Tất tần tật những việc bố có thể làm để giúp mẹ vượt cạn thành công
Mẹ vượt cạn thành công không chỉ dựa vào chính nỗ lực của bản thân mà còn cần rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của người chồng.
Trải nghiệm sinh nở là một trong những điều hệ trọng, đau đớn, căng thẳng nhất mà mẹ phải trải qua trong cuộc đời. Lúc này, mẹ không thể biết trước được chuyện gì sẽ xảy ra. Mẹ rất cần bàn tay săn sóc, dìu đỡ của bố để mọi việc kết thúc tốt đẹp.
Thông thường, quá trình chuyển dạ ở mẹ mang thai lần đầu diễn ra khá chậm. Nếu mẹ cảm nhận cơn co thắt diễn ra thường xuyên hơn (trong khoảng hơn 10 phút 1 lần) cho thấy rất có thể mẹ sắp chuyển dạ tới nơi rồi. Khi gặp tình huống này, mẹ cố giữ bình tĩnh, đừng hoảng sợ mà hãy vận động nhẹ để các cơ được thư giãn. Nếu thấy đói, mẹ hãy ăn sơ thứ gì đó trước khi nhập viện vì quá trình từ chuyển dạ cho đến sinh chính thức rất lâu (có thể là 1 tiếng, vài tiếng hoặc kéo dài cả ngày tùy cơ địa mỗi người), có khi còn bắt buộc phải sinh mổ nữa ấy chứ. Việc quan trọng là báo ngay cho bác sĩ, hộ sinh biết nếu bản thân bị xuất huyết, cảm nhận bọc ối đã vỡ, thai nhi cử động dữ dội, bị sốt hoặc nhức đầu nghiêm trọng… Và trong thời điểm “nước sôi lửa bỏng” như thế này, nhất quyết phải có chồng và người thân bên cạnh để hỗ trợ mẹ về mọi mặt.
Giúp đỡ trước khi cơn đau đẻ kéo đến
-Cùng mẹ tìm hiểu về kiến thức sinh nở qua sách báo, ti vi, internet.
-Chọn bệnh viện nào sẽ sinh, đường đi đến đó gần nhất, thủ tục và chi phí ước tính bao nhiêu.
-Mua, soạn đủ đồ dùng cho vợ, con và cả bản thân mình xong trước dự sinh 2 tuần. Bố có thể dùng giỏ hoặc vali để phụ mẹ xếp gọn đồ vào đó.
Mẹ vượt cạn thành công nếu được bố chuẩn bị sẵn sàng đồ đạc từ sớm
-Bố vệ sinh thân thể giúp những vùng mẹ không với tới được như: lưng, chân, cắt móng, cạo sạch vi-ô-lông vùng nhạy cảm.
-Những ngày cận sinh, bố đi làm nên chú ý về sớm phụ giúp việc nhà và theo dõi mẹ sát sao để kịp đưa đi bệnh viện nếu thấy có dấu hiệu chuyển dạ. Nếu còn lúng túng về vấn đề này, hãy tìm hiểu trước dấu hiệu báo mẹ sắp sinh theo dân gian để không bị động, xảy ra chuyện đáng tiếc.
Giúp đỡ trong quá trình vượt cạn
-Mẹ đau đẻ rồi, bố làm gì để giúp mẹ vượt cạn thành công đây? Trước hết là cần giữ bình tĩnh.
Bố cần bình tĩnh để giúp mẹ vượt cạn thành công
-Hỗ trợ vợ trong chuyện đi đứng, làm thủ tục, đón nhận những cơn gò.
-Đeo đồng hồ để tiện theo dõi thời gian giữa các cơn gò. Việc này rất quan trọng để giúp bác sĩ rõ hơn về tình hình thai phụ.
-Chuẩn bị sẵn nước để mẹ uống khi khát.
-Bố luôn luôn lắng nghe, quan sát, hỏi han và trấn an mẹ để mẹ cảm thấy an tâm, có chỗ dựa vững vàng.
-Nhắc mẹ đi tiểu ít nhất 1 lần trong vòng 1 tiếng đồng hồ (việc đi lại rất có lợi cho quá trình chuyển dạ).
