Dấu hiệu khí hư khi mang thai cảnh báo nguy hiểm, mẹ cần khám gấp
Khí hư được xem là một dấu hiệu sức khỏe quan trọng, đặc biệt với bà bầu. Các mẹ nhớ theo dõi cơ thể, nếu có những dấu hiệu khí hư khi mang thai này, phải đi khám gấp kẻo con gặp nguy đó ạ!
Khí hư là chất dịch tiết ra từ “chỗ kín” của nữ giới bắt đầu từ tuổi dậy thì. Thông thường, khí hư có màu trắng trong, có thể hơi ngả vàng. Số lượng và tính chất của khí hư thay đổi tùy theo từng giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt.
Khi mang thai, phụ nữ có những thay đổi hormone, khung xương chậu và thành âm đạo trở nên mềm hơn, do đó, khí hư tăng lên để ngăn cản vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài và tử cung. Gần cuối thai kỳ, phần đầu của bé sẽ chèn ép lên khung xương chậu, làm tăng tiết khí hư. Mẹ bầu hãy nhớ những ý nghĩa thật sự đằng sau các biểu hiện của khí hư để chủ động nắm bắt tình hình sức khỏe của mình nhé!
1. Khí hư có màu nâu
Dịch đổi màu nâu được lý giải là do lượng máu tăng và di chuyển về phía cổ tử cung nhiều hơn khi mang thai. Đây cũng là lý do khiến cho vùng tam giác trở nên nhạy cảm, dẫn đến xuất hiện dịch màu nâu. Vì vậy, mẹ bầu không nên quá lo lắng khi khí hư xuất hiện màu này.
Ngoài ra, nếu mẹ bầu “yêu” liên tục hoặc khám thai quá nhiều lần cũng có thể dẫn đến hiện tượng này.
2. Khí hư có màu nâu lẫn máu
- Nếu có hiện tượng khí hư màu nâu lẫn máu trong 3 tháng đầu mang thai, khí hư có màu nâu nhạt, lẫn máu kèm theo đó là mùi hôi hoặc tanh là dấu hiệu cảnh báo tình trạng viêm nhiễm. Mẹ cần đi khám gấp nhé! Nếu tình trạng này không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, tăng nguy cơ sinh non, sảy thai khá nguy hiểm.
- Mang thai ngoài tử cung: Đây cũng có thể là dấu hiệu cho biết các chị em đang có nguy cơ bị mang thai ngoài tử cung. Thai ngoài tử cung cần có biện pháp xử lý kiệp thời nếu không sẽ đe dọa đến tính mạng của cả thai nhi lẫn thai phụ.
Dấu hiệu khí hư bất thường khi mang thai cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm (Ảnh minh họa)
- Vào những tuần cuối cùng của thai kỳ, vùng nhạy cảm sẽ xuất hiện những vệt dịch nhầy có lẫn cả máu, dấu hiệu này cảnh báo sắp đến thời gian chuyển dạ. Mẹ cần chuẩn bị tinh thần sẵng sàng để đón con chào đời.
- Nếu khí hư lẫn máu, không có mùi kèm theo triệu chứng đau mỏi vùng mông khi mang thai từ tuần thứ 30 trở đi mà chưa đến ngày dự sinh, thai phụ cần đến gặp bác sĩ để đề phòng sinh non.
- Viêm phần phụ cũng có thể được liệt kê vào danh sách những bệnh cần chú ý khi có hiện tượng ra khí hư nhiều màu nâu nhạt và có lẫn máu. Kèm theo đó là cảm giác đau rát “cô bé” khi “yêu”, chóng mặt, buồn nôn,…Viêm phần phụ khá nguy hiểm, hơn nữa với phụ nữ đang trong thời kì thai nghén thì càng không nên coi thường.
- Ngoài ra, ra khí hư màu nâu nhạt lẫn máu khi mang thai cũng có thể do sức khỏe chị em không đảm bảo, cơ thể thiếu chất dinh dưỡng.
