4 giai đoạn phát triển trí não thai nhi quan trọng nhất
Ăn gì để phát triển trí não thai nhi từ trong bụng mẹ là điều bất cứ bà bầu nào cũng mong muốn.
Hành trình mang thai là một trải nghiệm thú vị phải không các mẹ? Được cảm nhận sự tồn tại của con qua từ cú chồi đạp, biết con khỏe mạnh phát triển từng ngày thì không có gì hạnh phúc hơn.
Em không biết các mẹ khi mang thai thì như thế nào, riêng em thì phải vật vã suốt mấy tháng đầu của thai kì vì ốm nghén. Em hầu như không ăn được gì nhiều suốt những tháng đầu, cứ ngửi thấy mùi thức ăn là nôn thốc, nôn tháo. Người thì lúc nào cũng vật vờ vì bụng thì rỗng nhưng ăn vào lại nôn ra. Người khác bầu thì tăng cân nhưng riêng em thì bị tuột hẳn 2 ký trong những tháng đầu.
Cũng chính vì vậy mà trong khoảng thời gian 3 tháng đầu em stress và khủng hoảng tinh thần kinh khủng. Mẹ nào chửi em làm quá thì em chịu, chứ thiệt em rất hoang mang và sợ ảnh hưởng đến con lắm. Theo như em tìm hiểu thì quá trình hình thành và phát triển tế bào thần kinh của thai nhi được tính bằng từng phút, ngay từ những tuần thai đầu tiên. Sau đó, não sẽ không ngừng phát triển nhanh cho đến khi bé được sinh ra và lớn lên. Đến thời điểm bé được 2-3 tuổi, não của trẻ vẫn tiếp tục phát triển cho đến tuổi trưởng thành.
Trong giai đoạn mang thai thì gen, chế độ dinh dưỡng, môi trường sống, môi trường xã hội bao gồm tình cảm, tinh thần của người mẹ trong thai kỳ đều là những yếu tố quyết định đến xu hướng phát triển của não bộ thai nhi.
Do đó, một chế độ dinh dưỡng đúng thời điểm gồm đầy đủ dưỡng chất sẽ góp phần quyết định rất lớn đấy ạ!
Bên cạnh đó, việc trò chuyện hàng ngày với bé cũng sẽ tạo nên những xung truyền tốt cho bé trong giai đoạn phát triển não bộ. Người mẹ khi mang thai bị thiếu sắt cũng sẽ làm ảnh hưởng đến hành vi của đứa trẻ về sau.
Các chất như cocain và các chất gây nghiện tương tự sẽ làm em bé sinh ra với khả năng ghi nhớ và nhận biết kém hơn.
Trẻ nhẹ cân trong thai kỳ hoặc sinh non cũng sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ cho sự phát triển trí não về sau.
Sau cùng, acid folic là một yếu tố có thể quyết định đến sự khiếm khuyết ống thần kinh và để lại những di chứng thần kinh nặng nề cho trẻ.
Việc bổ sung dinh dưỡng, thực hiện thai giáo đúng thời điểm sẽ giúp kế hoạch phát triển trí não của thai nhi của mẹ được diễn ra một cách hoàn hảo hơn. Tuy nhiên, để xác định được thời điểm thích hợp các mẹ cần phải lưu ý 4 thời điểm dưới đây nhé!
Tốc độ phát triển của não bộ thai nhi qua từng giai đoạn.
4 giai đoạn quan trọng của não bộ thai nhi
Theo Tiến sĩ Lynn Singer, có 4 thời điểm quan trọng đối với sự phát triển não bộ của thai nhi:
- Tuần thai thứ 3-4: trong giai đoạn này cảm ứng thuộc ống thần kinh dẫn đến sự hình thành của não bộ và tuỷ sống bắt đầu diễn ra.
- Tháng thứ 2-4: Hai tế bào thần kinh chính của não bộ là nơ-ron thần kinh (neurons:tế bào thần kinh) và glia (tế bào mô đệm thần kinh) sẽ được hình thành. Sau đó, các tế bào này sẽ được phân nhánh và tạo nên sự kết nối với nhau làm nên các rãnh đầu tiên trên vùng não. Chính vì thế, những bước sóng âm, các xung truyền cảm xúc từ người mẹ hoặc từ môi trường bên ngoài thai nhi đều cảm nhận được.