-Dìu đỡ mẹ thay đổi tư thế thường xuyên.
Bố kề cận, dìu đỡ, làm điểm tựa để mẹ vượt cạn thành công
-Đưa tay cho mẹ nắm, bấu víu nếu cảm thấy đau quá. Vuốt ve, massage nhẹ cho mẹ thư giãn, đỡ đau.
-Khi bác sĩ yêu cầu rời đi thì bố nên tuân thủ (ra ngoài chờ). Chỉ với những gói sinh có người nhà ở bên hỗ trợ thì mới được phép ở lại mà thôi.
Giúp đỡ lúc mẹ đã sinh xong
-Sau khi mẹ vượt cạn thành công. Lúc còn nằm ở viện, bố nên kề cạnh chăm sóc mẹ, bế bồng, thay tã cho con để mẹ có thời gian chợp mắt hồi sức.
-Chú ý kĩ đến tâm trạng của mẹ để đề phòng hội chứng trầm cảm sau sinh.
-Dìu mẹ ngồi dậy đi vệ sinh và tập đi lại sau sinh.
-Chia sẻ công việc nhà và chăm con cùng với mẹ mỗi ngày.
-Không đòi hỏi “chuyện ấy” khi mẹ chưa sẵn sàng.
Kiến thức về chuyển dạ cả mẹ lẫn bố đều phải trang bị trước
-Học cách nhận thức được tình trạng mẹ bầu đã vỡ ối: Khi vỡ ối, mẹ có cảm giác như quả bóng đầy nước bị vỡ ra. Có người thì nước ối ào ra nhiều một lúc, có người lại rỉ chảy từ từ. Bố mẹ nên để ý thời gian bắt đầu vỡ ối là khi nào để báo bác sĩ trong trường hợp chuyển dạ quá lâu để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
-Xuất hiện dịch nhầy ở cổ tử cung: dịch nhầy này còn được gọi là nút niêm mạc, nút nhầy. Nó có công dụng bảo vệ, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong. Thường thì trước khi chuyển dạ, tử cung bắt đầu mềm dần và ối vỡ ra. Sự kéo giãn này có thể làm rách mạch máu ở tử cung (vết rách này khá nhỏ, chỉ khoảng 1cm và đôi khi sẽ bị nhuốm một ít máu).
-Mẹ sẽ bị đau đớn dày vò. Tuy nhiên, mức độ đau với mỗi mẹ là khác nhau, phụ thuộc nhiều yếu tố trong đó có vị trí nằm của thai nhi. Vị trí thuận lợi nhất là đầu bé hướng xuống và mặt hướng về phía cột sống của mẹ.
-Thời gian sinh càng lâu thì mẹ càng mệt. Tốt nhất là giữ tinh thần thoải mái, tránh la hét vì sẽ bị mất sức. Việc giữ tinh thần thoải mái còn giúp tử cung co thắt nhịp nhàng và giảm mức độ đau đớn. Đây là bí quyết giúp mẹ vượt cạn thành công. Nếu mẹ thấy mình đau nhanh và đau nhiều chứng tỏ thời gian gặp mặt con được rút ngắn.
-Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp gây tê cục bộ được tiêm vào lưng của mẹ để làm tê dây thần kinh tủy sống. Ngoài ra còn có các cách khác giúp mẹ giảm đau, đẻ dễ như: sinh dưới nước, massage nhẹ trên lưng, thu hút sự chú ý của người mẹ để lãng quên cơn đau…
-Nếu bác sĩ quá bận vì các ca sinh khác gấp hơn, mẹ không nên quá lo lắng. Chỉ khi nào cảm thấy quá trình chuyển dạ nhanh hơn mức bình thường, bị đau quá mức chịu đựng thì hãy báo ngay cho bác sĩ để họ khám xét, đỡ đẻ kịp thời.
