Mang thai là giai đoạn bà bầu cần tuân thủ các quy tắc ăn uống nhất định để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con.

Sợ quá các mẹ ơi, gần nhà em có một chị vừa bị sẩy thai khi em bé mới hơn 2 tháng. Em nghe nói do chị này thích ăn gà nên tuần nào mẹ chồng bả cũng làm món gà hầm ngải cứu để bồi dưỡng, thế nhưng không hiểu sao ngày hôm qua chị này bị ra máu nhiều, đến bệnh viện thì không còn kịp nữa.

Thực ra hồi có bầu em cũng khoái món này lắm vì ngải cứu là loại rau có vị đắng, cay, mùi thơm, tính hơi ấm. Đây là loại rau bổ dưỡng nhiều công dụng trong việc điều hoà tuần hoàn máu, giảm đau cơ và các cơn đau ở vùng bụng. Dù cực tốt nhưng mẹ em luôn dặn không được ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu không thai nhi sẽ bị tống ra ngoài. Sợ quá nên dù thèm em cũng ráng nhịn.

12-thuc-pham-co-the-gay-say-thai-me-da-biet-01

Mà thực ra không chỉ mỗi ngải cứu đâu các mẹ, còn tận 11 loại thực phẩm có thể gây sẩy thai khác nữa, mẹ nhớ lưu ý nha.

Mướp đắng (khổ qua)

Mướp đắng giàu kẽm, magiê, kali, sắt, vitamin B giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn và giảm nguy cơ bị bệnh tiểu đường bằng cách kiểm lượng đường trong máu. Tuy nhiên vị đắng của mướp đắng tạo ra sự kích thích mạnh dẫn đến co bóp tử cung và dạ dày, hậu quả có thể gây sảy thai ở những người có tử cung ngả sau, tử cung có sẹo hoặc tử cung đã từng nạo phá thai.

Nước ép lô hội (nha đam)

Từ lâu lô hội được mệnh danh là một trong những phương thuốc thảo dược tự nhiên giúp đẹp da, giữ dáng, thanh lọc cơ thể. Lô hội cũng được sử dụng như là một tác nhân hỗ trợ nhuận tràng, ngăn ngừa chứng ợ nóng, khó tiêu và loét dạ dày. Tuy nhiên mẹ bầu uống nước ép lô hội có thể làm giảm mức đường huyết, từ đó góp phần co bóp tử cung, có khả năng phải dừng thai kỳ.

Khoai tây mọc mầm

Trong khoai tây mọc mần có chứa Solanin - một chất có thể gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của thai nhi và gây ra sự sẩy thai. Trên thực tế, khoai tây mọc mầm có thể gây nguy hiểm cho mọi người chứ không riêng gì bà bầu, do vậy khi khoai tây đã mọc mầm cần phải bỏ đi.

Rau mầm hoặc giá

Các mẹ mang thai nên tránh ăn rau mầm sống bởi trong rau mầm có thể chứa nhiều loại vi khuẩn có thể gây ngộ độc cho phụ nữ mang thai như Listeria, Salmonella và E. coli. Vi khuẩn Listeria có thể gây ra tình trạng thai chết lưu, sẩy thai, sinh non và nhiễm trùng, trong khi vi khuẩn Salmonella và E. coli có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.

Nếu quá thèm rau mầm, mẹ hãy nấu chín chúng lên để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, tuyệt đối không được trụng sơ rồi đem lên ăn vì nhiệt độ thấp sẽ không thể tiêu diệt những loại vi khuẩn này.

Táo dại hoặc táo mèo

Đây là một trong những loại quả mẹ tuyệt đối không được ăn khi mang thai vì tác dụng làm hưng phấn tử cung, thúc đẩy tử cung co bóp, dễ dẫn đến tình trạng sinh non hoặc sảy thai ngoài ý muốn.

Dưa hấu

Trời nắng nóng ăn một miếng dưa hấu mát lạnh là mong ước của nhiều người. Tuy nhiên tính hàn có trong dưa hấu dễ khiến mẹ bầu bị đau bụng và tiêu chảy. Do đó, dù thèm đến mấy mẹ cũng không nên ăn quá nhiều loại quả này, đặc biệt là đã qua ướp lạnh.

Đu đủ xanh

Đu đủ xanh chứa rất nhiều enzymes và mủ, tạo ra sự co thắt tử cung mạnh, dễ dẫn tới sảy thai. Ngoài ra, chất prostaglandin và oxytocin trong đu đủ xanh có tác dụng khởi động giây phút chào đời của em bé, khiến tình trạng sinh non dễ xảy ra.

Phô mai

Cũng như rau mầm, một số loại phô mai được làm từ sữa không tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn Listeria gây hại cho sức khỏe của mẹ bầu và bé dẫn đến việc sảy thai sớm ngoài ý muốn. Do vậy cần hạn chế việc sử dụng phô mai cho các món ăn và nên dùng phô mai cứng thay cho phô mai mềm bởi nó ít nước và hạn chế được việc vi khuẩn sinh sôi.

Hạt mè (vừng)

Hạt mè chứa hàm lượng lecithin, vitamin E, calci, protein, sắt… phong phú, không chỉ giúp ngăn ngừa quá trình oxy hoá chất béo gây hại cho cơ thể, mà còn có tác dụng chống lão hoá, phòng ngừa xơ cứng động mạch do hàm lượng vitamin E trong mè rất cao. Tuy nhiên mẹ bầu không nên ăn hạt mè vì đặc tính của mè là nóng, nó sẽ sản sinh nhiệt trong bụng, khiến thai nhi gặp nguy hiểm.

Gan động vật 

Mặc dù gan động vật rất bổ dưỡng, nó có thể gây hại cho phụ nữ mang thai vì chứa nhiều độc tố nếu gan được lấy từ động vật bị nhiễm bệnh. Gan cũng chứa lượng cao vitamin A và cholesterol. Sử dụng dư thừa có thể dẫn tới tác dụng xấu lên thai nhi và gây sảy thai.

Trà, cà phê hoặc các loại nước chứa cafein

Trà và cà phê chứa nhiều cafein có tác dụng kích thích sự hưng phấn cho người sử dụng, tránh buồn ngủ. Tuy nhiên nếu uống nhiều trà có thể gây ra chứng thiếu máu, còn dùng nhiều cà phê sẽ ảnh hưởng đến tim mạch. Lượng cafein cao sẽ khiến mẹ bầu dễ bị sảy thai, do vậy cần hạn chế liều lượng khi sử dụng mỗi ngày.