Cảnh báo sản phụ 7 biến chứng có thể xảy ra trong cơn chuyển dạ
02:07 PM 21/06/2019#1
Mặc dù có thai kỳ khỏe mạnh nhưng mẹ bầu cũng nên chuẩn bị tâm lý cho các biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến trong quá trình vượt cạn.
Lúc có bầu ai cũng nói em may mắn khi có một thai kỳ luôn khỏe mạnh, phát triển tốt nên em luôn đinh ninh mình sẽ dễ dàng vượt qua “cửa tử”. Thế nhưng người tính chẳng bằng trời tính các mẹ ạ, dù sức khỏe của hai mẹ con luôn tốt, thế nhưng khi vượt cạn, thời gian chuyển dạ quá dài khiến cả hai mẹ con rơi vào nguy hiểm, bác sĩ buộc phải mổ để đảm bảo tính mạng cho cả hai. Giờ đây mỗi lần nghĩ lại vẫn thấy rùng mình vì sợ.
Để hạn chế tình trạng giống em, các mẹ nên chuẩn bị và tìm hiểu rõ các biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải khi sinh con để có sự chuẩn bị tốt nhất. Ngoài việc gặp phải tình trạng thời gian chuyển dạ quá dài, còn có 6 biến chứng nguy hiểm khi chuyển dạ dưới đây có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của mẹ bầu.
Suy thai
Trong quá trình chuyển dạ, tình trạng suy thai khi đã có những cơn co tử cung mạnh và đau sẽ làm cả mẹ và thai nhi rơi vào tình trạng nguy hiểm.
Những dấu hiệu chính thường gặp khi mẹ suy thai là có phân su trong nước ối, nước ối đổi màu từ trắng đục thành màu xanh hoặc màu vàng; Tim thai thay đổi nhanh trên 160 lần/phút, hoặc chậm dưới 100 lần/phút, hoặc không đều…Để hạn chế tính trạng suy thai, sản phụ nên giữ liên lạc thường xuyên với người thân để tránh tình trạng lo lắng, hỗ trợ tâm lý khi cần, không để sản phụ nằm ngửa lâu quá một giờ.
Nước ối lẫn phân su
Phân su là chất thải lần đầu tiên của con khi chào đời. Nước ối lẫn phân su là hiện tượng nước sau khi màng ối vỡ có màu xanh nâu. Điều này cho thấy sức khỏe của bé đang có vấn đề. Nếu để hiện tượng này kéo dài, bé có nguy cơ bị sưng phổi cũng như gặp các vấn đề về hô hấp.
Vì vậy, khi nhìn thấy hiện tượng này, mẹ hãy cho con vào bệnh viện càng sớm càng tốt nhé.
Sinh khó do kẹt vai
Tình trạng sinh khó do kẹt vai diễn ra khi đầu của bé ở vị trí hướng xuống và đầu bé lọt qua ống dẫn sinh nhưng vai bị mắc kẹt phía sau xương mu, điều này vô tình khiến dây rốn bị kẹt giữa thân trẻ và xương chậu của mẹ dẫn đến bé bị thiếu oxy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng bé.
Tiền sản giật
Là một biến chứng nguy hiểm sanh con làm tăng huyết áp cũng như làm hư gan và thận, thường được phát hiện khi mẹ bầu được 20 tuần thai kỳ.
Để hạn chế tình trạng tiền sản giật, mẹ bầu nên tinh giảm lượng muối cho vào đồ ăn mỗi ngày, tập thể dục thể thao đều đặn, tập trung bổ sung vitamin C,D,E. Nếu mẹ đang nghi ngờ mình đang có nguy cơ bị tiền sản giật, hãy kiểm soát cân nặng của mình cũng như những bệnh tiểu đường trước khi có ý định mang thai.
Các biến chứng với dây rốn trong quá trình chuyển dạ
Đây là hiện tượng dây rốn sa vào trong ống dẫn sinh trước đầu hoặc thân của thai nhi, thường xảy ra trong giai đoạn rặn đẻ. Nếu hiện tượng này được phát hiện và phát triển nhanh chóng, các em bé sinh ra vẫn có sức khỏe bình thường, mẹ bầu cũng không gặp nguy hiểm trong quá trình chuyển dạ còn nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ khiến nhịp tim thai nhi không được ổn định, dễ bị bệnh tim sau này.
Các biến chứng ở tử cung
Vỡ tử cung cũng là một biến chứng rất đáng lo ngại và có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình chuyển dạ của các mẹ, đặc biệt với các thai phụ cố gắng sinh thường sau một lần sinh mổ trước đó. Thường các bác sĩ có thể cắt bỏ nhau thai khỏi tử cung và đẩy tử cung trở lại đúng vị trí hoặc phẫu thuật để đặt lại vị trí tử cung.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn Quý vị đã góp ý cho trang web.