Rất nhiều bà mẹ mong muốn có bố bên cạnh trước, trong và sau lúc sinh. Tuy nhiên, bố có thể sẽ cảm thấy bối rối không biết làm gì cả. Để giúp mẹ vượt cạn thành công, những lời khuyên nho nhỏ trên đây sẽ giúp bố không còn cảm thấy lạc lõng, “tay chân thừa thãi” nữa mà ngược lại còn trở thành động lực, chỗ dựa vững chãi để “mẹ tròn con vuông”.
Trải nghiệm sinh nở là một trong những điều hệ trọng, đau đớn, căng thẳng nhất mà mẹ phải trải qua trong cuộc đời. Lúc này, mẹ không thể biết trước được chuyện gì sẽ xảy ra. Mẹ rất cần bàn tay săn sóc, dìu đỡ của bố để mọi việc kết thúc tốt đẹp.
Thông thường, quá trình chuyển dạ ở mẹ mang thai lần đầu diễn ra khá chậm. Nếu mẹ cảm nhận cơn co thắt diễn ra thường xuyên hơn (trong khoảng hơn 10 phút 1 lần) cho thấy rất có thể mẹ sắp chuyển dạ tới nơi rồi. Khi gặp tình huống này, mẹ cố giữ bình tĩnh, đừng hoảng sợ mà hãy vận động nhẹ để các cơ được thư giãn. Nếu thấy đói, mẹ hãy ăn sơ thứ gì đó trước khi nhập viện vì quá trình từ chuyển dạ cho đến sinh chính thức rất lâu (có thể là 1 tiếng, vài tiếng hoặc kéo dài cả ngày tùy cơ địa mỗi người), có khi còn bắt buộc phải sinh mổ nữa ấy chứ. Việc quan trọng là báo ngay cho bác sĩ, hộ sinh biết nếu bản thân bị xuất huyết, cảm nhận bọc ối đã vỡ, thai nhi cử động dữ dội, bị sốt hoặc nhức đầu nghiêm trọng… Và trong thời điểm “nước sôi lửa bỏng” như thế này, nhất quyết phải có chồng và người thân bên cạnh để hỗ trợ mẹ về mọi mặt.
Giúp đỡ trước khi cơn đau đẻ kéo đến
-Cùng mẹ tìm hiểu về kiến thức sinh nở qua sách báo, ti vi, internet.
-Chọn bệnh viện nào sẽ sinh, đường đi đến đó gần nhất, thủ tục và chi phí ước tính bao nhiêu.
-Mua, soạn đủ đồ dùng cho vợ, con và cả bản thân mình xong trước dự sinh 2 tuần. Bố có thể dùng giỏ hoặc vali để phụ mẹ xếp gọn đồ vào đó.
Mẹ vượt cạn thành công nếu được bố chuẩn bị sẵn sàng đồ đạc từ sớm
-Những ngày cận sinh, bố đi làm nên chú ý về sớm phụ giúp việc nhà và theo dõi mẹ sát sao để kịp đưa đi bệnh viện nếu thấy có dấu hiệu chuyển dạ. Nếu còn lúng túng về vấn đề này, hãy tìm hiểu trước dấu hiệu báo mẹ sắp sinh theo dân gian để không bị động, xảy ra chuyện đáng tiếc.
Giúp đỡ trong quá trình vượt cạn
-Mẹ đau đẻ rồi, bố làm gì để giúp mẹ vượt cạn thành công đây? Trước hết là cần giữ bình tĩnh.
Bố cần bình tĩnh để giúp mẹ vượt cạn thành công
-Đeo đồng hồ để tiện theo dõi thời gian giữa các cơn gò. Việc này rất quan trọng để giúp bác sĩ rõ hơn về tình hình thai phụ.
-Chuẩn bị sẵn nước để mẹ uống khi khát.
-Bố luôn luôn lắng nghe, quan sát, hỏi han và trấn an mẹ để mẹ cảm thấy an tâm, có chỗ dựa vững vàng.
-Nhắc mẹ đi tiểu ít nhất 1 lần trong vòng 1 tiếng đồng hồ (việc đi lại rất có lợi cho quá trình chuyển dạ).
-Dìu đỡ mẹ thay đổi tư thế thường xuyên.