Não bộ thai nhi phát triển bùng nổ vào tháng thứ 5
- Tháng thứ 5: Khi vào khoảng tháng 5, sẽ có hàng triệu tế bào thần kinh thực hiện chuyển dịch. Chúng sẽ di chuyển đến những vị trí ổn định của mình và bắt đầu phát triển tăng tốc. Lúc này vòng đầu của bé sẽ tăng lên gấp 25 lần và thể tích não cũng sẽ tăng lên gấp 60 lần so với thời điểm 3,5 tháng. Từ thời điểm này cho đến khi chấm dứt thai kỳ, não bé sẽ tăng gấp 6 lần cả về thể tích lẫn kích thước. Tháng 4-5 cũng chính là lúc các giác quan của bé đã bắt đầu những bước phát triển bùng nổ. Hầu hết các tế bào thần kinh đã được biệt hóa thành 5 giác quan: thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác và xúc giác.
Do sự phát triển vượt bậc như vậy nên dinh dưỡng để não bộ phát triển chiếm đến 70% tổng nhu cầu cơ thể cần.
- 3 tháng cuối thai kỳ: Những tế bào chết đi sẽ hình thành nên một lá chắn bảo vệ các tế bào thần kinh giúp thông tin được ghi nhớ, truyền đi và xử lý nhanh hơn. Vào tuần thứ 28, trên mặt vỏ não sẽ xuất hiện vài nếp gấp. Từ đây, các nếp và rãnh sâu sẽ hình thành vào cuối thai kỳ. Tốc độ phát triển não bộ trong giai đoạn này vô cùng nhanh. Khi chào đời bé có thể đạt 100 tỷ tế bào thần kinh. Đến khi 2 tuổi đã có thể đạt trọng lượng khoảng khoảng 80% so với trọng lượng não người lớn và đến năm 6 tuổi có thể đạt gần 100%.
Trên đây là những kiến thức em đã tìm hiểu được về sự hình thành và phát triển trí não thai nhi chia sẻ lại cho các mẹ nhà mình cùng tham khảo ạ!
Hiện tại em đang bước vào tháng thứ 4 của thai kì, sức khỏe ổn định, việc ăn uống cũng dần dần nhẹ nhàng, trộm vía là không còn nôn và dị ứng với mùi đồ ăn như lúc trước nữa. Chồng em thấy vợ nghén cũng xót động viên em ăn uống, tìm đủ mọi cách để chữa nghén cho vợ, chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ cũng do 1 tay chồng em lo. Nghĩ lại thì thấy đời em cũng có phước vớ được ông chồng tâm lý và biết yêu thương vợ con, chứ không chắc em cũng chẳng biết phải làm sao để vượt qua được giai đoạn thai kỳ đầy gian nan này.
Ah mà mẹ nào có bí quyết chữa nghén hiệu quả thì đừng quên chia sẻ với em luôn nhé! <3
Hành trình mang thai là một trải nghiệm thú vị phải không các mẹ? Được cảm nhận sự tồn tại của con qua từ cú chồi đạp, biết con khỏe mạnh phát triển từng ngày thì không có gì hạnh phúc hơn.
Em không biết các mẹ khi mang thai thì như thế nào, riêng em thì phải vật vã suốt mấy tháng đầu của thai kì vì ốm nghén. Em hầu như không ăn được gì nhiều suốt những tháng đầu, cứ ngửi thấy mùi thức ăn là nôn thốc, nôn tháo. Người thì lúc nào cũng vật vờ vì bụng thì rỗng nhưng ăn vào lại nôn ra. Người khác bầu thì tăng cân nhưng riêng em thì bị tuột hẳn 2 ký trong những tháng đầu.
Cũng chính vì vậy mà trong khoảng thời gian 3 tháng đầu em stress và khủng hoảng tinh thần kinh khủng. Mẹ nào chửi em làm quá thì em chịu, chứ thiệt em rất hoang mang và sợ ảnh hưởng đến con lắm. Theo như em tìm hiểu thì quá trình hình thành và phát triển tế bào thần kinh của thai nhi được tính bằng từng phút, ngay từ những tuần thai đầu tiên. Sau đó, não sẽ không ngừng phát triển nhanh cho đến khi bé được sinh ra và lớn lên. Đến thời điểm bé được 2-3 tuổi, não của trẻ vẫn tiếp tục phát triển cho đến tuổi trưởng thành.
Trong giai đoạn mang thai thì gen, chế độ dinh dưỡng, môi trường sống, môi trường xã hội bao gồm tình cảm, tinh thần của người mẹ trong thai kỳ đều là những yếu tố quyết định đến xu hướng phát triển của não bộ thai nhi.