3. Khí hư có màu trắng đục
Khi bị khí hư màu trắng đục, chị em cần kiểm tra lại tình trạng của mình. Nếu bị vón cục nhưng không kèm theo triệu chứng ngứa và không có mùi, các mẹ không cần lo lắng vì có thể đây chỉ là một dấu hiệu sinh lý bình thường ở thai kỳ.
Tuy nhiên, nếu khí hư màu trắng đục và nằm trong những trường hợp dưới đây, cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để loại bỏ những nguyên nhân gây bệnh nguy hiểm:
- Khí hư màu trắng đục, sệt như sữa chua, không có mùi và bị ngứa: Đây là dấu hiệu tiềm ẩn các bệnh phụ khoa như viêm nhiễm, lộ tuyến cổ tử cung, viêm phần phụ, tăng sản nội mạc tử cung, nhiễm nấm, rối loạn thần kinh thực vật, hoặc ung thư cổ tử cung...
- Khí hư ra nhiều và có màu trắng đục như bã đậu, mùi hôi kèm theo triệu chứng ngứa ngáy: Nếu có dấu hiệu này, rất có thể chị em đã mắc các bệnh viêm âm đạo do tạp trùng hoặc trùng Trichomonas,... gây ra.
- Khí hư ra nhiều màu trắng đục, đặc như bã đậu, trên thành “cô bé” có các tinh thể khí hư: Đây là dấu hiệu viêm âm đạo do nấm, thời gian đầu sẽ không có mùi hôi, đến khi chuyển biến nặng mới cảm thấy mùi khó chịu ở vùng kín.
- Khí hư đục và đặc quánh như keo, nếu để lâu sẽ khô cứng lại: Hiện tượng này do lưu thông khí huyết không bình thường hoặc do âm đạo bị nhiễm khuẩn nấm men.
- Ra nhiều khí hư màu trắng đục như trứng gà, không có mùi nhưng ra nhiều bất thường kéo dài
Có thể chị em đang mắc viêm vùng chậu. Bệnh này có thể đi kèm với hiện tượng đau bụng dưới, đau lưng.
- Ra nhiều khí hư trắng đục kèm theo xuất huyết bất thường: Đây là dấu hiệu rất nguy hiểm, cảnh báo bệnh ung thư cổ tử cung.
8 việc chồng cần làm khi vợ mang thai
Khí hư là chất dịch tiết ra từ “chỗ kín” của nữ giới bắt đầu từ tuổi dậy thì. Thông thường, khí hư có màu trắng trong, có thể hơi ngả vàng. Số lượng và tính chất của khí hư thay đổi tùy theo từng giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt.
Khi mang thai, phụ nữ có những thay đổi hormone, khung xương chậu và thành âm đạo trở nên mềm hơn, do đó, khí hư tăng lên để ngăn cản vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài và tử cung. Gần cuối thai kỳ, phần đầu của bé sẽ chèn ép lên khung xương chậu, làm tăng tiết khí hư. Mẹ bầu hãy nhớ những ý nghĩa thật sự đằng sau các biểu hiện của khí hư để chủ động nắm bắt tình hình sức khỏe của mình nhé!
1. Khí hư có màu nâu
Dịch đổi màu nâu được lý giải là do lượng máu tăng và di chuyển về phía cổ tử cung nhiều hơn khi mang thai. Đây cũng là lý do khiến cho vùng tam giác trở nên nhạy cảm, dẫn đến xuất hiện dịch màu nâu. Vì vậy, mẹ bầu không nên quá lo lắng khi khí hư xuất hiện màu này.
Ngoài ra, nếu mẹ bầu “yêu” liên tục hoặc khám thai quá nhiều lần cũng có thể dẫn đến hiện tượng này.
2. Khí hư có màu nâu lẫn máu
- Nếu có hiện tượng khí hư màu nâu lẫn máu trong 3 tháng đầu mang thai, khí hư có màu nâu nhạt, lẫn máu kèm theo đó là mùi hôi hoặc tanh là dấu hiệu cảnh báo tình trạng viêm nhiễm. Mẹ cần đi khám gấp nhé! Nếu tình trạng này không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, tăng nguy cơ sinh non, sảy thai khá nguy hiểm.
