Con nổi loạn tuổi lên 3, cha mẹ học cách uốn nắn trẻ hiệu quả 10/10
Con lên 3 tuổi là cơn ác mộng với nhiều bà mẹ, đừng cuống mẹ nhé, tất cả đều có tuyệt chiêu đặc trị hiệu quả, bé sẽ sớm vào nề nếp thôi.
Có mẹ nào gặp trường hợp như thế này chưa chứ hai đứa con nhà em cứ lên 3 là bắt đầu trở nên ngang bướng, thích làm theo ý mình, hay đòi hỏi, mè nheo,… khiến em mệt mỏi vô cùng, nói với chồng thì lão cứ cười cho qua chuyện rồi đâu lại vào đó, mình em lại vật lộn với lũ trẻ.
May mắn, trong một lần mẹ chồng lên thăm con cháu, nghe em than phiền, bà đã “khai sáng” giúp em hiểu được tâm lý của trẻ lên 3 cùng với sự “khủng hoảng” ở tuổi này, từ đó em không còn quá lo lắng mà tập trung dạy dỗ con thành người.
Hôm nay em chia sẻ cho các mẹ có cùng băn khoăn giống em trước kia nhé.
Vì sao con có biểu hiện khủng hoảng tuổi lên 3?
Lúc lên 3, trẻ có mong muốn thể hiện tính độc lập của bản thân vì vậy trẻ hay có phản ứng với những quyết định của cha mẹ chứ không còn răm rắp nghe theo lời người lớn như lúc trước nữa, từ việc ăn gì, mặc gì chúng đều có sự phản kháng.
Cùng lúc đó, khả năng nhận thức của trẻ bắt đầu phát triển rõ rệt, bé đã có khả năng phân biệt giới tính, bắt đầu nảy sinh hành động khác thường chỉ để khẳng định cái tôi của mình. Vì vậy, cha mẹ đừng vội vàng “dán nhãn” con hư mà hãy tìm hiểu lý do vì sao bé lại có những hành động như vậy trước nhé.
Một số biểu hiện của thời kỳ khủng hoảng lên 3 ở trẻ
Trẻ có sự nổi loạn lên 3 thường có một số dấu hiệu dưới đây, cha mẹ lưu ý nhé:
- Không nghe lời: Trẻ thường có biểu hiện không chịu phục tùng một số yêu cầu của người lớn;
- Ngoan cố: Một khi trẻ đã muốn gì là sẽ cố gắng mè nheo cho bằng được để thỏa mẫn đòi hỏi của bản thân. Nhiều khi bé đòi làm cho bằng được, không phải vì thật sự thích, mà là muốn cha mẹ phải chịu thua;
- Tự tiện: Là xu hướng giải thoát khỏi người lớn, bé tự mình làm điều gì đó mà không cần có ý kiến của người lớn sẽ khiến chúng cảm thấy vui vẻ;
- Vô lễ với người lớn: Trẻ có biểu hiện nói trống không hoặc nói hỗn với người lớn như giơ tay đánh, cấu véo, hét to,… với người lớn.
Các biện pháp giải quyết khủng hoảng cho trẻ
Để trẻ không bị “lệch hướng” trong giai đoạn nổi loạn khi lên 3, cha mẹ nên:
- Khi trẻ có những thái độ như bướng bỉnh, đánh bạn,… thì người lớn không nên quát mắng trẻ, cấm trẻ chơi trò chơi hay giật đồ chơi từ tay trẻ mà hãy cố gắng giải thích cho con hiểu hành động đó là sai, tránh thái độ tiêu cự cho rằng bé tham lam, hư đốn, không ngoan;
- Nếu trẻ ăn vạ thì hãy lờ đi chỗ khác hoặc đánh lạc hướng trẻ bằng cách thu hút trẻ tham gia các hoạt động khác, không nên đánh mắng vì có thể lần sau trẻ sẽ lặp lại những hành vi chống đối giống vậy;
- Thay vì trách móc, người lớn hãy dành thời gian trò chuyện để hiểu được mong muốn của trẻ từ đó nhẹ nhàng khuyên bảo để bé hiểu hơn về thế giới xung quanh, tránh tình trạng “cầm đèn chạy trước ô tô”;
- Thay vì làm hết mọi việc cho con, cha mẹ hãy cho bé cơ hội tự phục vụ bản thân mình. Ngoài ra, người lớn cũng cần khuyến khích trẻ làm theo những yêu cầu của mình thay vì áp đặt chúng và giải thích cho bé hiểu vì sao phải như vậy, đồng thời bày tỏ sự tôn trọng những việc bé làm;
- Hãy tạo một môi trường đồ chơi và vui chơi thoải mái cho bé. Ngoài việc chơi đóng vai thì có thể cho trẻ theo học các hoạt động năng khiếu vẽ, đàn, thể thao… sẽ giúp cha mẹ và bé dễ dàng vượt qua giai đoạn nổi loạn của tuổi lên 3.
