Powered By Blogger

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2019

Trẻ bị liệt nửa người vì hội chứng thiếu máu và nguyên nhân đến từ mẹ

Trẻ bị liệt nửa người vì hội chứng thiếu máu và nguyên nhân đến từ mẹ


Hội chứng thiếu máu là căn bệnh vô cùng nguy hiểm ở trẻ sơ sinh, bé có thể sống tê liệt toàn thân hoặc nửa người đến suốt đời nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

“Đêm đó khi tôi bước vào phòng và thấy con bé nằm bất động, đó là lúc tôi phát hiện ra một nửa người bên phải của con bé đã hoàn toàn tê liệt. Chúng tôi đưa con quay lại bệnh viện ngay lập tức và sau một loạt cuộc xét nghiệm, bác sĩ phát hiện ra lượng hemoglobin trong máu con bé thấp đến mức báo động”. 

Đây là những dòng chia sẻ đầy nước mắt của một người mẹ sau khi chứng kiến con phát bệnh và đang phải chịu những biến chứng nặng nề từ chính hội chứng thiếu máu ở trẻ em mà nguyên nhân là do sự thiếu sót từ người mẹ.

Ngay từ khi chào đời con gái của chị đã gặp phải nhiều vấn đề khác nhau về sức khỏe như tuyến giáp, não phình to. Sau đó mặc dù bé đã liên tục được làm các xét nghiệm để kiểm tra nhưng đội ngũ bác sĩ vẫn không thể nào tìm ra được chính xác nguyên nhân của các triệu chứng này là gì.

Cho đến một ngày, chị vô cùng hoảng sợ khi phát hiện con gái mình trong tình trạng mệt mỏi và không có dấu hiệu tỉnh dậy. Đứa bé hoàn toàn bị liệt một nửa người bên phải. Chị quáng quàng đưa con mình quay lại bệnh viện để cấp cứu. Nhưng không may, mọi thứ đã quá muộn. Đứa bé bị đột quỵ liệt nửa người do biến chứng hội chứng thiếu máu não. Lượng máu hồng cầu không đủ mang đủ oxy đến não khiến cho não bộ bị thiếu máu trầm trọng. Tuy nhiên, mức độ tổn thương của não vẫn chưa được xác định chính xác và bé bị rơi vào tình trạng liệt nửa người. Cơn đột quỵ cũng vì vậy mà ảnh hưởng đến thùy trán của bé, đồng thời điều này cũng có thể làm bé chậm phát triển.

Chị chia sẻ: “Chúng tôi nhận ra được con bé có hành vi và tính cách khác hẳn. Nó khiến chúng tôi rất day dứt băn khoăn. Tôi tự hỏi con bé đã bị ảnh hưởng nhiều đến mức nào và sẽ ra sao nếu căn bệnh của con được chẩn đoán sớm hơn”.

Những dòng tâm sự đẫm nước mắt của chị mang nặng nỗi day dứt và ân hận. Chị luôn dằn vặt nếu con mình được kiểm tra kỹ lưỡng trong cuộc sàng lọc sau sinh thì rất có thể bé đã không phải chịu cảnh này. Giờ đây, người mẹ hàng ngày nhìn con mà tim như ngàn dao đâm thấu bởi điều duy nhất để cứu sống bé là cứ cách 4 – 6 tuần con phải được truyền máu và việc này phải kéo dài cho đến suốt đời.

Bản thân là một người mẹ, em hiểu được nỗi lòng “đau như cắt” khi nhìn thấy con hằng ngày phải chống chọi với bệnh tật. Dù chỉ là những cơn sốt nhẹ hay bé quấy khóc do đau răng, nhiệt miệng,… cũng đủ làm mẹ lo lắng, sốt ruột huống hồ chi là những cơn đau da thịt.

