kiểm tra. Khi các cơn co chỉ cách nhau khoảng 1-2 phút là dấu hiệu sắp sinh. Lúc này, mẹ cảm thấy đau đớn đạt tới ngưỡng giới hạn nhưng cố gắng đừng la hét vì la hét dễ bị mất sức, không rặn đẻ nổi. Tốt nhất là hít thở thật sâu rồi làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Khi rặn đẻ, mẹ cố gắng rặn một hơi thật dài thì sẽ không mất sức so với rặn từng hơi ngắn và hít thở thật sâu.
- Khi sinh xong, nếu đói bụng, mẹ phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn uống bất cứ thứ gì.
Bà bầu đi đẻ khi vào phòng sinh chắc hẳn sẽ phải trải qua những cảm giác đau đớn, thốn và ngại ngùng hết cỡ. Tuy nhiên, vì cả mẹ lẫn bác sĩ đều mong muốn em bé ra đời một cách an toàn và suôn sẻ nhất nên mẹ cứ thả lõng cơ thể, áp dụng một số cách hướng dẫn trên để có cuộc vượt cạn thành công tốt đẹp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn Quý vị đã góp ý cho trang web.