Có mẹ nào gặp trường hợp như thế này chưa chứ hai đứa con nhà em cứ lên 3 là bắt đầu trở nên ngang bướng, thích làm theo ý mình, hay đòi hỏi, mè nheo,… khiến em mệt mỏi vô cùng, nói với chồng thì lão cứ cười cho qua chuyện rồi đâu lại vào đó, mình em lại vật lộn với lũ trẻ.
May mắn, trong một lần mẹ chồng lên thăm con cháu, nghe em than phiền, bà đã “khai sáng” giúp em hiểu được tâm lý của trẻ lên 3 cùng với sự “khủng hoảng” ở tuổi này, từ đó em không còn quá lo lắng mà tập trung dạy dỗ con thành người.
Hôm nay em chia sẻ cho các mẹ có cùng băn khoăn giống em trước kia nhé.
Vì sao con có biểu hiện khủng hoảng tuổi lên 3?
Lúc lên 3, trẻ có mong muốn thể hiện tính độc lập của bản thân vì vậy trẻ hay có phản ứng với những quyết định của cha mẹ chứ không còn răm rắp nghe theo lời người lớn như lúc trước nữa, từ việc ăn gì, mặc gì chúng đều có sự phản kháng.
Cùng lúc đó, khả năng nhận thức của trẻ bắt đầu phát triển rõ rệt, bé đã có khả năng phân biệt giới tính, bắt đầu nảy sinh hành động khác thường chỉ để khẳng định cái tôi của mình. Vì vậy, cha mẹ đừng vội vàng “dán nhãn” con hư mà hãy tìm hiểu lý do vì sao bé lại có những hành động như vậy trước nhé.
Một số biểu hiện của thời kỳ khủng hoảng lên 3 ở trẻ
Trẻ có sự nổi loạn lên 3 thường có một số dấu hiệu dưới đây, cha mẹ lưu ý nhé:
- Không nghe lời: Trẻ thường có biểu hiện không chịu phục tùng một số yêu cầu của người lớn;
- Ngoan cố: Một khi trẻ đã muốn gì là sẽ cố gắng mè nheo cho bằng được để thỏa mẫn đòi hỏi của bản thân. Nhiều khi bé đòi làm cho bằng được, không phải vì thật sự thích, mà là muốn cha mẹ phải chịu thua;
- Tự tiện: Là xu hướng giải thoát khỏi người lớn, bé tự mình làm điều gì đó mà không cần có ý kiến của người lớn sẽ khiến chúng cảm thấy vui vẻ;
- Vô lễ với người lớn: Trẻ có biểu hiện nói trống không hoặc nói hỗn với người lớn như giơ tay đánh, cấu véo, hét to,… với người lớn.
Các biện pháp giải quyết khủng hoảng cho trẻ
Để trẻ không bị “lệch hướng” trong giai đoạn nổi loạn khi lên 3, cha mẹ nên:
- Khi trẻ có những thái độ như bướng bỉnh, đánh bạn,… thì người lớn không nên quát mắng trẻ, cấm trẻ chơi trò chơi hay giật đồ chơi từ tay trẻ mà hãy cố gắng giải thích cho con hiểu hành động đó là sai, tránh thái độ tiêu cự cho rằng bé tham lam, hư đốn, không ngoan;
- Nếu trẻ ăn vạ thì hãy lờ đi chỗ khác hoặc đánh lạc hướng trẻ bằng cách thu hút trẻ tham gia các hoạt động khác, không nên đánh mắng vì có thể lần sau trẻ sẽ lặp lại những hành vi chống đối giống vậy;
- Thay vì trách móc, người lớn hãy dành thời gian trò chuyện để hiểu được mong muốn của trẻ từ đó nhẹ nhàng khuyên bảo để bé hiểu hơn về thế giới xung quanh, tránh tình trạng “cầm đèn chạy trước ô tô”;
- Thay vì làm hết mọi việc cho con, cha mẹ hãy cho bé cơ hội tự phục vụ bản thân mình. Ngoài ra, người lớn cũng cần khuyến khích trẻ làm theo những yêu cầu của mình thay vì áp đặt chúng và giải thích cho bé hiểu vì sao phải như vậy, đồng thời bày tỏ sự tôn trọng những việc bé làm;
- Hãy tạo một môi trường đồ chơi và vui chơi thoải mái cho bé. Ngoài việc chơi đóng vai thì có thể cho trẻ theo học các hoạt động năng khiếu vẽ, đàn, thể thao… sẽ giúp cha mẹ và bé dễ dàng vượt qua giai đoạn nổi loạn của tuổi lên 3.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn Quý vị đã góp ý cho trang web.