Powered By Blogger

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2019

Mẹ có biết 2 giai đoạn thai nhi dễ bị dị tật, chết lưu, sinh non nhất trong thai kỳ?

Mẹ có biết 2 giai đoạn thai nhi dễ bị dị tật, chết lưu, sinh non nhất trong thai kỳ?

Cả tuần nay gia đình em đứng ngồi không yên, ra vô bệnh viện suốt các mẹ ạ!

Chẳng là bà chị dâu nhà em đang phải nằm viện dưỡng thai vì bị động thai và nguy cơ sinh non là rất cao. Nhắc đến chuyện này thì em càng thêm tức ông anh, đầu dây mối nhợ cũng từ cái sự vô lo vô nghĩ của ổng mà ra.

Không phải vì cùng là phụ nữ mà em bênh chị dâu em, nhưng thiệt ông anh em tệ lắm các mẹ ạ! Vợ chồng anh chị ở riêng, chị dâu mang bầu ở tháng thứ 6 rồi vậy mà việc nhà 1 tay chị dâu em vẫn phải làm hết. Hôm rồi sang chơi thấy chị bụng to rồi mà còn phải lau nhà, giặt giũ một mình trong khi ông anh thì ngồi gác chân, rung đùi xem tivi.

Em có góp ý với anh là tìm giúp việc chứ giờ bụng chị to đi đứng không tiện mà làm thế này thì không ổn. Vậy mà ổng không chịu bảo qua 3 tháng đầu là yên tâm rồi giờ thai gần 7 tháng cũng cứng cáp, nên không việc gì phải lo, còn bảo để vận động cho dễ sinh nữa chứ. 

Ông anh em vốn là dân kinh doanh thường xuyên đi tiếp khách, nhậu nhẹt là không tránh khỏi, có hôm tận 2 giờ sáng mới về. Chị dâu em bầu bì mà đêm nào cũng phải đợi chồng về, nhiều lúc chị buồn tâm sự cùng em, rồi còn nghi ngờ anh có bồ bịch bên ngoài, chán cơm thèm phở. Em nghe thì cũng chỉ biết trấn an, khuyên nhủ chị ý chứ thật cũng chả làm được gì hơn ...

Hôm tuần rồi không biết ổng đi nhậu nhẹt chỗ nào bị mất xe, thất tha thất thểu đi về nhà, gọi điện cho chị dâu em mở cửa. Trời thì tối, một mình chị lần mò ra mở cửa cho chồng, đi đứng không vững thế là trượt chân té ngã cầu thang.

Lúc đưa vô viện bác sĩ bảo chị ấy bị động thai nguy cơ sinh non là khá cao. Nguyên nhân được xác định 1 phần vì ngã, phần vì tình hình sức khỏe của chị dâu em không ổn định, tâm lý căng thẳng lo lắng trong thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.

Thiệt lúc nghe bác sĩ nói mà em giận ông anh mình hết sức. Già đầu rồi mà còn thiếu suy nghĩ, không quan tâm chăm sóc được mà chỉ gây phiền phức thêm cho vợ con. Giờ cả nhà em phải chạy đôn chạy đáo để lo cho chị dâu, mong là sức khỏe của mẹ và thai nhi ổn định, em bé được sinh ra đúng ngày đúng tháng khỏe mạnh.

Em chia sẻ câu chuyện của chính gia đình là vì em muốn cảnh tỉnh các mẹ, các ông chồng nhà mình. Chị nào đang có thai thì nên chú trọng, ưu tiên sức khỏe của mình và thai nhi là trên hết, đàn ông vô tâm vô tính nên thôi chả trách, chả hờn gì nữa, buồn phiền gì cũng gạt qua 1 bên. Lo cho con là ưu tiên hàng đầu.

Còn các anh chồng đừng bao giờ nghĩ chỉ cần chăm sóc cưng chiều vợ qua 3 tháng đầu là có thể mặc sức tung tăng, lơ là với sức khỏe của vợ nhé! Bởi lẽ bầu bì là cả 1 chặng đường dài đầy gian nan và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đấy ạ!
Theo như những gì em tìm hiểu thì có 2 giai đoạn mẹ bầu cần được chăm sóc đặc biệt.

3 tháng đầu của thai kỳ
Chúng ta đều biết rằng, 3 tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn rất quan trọng. Đây là khoảng thời gian mẹ bầu dễ bị sẩy thai và thai nhi dễ mắc dị tật nhất. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu nên điều chỉnh sinh hoạt của bản thân, chú ý nhiều hơn đến chế độ ngủ nghỉ và hạn chế làm việc nặng, gắng sức. 

Quan trọng nữa là mẹ phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Bổ sung nhiều thực phẩm giàu axit folic bao gồm các loại đậu (đậu đen, đậu Hà Lan, đậu lăng), măng tây, nước cam, rau nhiều lá…. Ngoài ra, cần bổ sung cả Vitamin B2, B3. Các thực phẩm giàu Vitamin B2 tập trung nhiều trong các loại rau xanh nhiều lá, gan động vật. Còn thịt gà, cá, ngũ cốc, hạnh nhân, quả óc chó lại chứa nhiều vitamin B3. Sau cùng là bổ sung Omega-3 từ cá hồi, cá mòi, cá cơ... chúng sẽ đem lại nguồn DHA dồi dào cho thai nhi đấy!

Tháng thứ 7 của thai kỳ

  1. Chuyển động của thai nhi

Vào tháng thứ 7 của thai kỳ, vóc dáng của em bé cơ bản đã được hoàn thiện. Tuy nhiên, vì bé ngày càng lớn hơn, không gian dành cho bé trong tử cung càng bó hẹp, gây sức ép lên cơ thể người mẹ. Cử động của bé giờ rất mạnh, những cú huých, đấm, đá rất khỏe và rõ rệt. Mẹ nên chú ý đến các chuyển động hàng ngày của bé.

me-co-biet-2-giai-doan-thai-nhi-de-bi-di-tat-chet-luu-sinh-non-nhat-trong-thai-ky-02
Dành một chút thời gian mỗi ngày để đếm số chuyển động của thai nhi

Hãy dành một chút thời gian mỗi ngày để đếm số chuyển động của thai nhi. Nếu bạn đếm được 10 chuyển động của bé trong 1 ngày hoặc ít hơn tức là bé đang khỏe mạnh bình thường. Nếu mẹ thấy bé đạp nhanh, đạp chậm bất thường, mẹ nên nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra.

Ngoài ra, tâm trạng của mẹ bầu trong thời gian này cũng ảnh hưởng rất lớn thai nhi. Vì vậy bố cần đặc biệt quan tâm để mẹ không nảy sinh những tâm lý tiêu cực nhé!

  1. Nguy cơ sinh non

Đây là thời điểm người mẹ dễ sinh non, chết lưu nhất trong suốt thai kỳ. Vì vậy, mẹ nên chú ý duy trì thói quen ăn uống điều độ, vận sinh nhẹ nhàng, tránh stress quá mức. Thực tế là chỉ khi qua được giai đoạn này, các mẹ bầu mới không còn lo lắng chuyện sảy thai hay sinh non. 

Mang thai và sinh con là cả một quá trình gian nan và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với người vợ vì thế rất cần sự cảm thông, chăm sóc và chia sẻ từ chồng. Các anh chồng xin hãy nhín tý thời gian với bạn bè, bỏ bớt một vài cuộc nhậu để về nhà cùng vợ đồng hành, chăm lo cho vợ trọn vẹn hết 9 tháng thai kỳ nhé!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn Quý vị đã góp ý cho trang web.