Câu chuyện buồn của người mẹ này cũng là bài học lớn cho những người làm mẹ như mình. Nếu cẩn thận từ đầu, ngay từ khâu đón con chào đời, làm các xét nghiệm và thủ tục cần thiết để sàng lọc bệnh thì có lẽ mọi chuyện đã khác đi nhiều rồi phải không các mẹ!

tre-bi-liet-nua-nguoi-vi-hoi-chung-thieu-mau-va-nguyen-nhan-den-tu-me-01
Mới 12 tháng tuổi nhưng bé phải đối mặt với căn bệnh vô cùng nguy hiểm

Qua tìm hiểu, em biết được hội chứng thiếu máu hay còn có tên gọi là Diamond-Blackfan Anemia (DBA), là tình trạng các tế bào hồng cầu bị phá hủy, lượng hemoglobin trong máu thấp hơn bình thường. Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ sơ sinh thường cao hơn so với độ tuổi biết đi và trẻ em.

Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ, dưới đây là các nguyên nhân thường gặp nhất mà mẹ nào cũng nên biết qua nhé:

Trẻ bị thiếu máu có thể do thiếu các yếu tố máu như thiếu máu sắt (đây là nguyên nhất thường gặp nhất), thiếu axit floic, thiếu vitamin B12,…

Trẻ bị thiếu máu do tình trạng tan máu gây nên: đây là nguyên nhân thường gặp ở các trẻ mới chào đời là do việc bất đồng nhóm máu giữa hai mẹ con, huyết tán bẩm sinh, huyết tán mắc phải, sốt rét, nhiễm khuẩn, ngộ độc,…

Mất máu cũng là nguyên nhân gây bệnh thiếu máu ở trẻ: điều này có thể do việc trẻ bị mất máu liên quan đến các bệnh như xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, chấn thương, chảy máu nội tạng,…

Các bệnh máu và giảm sinh tủy gây nên tình trạng thiếu máu: suy tủy, ung thứ máu,...

Ngoài ra, các căn bệnh nhưu suy thận mãn tính, bệnh rối loạn tiêu hóa kéo dài, ngộ độc,…cùng chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu máu ở trẻ.

Trong giai đoạn khởi phát, bệnh thường khó phá hiện nên các mẹ thường không để ý mà bỏ qua. Chính vì vậy mà nhiều mẹ thường phải ân hận, day dứt khi thấy con bị biến chứng nặng nề vì không được phát hiện sớm. Căn bệnh này có thể được phát hiện rất nhanh chóng qua cuộc kiểm tra sàng lọc ngay khi trẻ chào đời, thế nên để phòng tránh bệnh ở trẻ, các mẹ nên để con được kiểm tra tỉ mỉ và chính xác lúc bé được chào đời.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thiếu máu

Ngoài ra, trẻ bị hội chứng thiếu máu cũng có thể được nhận biết bằng một số biểu hiện sau đây:

- Trẻ hay mệt mỏi và yếu ớt
- Da hay xanh xao
- Khó thở
- Thèm ăn những thứ không phải thực phẩm như đất, sỏi, cát
- Bé hay ốm vặt

Cách phòng tránh bệnh thiếu máu ở trẻ

-Nghi ngờ trẻ bị hội chứng thiếu máu, các mẹ không nên tự ý cho con dùng thuốc mà cần tham khảo hướng dẫn của bác sĩ.

-Khi nhận thấy các dấu hiệu trên, các mẹ nhớ đưa con đến bệnh viện để tìm ra chính xác nguyên nhân và có phương pháp chữa trị phù hợp nhất.

-Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn của mẹ trong cần bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt.

-Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời và cho con bú liên tục đến khi tròn 24 tháng cũng là cách phòng tránh bệnh thiếu máu ở trẻ vì chất sắt có trong sữa mẹ giúp bé dễ hấp thu hơn so với các thực phẩm khác.

-Thức ăn dặm cho con, mẹ nên chọn các loại thực phẩm giàu chất sắt và chú ý bổ sung các thực phẩm có chứa thành phần sắt dễ hấp thu đối với trẻ.

Tóm lại, hội chứng thiếu máu ở trẻ em để là căn bệnh vô cùng nghiêm trọng, tuy nhiên nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp bé yêu thoát khỏi những biến chứng phức tạp. Mẹ nên để trẻ được kiểm tra kỹ lưỡng ngay từ lúc chào đời nhé!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn Quý vị đã góp ý cho trang web.