- Mang thai ngoài tử cung: Đây cũng có thể là dấu hiệu cho biết các chị em đang có nguy cơ bị mang thai ngoài tử cung. Thai ngoài tử cung cần có biện pháp xử lý kiệp thời nếu không sẽ đe dọa đến tính mạng của cả thai nhi lẫn thai phụ.
Dấu hiệu khí hư bất thường khi mang thai cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm (Ảnh minh họa)
- Vào những tuần cuối cùng của thai kỳ, vùng nhạy cảm sẽ xuất hiện những vệt dịch nhầy có lẫn cả máu, dấu hiệu này cảnh báo sắp đến thời gian chuyển dạ. Mẹ cần chuẩn bị tinh thần sẵng sàng để đón con chào đời.
- Nếu khí hư lẫn máu, không có mùi kèm theo triệu chứng đau mỏi vùng mông khi mang thai từ tuần thứ 30 trở đi mà chưa đến ngày dự sinh, thai phụ cần đến gặp bác sĩ để đề phòng sinh non.
- Viêm phần phụ cũng có thể được liệt kê vào danh sách những bệnh cần chú ý khi có hiện tượng ra khí hư nhiều màu nâu nhạt và có lẫn máu. Kèm theo đó là cảm giác đau rát “cô bé” khi “yêu”, chóng mặt, buồn nôn,…Viêm phần phụ khá nguy hiểm, hơn nữa với phụ nữ đang trong thời kì thai nghén thì càng không nên coi thường.
- Ngoài ra, ra khí hư màu nâu nhạt lẫn máu khi mang thai cũng có thể do sức khỏe chị em không đảm bảo, cơ thể thiếu chất dinh dưỡng.
3. Khí hư có màu trắng đục
Khi bị khí hư màu trắng đục, chị em cần kiểm tra lại tình trạng của mình. Nếu bị vón cục nhưng không kèm theo triệu chứng ngứa và không có mùi, các mẹ không cần lo lắng vì có thể đây chỉ là một dấu hiệu sinh lý bình thường ở thai kỳ.
Tuy nhiên, nếu khí hư màu trắng đục và nằm trong những trường hợp dưới đây, cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để loại bỏ những nguyên nhân gây bệnh nguy hiểm:
- Khí hư màu trắng đục, sệt như sữa chua, không có mùi và bị ngứa: Đây là dấu hiệu tiềm ẩn các bệnh phụ khoa như viêm nhiễm, lộ tuyến cổ tử cung, viêm phần phụ, tăng sản nội mạc tử cung, nhiễm nấm, rối loạn thần kinh thực vật, hoặc ung thư cổ tử cung...
- Khí hư ra nhiều và có màu trắng đục như bã đậu, mùi hôi kèm theo triệu chứng ngứa ngáy: Nếu có dấu hiệu này, rất có thể chị em đã mắc các bệnh viêm âm đạo do tạp trùng hoặc trùng Trichomonas,... gây ra.
- Khí hư ra nhiều màu trắng đục, đặc như bã đậu, trên thành “cô bé” có các tinh thể khí hư: Đây là dấu hiệu viêm âm đạo do nấm, thời gian đầu sẽ không có mùi hôi, đến khi chuyển biến nặng mới cảm thấy mùi khó chịu ở vùng kín.
- Khí hư đục và đặc quánh như keo, nếu để lâu sẽ khô cứng lại: Hiện tượng này do lưu thông khí huyết không bình thường hoặc do âm đạo bị nhiễm khuẩn nấm men.
- Ra nhiều khí hư màu trắng đục như trứng gà, không có mùi nhưng ra nhiều bất thường kéo dài
Có thể chị em đang mắc viêm vùng chậu. Bệnh này có thể đi kèm với hiện tượng đau bụng dưới, đau lưng.
- Ra nhiều khí hư trắng đục kèm theo xuất huyết bất thường: Đây là dấu hiệu rất nguy hiểm, cảnh báo bệnh ung thư cổ tử cung.
8 việc chồng cần làm khi vợ mang thai
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn Quý vị đã góp ý cho trang web.