Bố kề cận, dìu đỡ, làm điểm tựa để mẹ vượt cạn thành công
-Khi bác sĩ yêu cầu rời đi thì bố nên tuân thủ (ra ngoài chờ). Chỉ với những gói sinh có người nhà ở bên hỗ trợ thì mới được phép ở lại mà thôi.
Giúp đỡ lúc mẹ đã sinh xong
-Sau khi mẹ vượt cạn thành công. Lúc còn nằm ở viện, bố nên kề cạnh chăm sóc mẹ, bế bồng, thay tã cho con để mẹ có thời gian chợp mắt hồi sức.
-Chú ý kĩ đến tâm trạng của mẹ để đề phòng hội chứng trầm cảm sau sinh.
-Dìu mẹ ngồi dậy đi vệ sinh và tập đi lại sau sinh.
-Chia sẻ công việc nhà và chăm con cùng với mẹ mỗi ngày.
-Không đòi hỏi “chuyện ấy” khi mẹ chưa sẵn sàng.
Kiến thức về chuyển dạ cả mẹ lẫn bố đều phải trang bị trước
-Học cách nhận thức được tình trạng mẹ bầu đã vỡ ối: Khi vỡ ối, mẹ có cảm giác như quả bóng đầy nước bị vỡ ra. Có người thì nước ối ào ra nhiều một lúc, có người lại rỉ chảy từ từ. Bố mẹ nên để ý thời gian bắt đầu vỡ ối là khi nào để báo bác sĩ trong trường hợp chuyển dạ quá lâu để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
-Xuất hiện dịch nhầy ở cổ tử cung: dịch nhầy này còn được gọi là nút niêm mạc, nút nhầy. Nó có công dụng bảo vệ, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong. Thường thì trước khi chuyển dạ, tử cung bắt đầu mềm dần và ối vỡ ra. Sự kéo giãn này có thể làm rách mạch máu ở tử cung (vết rách này khá nhỏ, chỉ khoảng 1cm và đôi khi sẽ bị nhuốm một ít máu).
-Mẹ sẽ bị đau đớn dày vò. Tuy nhiên, mức độ đau với mỗi mẹ là khác nhau, phụ thuộc nhiều yếu tố trong đó có vị trí nằm của thai nhi. Vị trí thuận lợi nhất là đầu bé hướng xuống và mặt hướng về phía cột sống của mẹ.
-Thời gian sinh càng lâu thì mẹ càng mệt. Tốt nhất là giữ tinh thần thoải mái, tránh la hét vì sẽ bị mất sức. Việc giữ tinh thần thoải mái còn giúp tử cung co thắt nhịp nhàng và giảm mức độ đau đớn. Đây là bí quyết giúp mẹ vượt cạn thành công. Nếu mẹ thấy mình đau nhanh và đau nhiều chứng tỏ thời gian gặp mặt con được rút ngắn.
-Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp gây tê cục bộ được tiêm vào lưng của mẹ để làm tê dây thần kinh tủy sống. Ngoài ra còn có các cách khác giúp mẹ giảm đau, đẻ dễ như: sinh dưới nước, massage nhẹ trên lưng, thu hút sự chú ý của người mẹ để lãng quên cơn đau…
-Nếu bác sĩ quá bận vì các ca sinh khác gấp hơn, mẹ không nên quá lo lắng. Chỉ khi nào cảm thấy quá trình chuyển dạ nhanh hơn mức bình thường, bị đau quá mức chịu đựng thì hãy báo ngay cho bác sĩ để họ khám xét, đỡ đẻ kịp thời.
Rất nhiều bà mẹ mong muốn có bố bên cạnh trước, trong và sau lúc sinh. Tuy nhiên, bố có thể sẽ cảm thấy bối rối không biết làm gì cả. Để giúp mẹ vượt cạn thành công, những lời khuyên nho nhỏ trên đây sẽ giúp bố không còn cảm thấy lạc lõng, “tay chân thừa thãi” nữa mà ngược lại còn trở thành động lực, chỗ dựa vững chãi để “mẹ tròn con vuông”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn Quý vị đã góp ý cho trang web.