Do đó, một chế độ dinh dưỡng đúng thời điểm gồm đầy đủ dưỡng chất sẽ góp phần quyết định rất lớn đấy ạ!
Bên cạnh đó, việc trò chuyện hàng ngày với bé cũng sẽ tạo nên những xung truyền tốt cho bé trong giai đoạn phát triển não bộ. Người mẹ khi mang thai bị thiếu sắt cũng sẽ làm ảnh hưởng đến hành vi của đứa trẻ về sau.
Các chất như cocain và các chất gây nghiện tương tự sẽ làm em bé sinh ra với khả năng ghi nhớ và nhận biết kém hơn.
Trẻ nhẹ cân trong thai kỳ hoặc sinh non cũng sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ cho sự phát triển trí não về sau.
Sau cùng, acid folic là một yếu tố có thể quyết định đến sự khiếm khuyết ống thần kinh và để lại những di chứng thần kinh nặng nề cho trẻ.
Việc bổ sung dinh dưỡng, thực hiện thai giáo đúng thời điểm sẽ giúp kế hoạch phát triển trí não của thai nhi của mẹ được diễn ra một cách hoàn hảo hơn. Tuy nhiên, để xác định được thời điểm thích hợp các mẹ cần phải lưu ý 4 thời điểm dưới đây nhé!
Tốc độ phát triển của não bộ thai nhi qua từng giai đoạn.
4 giai đoạn quan trọng của não bộ thai nhi
Theo Tiến sĩ Lynn Singer, có 4 thời điểm quan trọng đối với sự phát triển não bộ của thai nhi:
- Tuần thai thứ 3-4: trong giai đoạn này cảm ứng thuộc ống thần kinh dẫn đến sự hình thành của não bộ và tuỷ sống bắt đầu diễn ra.
- Tháng thứ 2-4: Hai tế bào thần kinh chính của não bộ là nơ-ron thần kinh (neurons:tế bào thần kinh) và glia (tế bào mô đệm thần kinh) sẽ được hình thành. Sau đó, các tế bào này sẽ được phân nhánh và tạo nên sự kết nối với nhau làm nên các rãnh đầu tiên trên vùng não. Chính vì thế, những bước sóng âm, các xung truyền cảm xúc từ người mẹ hoặc từ môi trường bên ngoài thai nhi đều cảm nhận được.
Não bộ thai nhi phát triển bùng nổ vào tháng thứ 5
Do sự phát triển vượt bậc như vậy nên dinh dưỡng để não bộ phát triển chiếm đến 70% tổng nhu cầu cơ thể cần.
- 3 tháng cuối thai kỳ: Những tế bào chết đi sẽ hình thành nên một lá chắn bảo vệ các tế bào thần kinh giúp thông tin được ghi nhớ, truyền đi và xử lý nhanh hơn. Vào tuần thứ 28, trên mặt vỏ não sẽ xuất hiện vài nếp gấp. Từ đây, các nếp và rãnh sâu sẽ hình thành vào cuối thai kỳ. Tốc độ phát triển não bộ trong giai đoạn này vô cùng nhanh. Khi chào đời bé có thể đạt 100 tỷ tế bào thần kinh. Đến khi 2 tuổi đã có thể đạt trọng lượng khoảng khoảng 80% so với trọng lượng não người lớn và đến năm 6 tuổi có thể đạt gần 100%.
Trên đây là những kiến thức em đã tìm hiểu được về sự hình thành và phát triển trí não thai nhi chia sẻ lại cho các mẹ nhà mình cùng tham khảo ạ!
Hiện tại em đang bước vào tháng thứ 4 của thai kì, sức khỏe ổn định, việc ăn uống cũng dần dần nhẹ nhàng, trộm vía là không còn nôn và dị ứng với mùi đồ ăn như lúc trước nữa. Chồng em thấy vợ nghén cũng xót động viên em ăn uống, tìm đủ mọi cách để chữa nghén cho vợ, chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ cũng do 1 tay chồng em lo. Nghĩ lại thì thấy đời em cũng có phước vớ được ông chồng tâm lý và biết yêu thương vợ con, chứ không chắc em cũng chẳng biết phải làm sao để vượt qua được giai đoạn thai kỳ đầy gian nan này.
Ah mà mẹ nào có bí quyết chữa nghén hiệu quả thì đừng quên chia sẻ với em luôn nhé! <3
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn Quý vị đã góp ý cho trang web.