Trọn bộ 'bí kíp' dân gian 'đập tan' nỗi lo lắng của mẹ về 1001 bệnh vặt của con
Trọn bộ 'bí kíp' dân gian 'đập tan' nỗi lo lắng của mẹ về 1001 bệnh vặt của con
Quá trình chăm con không chỉ mất nhiều thời gian mà còn khiến các bà mẹ rất dễ đau đầu, lo lắng vì những chứng bệnh vặt của bé. Tuy nhiên, nó sẽ bớt vất vả hơn nếu mẹ có trong tay trọn bộ "bí kíp" dưới đây.
9 tháng 10 ngày mẹ kiêng cữ nhiều thứ, ăn uống đủ chất,... để con luôn khỏe mạnh, chào đời đạt chuẩn. Quá trình mang thai tưởng chừng là giai đoạn mà người mẹ phải đánh đổi nhiều thứ nhất từ chuyện tuổi xuân đến sức khỏe nhưng quá trình chăm con cũng vất vả chẳng kém. Nhất là giai đoạn sơ sinh, hệ miễn dịch của bé còn non nớt, nguy cơ mắc bệnh rất cao. Bên cạnh nỗi lo làm sao để con ăn mau chóng lớn, hầu hết các bà mẹ đều rất đau đầu để giải quyết những chứng bệnh vặt của con. Thực ra không quá khó, dưới đây là những mẹo dân gian giúp mẹ chăm con thật nhàn tênh, để bé luôn khỏe mạnh mỗi ngày.
1. Trị ho
Tắc hấp đường phèn là một trong những mẹo dân gian chữa ho cho trẻ rất hữu nghiệm và an toàn. Mẹ lấy 2-3 quả tắc đem rửa sạch và cắt đôi ( để nguyên cả vỏ và hạt). Sau đó, trộn tắc với một ít đường phèn đem hấp cách thủy. Sau đó, mẹ dằm phần tắc ra ( bỏ hạt), lọc lấy phần nước để nguội cho con uống.
2. Đầy hơi
Mẹ nhẹ nhàng massage vùng bụng của bé theo chiều kim đồng hồ, từ trong ra ngoài khoảng 5 - 10 phút. Cách này sẽ giúp đẩy bớt hơi ra ngoài để bé dễ chịu hơn.
3. Đau khi mọc răng
Mẹ dùng một thìa inox đặt vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 5 phút. Sau đó, lấy chiếc thìa inox ra đặt lên chỗ răng của con bị đau. Cảm giác lạnh có thể xoa dịu cơn đau cho con.
4. Trị nghẹt mũi
Trẻ thường dễ bị nghẹt mũi khi thời tiết giao mùa. Khi con bị nghẹt mũi, mẹ dùng khăn thấm nước đặt lên 2 tai của con khoảng 5 – 10 phút. 2 tai có dây thần kinh điều tiết ở mũi. Khi gặp nhiệt độ cao, các huyết quản sẽ giãn để giúp mũi của bé được thông trở lại.
5. Chàm sữa
Biểu hiện khi trẻ bị chàm sữa là vùng da bị đỏ, mẫn ngứa. Nếu trẻ có bị chàm sữa, mẹ dùng thật ít tinh dầu dừa đổ ra lòng bàn tay rồi xoa đều, sau đó nhẹ nhàng thoa lên vùng da trẻ bị chàm sữa.
6. Chữa hăm
Mẹ dùng lá khế nấu lấy nước tắm cho bé. Bên cạnh trị hăm, tắm lá khế còn giúp chữa được chứng rôm sảy, dị ứng, mẩn ngứa.
7. Trị rôm sảy
Để trị rôm sảy cho con, mẹ có thể dùng được cả lô hội và dưa chuột. Lô hội dịu mát, có tính kháng viêm còn dưa leo giàu nước cùng các vitamin có thể cung cấp nước cho các tế bào da, có tác dụng làm mềm da.
Nếu dùng lô hội, mẹ đem gọt sạch vỏ, cắt nhỏ lấy phần thịt xoa lên vùng da bị rôm sảy. Cách này sẽ làm các vết ban nhanh lặn. Nếu dùng dưa leo, mẹ có thể xay nhuyễn hoặc thái lát đem đắp lên vùng da bị đỏ.
8. Tưa lưỡi
Cách 1: Dùng nước muối sinh lý
Dùng ngón tay út quấn miếng gạt rơ lưỡi, thấm một ít nước muối sinh lý lau nhẹ khoang miệng của con theo hướng từ trong ra ngoài. Để không gây nhiễm khuẫn cho con, mẹ nhớ vệ sinh tay sạch sẽ.
Cách 2: Dùng rau ngót
Mẹ đem một ít rau ngót rửa sạch, giã nát, thấm gạt làm sạch lưỡi cho bé.
Mẹ có thể áp dụng một trong hai cách vào sáng hoặc tối trước khi bé ngủ. Nên thực hiện 2-3 lần.
9. Trị nấc
Con bị nấc, mẹ chỉ cần cho con một ít đường để ngậm khoảng vài phút. Vị ngọt của đường có tác dụng giúp cơ hoành trở lại trạng thái bình thường. Mẹo này đơn giản nhưng rất hữu nghiệm, bao gồm của trẻ em và người lớn.
10. Trị chứng đái dầm
Mẹ lấy một ít rau ngót đem rửa sạch, giã nát. Sau đó, cho vào nồi, thêm một ít nước đem đun sôi. Khi nấu xong, mẹ lọc lấy phần nước này để nguội để cho bé uống 2 lần/ngày.
11. Vết thâm do muỗi đốt
Mật ong lành tính, có tính kháng khuẩn, phù hợp để dùng cho trẻ. Mẹ dùng một một ít mật ong thoa lên vùng da bị muỗi đốt, vết thâm của bé sẽ được xoa dịu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn Quý vị đã góp ý cho trang web.